The Fame Monster (tạm dịch: Quái vật danh tiếng) là album phòng thu tái phát hành của nữ ca sĩ-nhạc sĩ người MỹLady Gaga phát hành vào ngày 18 tháng 11 năm2009 từ album The Fame. The Fame Monster là một tập hợp gồm 8 ca khúc mới ban đầu được dự định là một phần mở rộng trong một bản tái phát hành lại của albumThe Fame. Tuy nhiên, sau đó Lady Gaga thông báo rằng The Fame Monster sẽ được phát hành riêng vì nếu gộp chung cả hai album lại thì giá thành của The Fame sẽ rất đắt, một lý do nữa là vì chủ đề chính và xu hướng âm nhạc trong The Fame Monster đề cập đến một vấn đề hoàn toàn khác biệt so với The Fame, cho nên album không cần những ca khúc cũ của The Fame để hỗ trợ và làm nổi bật nó. Đến ngày 15 tháng 12năm2009, một phiên bản đặc biệt của The Fame Monster được phát hành, trong EP này bao gồm có hai đĩa tập hợp tất cả những bản nhạc trích từ The Fame và The Fame Monster. Album tập trung nói về một cuộc sống thật khó khăn ẩn chứa đằng sau vầng hào quang danh vọng mà Lady Gaga đã từng trải trong suối hai năm2008-2009 cô dã đứng trên ánh đèn sâu khấu. Những vướng mắc ấy đều được thể hiện thông qua phép ẩn dụ nói về một con quái vật. Tuy nhiên, chủ đề này lại rất đối nghịch với những cảm nhận của Gaga về The Fame.
Bìa nghệ thuật EP được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Hedi Slimane, rất nhiều người khi nhìn vào bức ảnh lầu đầu tiên cũng đều phải thốt lên rằng: "Ôi chúa ơi, y hệt như poster phim kinh dị vậy!", và cũng chính vì lý do ấy mà Lady Gaga đã phải thuyết phục công ty thu âm cho phép cô thực hiện điều này. Bìa album được lấy cảm hứng từ xu hướng âm nhạc Gothic cũng như trong nghệ thuật thời trang. [A]
Trên toàn thế giới, The Fame Monster trở thành EP bán chạy nhất năm 2010 với lượng tiêu thụ vượt ngưỡng mức 5.800.000 bản. Với chiến thắng này, Lady Gaga đã vượt mặt cả albumRecovery của Eminem - một trong những nghệ sĩ rap có lượng đĩa bán chạy nhất mọi thời đại - đồng thời The Fame Monster cũng là album bán chạy nhất nước Mỹ vào năm 2010 [1]. Khi hay tin, nữ ca sĩ đã gửi vài dòng tâm sự tới người hâm mộ qua Twitter: "The Fame Monster là album bán chạy nhất năm. Tôi thật phấn khích và lạc quan về tương lai. Chỉ cần tin tưởng và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ có được những gì mình mơ ước" [2]. Đến ngày 13 tháng 2năm2011, album và đĩa đơn trong "The Fame Monster" của Lady Gaga nhận được sáu đề cử Grammy, trong đó có giải quan trọng nhất là Album của năm và cô đã chiến thắng hạng mục Album giọng pop xuất sắc nhất[3].
Phát hành
Tại Bắc Mĩ và Anh, album được phát hành dưới phiên bản 8 ca khúc vào ngày 23 tháng 11 năm 2009. Trên trang web của mình, Lady Gaga cũng khẳng định rằng phiên bản mở rộng này cũng sẽ có cả những ca khúc trong album đầu tiên của cô - The Fame - nhưng mà là trong một đĩa tặng kèm. Ngoài ra trong EP cô còn gửi tặng nhiều món quà khác đến cho những người hâm mộ của mình như một búi tóc giả, một bộ xếp hình, một cặp kính 3D...
"Trong albumThe Fame Monster, tôi sẽ sáng tác tất cả những gì không có trong album trước. Gần hai năm chu du vòng quanh thế giới, tôi đã chạm trán một vài quái vật, mỗi quái vật đều được tái hiện qua một ca khúc trong album, chẳng hạn như "Fear Of Sex Monster", "Fear Of Alcohol Monster", "Fear Of Love Monster", "Fear Of Death Monster", "Fear Of Loneliness Monster"..." - Lady Gaga chia sẻ với MTV. Cô cũng tiết lộ rằng trong album sẽ có một bản nhạc ballad mang tên "Speechless". Đây là ca khúc Gaga dành tặng riêng cho cha và ông của mình và là sản phẩm cô yêu thích nhất trong toàn bộ album. Nữ ca sĩ tài năng với phong cách độc đáo cũng nhấn mạnh rằng cô làm album này là để dành cho người hâm mộ, vì thế sẽ không có bất kỳ ca khúc nào liên quan đến tiền bạc hay danh vọng.
Tại Hoa Kỳ, những đĩa đơnđộc lập của The Fame Monster đứng thứ năm trên bảng xếp hạng tiêu thụ với doanh số hơn 174.000 bản trong khi đĩa kép cao cấp bao gồm cả bản gốc The Fame lại giành vị trí thứ sáu với doanh số 151.000 bản.[4]. Album này cũng đứng đầu bảng xếp hạng Top Digital Albums với doanh số tiêu thụ là 65.000 bản. Bảy trong số tám bài hát nằm trong The Fame Monster cũng có mặt trên bảng xếp hạng Hot Digital Songs[5] đồng thời giành vị trí quán quân ở Dance/Electronic Albums, thay thế cho phiên bản gốc The Fame[6]. Trong tháng 1năm2010, album được chứng nhận đĩa bạch kim do Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA) trao tặng dành cho lô hàng tiêu thụ một triệu bản của The Fame Monster[7]. Album đã bán được hơn 1.400.000 bản tại Hoa Kỳ theo thống kê của Nielsen Soundscan[8]. Tại Canada, album ra mắt và đạt vị trí thứ sáu trên bảng xếp hạng Canadian Albums Chart[9]
Ở Úc và New Zealand, The Fame Monster và The Fame ban đầu được tính chỉ là một album cũ có thêm tám bản nhạc mới, nhưng sau đó lại được xem như hai album độc lập không luân phiên hỗ trợ nhau. Trong tuần thứ 18 kể từ ngày phát hành, album đã leo lên vị trí số một tại Úc và được chứng nhận ba lần đĩa bạch kim cho doanh số tiêu thụ vượt quá 140.000 bản [10][11]. The Fame Monster kết hợp với The Fame tại Áo, Ireland và Đức để xếp hạng và đã giành vị trí quán quân trên bảng xếp hạng ở cả ba quốc gia này [12][13]. Album giữ kỷ vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Oricon của Nhật Bản[14].
Tại Vương Quốc Anh, The Monster Fame được phát hành như là một phiên bản cao cấp của The Fame và không phải là một album độc lập, có nghĩa là album này hỗ trợ với The Fame để làm nổi bật chủ đề chính. Sau bước nhảy vọt dáng kể 48 hạng từ vị trí thứ 55 lên vị trí thứ 7, vào ngày 3 tháng 1năm2010, album đã leo lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng UK Albums Chart[15]. Tất cả các bài hát mới từ The Fame Monster đều nằm trong tốp 110 đĩa đơn thành công nhất mọi thời đại ở Anh[16]. Cuối tuần ngày 28 tháng 2 năm 2010, album đã leo lên vị trí đầu bảng ở Anh quốc một tuần lễ cùng với The Fame. Đến ngày 21 tháng 3 năm 2010, album đã trở lại bảng xếp hạng ở vị trí quán quân một lần nữa, đánh bại nhóm nhạc hài kịchGlee Cast mặc dù họ được dự kiến sẽ đạt vị trí số một trong tuần kế tiếp [15], đồng thời The Fame Monster cũng leo lên vị trí thứ 13 tại bảng xếp hạng European Top 100 Albums[17]. Album được chứng nhận hai lần đĩa bạch kim do Liên đoàn quốc tế ngành công nghiệp ghi âm (IFPI) công nhận dành cho lô hàng tiêu thụ hết hai triệu bản trên toàn Châu Âu...[18]
"Telephone" được phát hành làm đĩa đơn chính thức thứ hai của album[25]. Trong ca khúc còn có sự góp mặt của nữ ca sĩR&B nổi tiếng Beyoncé Knowles. Lady Gaga biểu diễn bài hát trực tiếp lần đầu tiên tại lễ trao giải BRIT Awards năm 2010 cùng với một số ca khúc khác từ The Fame Monster[26]. Videoâm nhạc chính thức của "Telephone" trình chiếu trên kênh tin tứcE! News vào ngày 11 tháng 3 năm 2010 [27]. Gaga còn cho biết thêm rằng video "Telephone" là một sự tiếp nối của "Paparazzi" về việc cô bị bạn trai ruồng bỏ và lừa đảo, và cũng tương tự như "Paparazzi", "Telephone" là một đoạn phim ngắn kể về việc cô bị ngồi tù và trở thành kẻ sát nhân. "Telephone" được đánh giá cao bởi các nhà phê bình, họ cho rằng đây là một ca khúc nổi bật nhất trong The Fame Monster, bài hát đã lọt vào bảng xếp hạng ở rất nhiều nước trước khi được phát hành như một đĩa đơn. Đến ngày 22 tháng 3năm2010, ca khúc đã giành vị trí số một trên UK Singles Chart, trở thành đĩa đơn quán quân thứ hai liên tiếp tại bảng xếp hạng Anh và cũng là bài hát thứ tư giành vị trí đầu bảng ở xứ sở sương mù của Lady Gaga. Ca khúc đứng thứ ba trên Billboard Hot 100, trở thành đĩa đơn thứ sáu liên tiếp của Gaga lọt vào tốp 10 tại bảng xếp hạng danh tiếng này [28]. Ngoài ra, Telephone cũng đạt đến vị trí số một ở Pop Songs, trở thành ca khúc quán quân thứ 6 liên tiếp của Lady Gaga đồng thời bài hát cũng giúp cô đánh bại hai nghệ sĩ kỳ cựu Beyonce và Mariah Carey kể từ khi Nielsen BDS chính thức công bố bảng xếp hạng dựa trên tần sóng phát thanh phát động vào năm1992[29].
"Alejandro" được phát hành làm đĩa đơn thứ ba của EP. Ban đầu, hãng thu âm của Lady Gaga lên kế hoạch sẽ chọn ca khúc "Dance in the Dark" thay cho "Alejandro" và sẽ thực hiện video tiếp nối với Telephone. Tuy nhiên, Gaga đã phản đối việc này, cô nói rằng cô làm việc theo bản năng và tự lựa chọn một con đường cho riêng mình, chứ cô không phải là một con rối trong tay các nhà sản xuất, họ bảo gì thì nghe nấy! Và cũng chính vì lý do đó mà mâu thuẫn đã phát sinh giữa Lady Gaga và hãng thu âm của cô, tuy nhiên cuối cùng "Alejandro" cũng được lựa chọn làm đĩa đơn chính thức để phát hành. Thông qua tài khoản của mình trên Twitter, Lady Gaga đã nhận xét và viết vài dòng về bài hát: "Alejandro hiện nay đã được phát sóng trên radio. Tôi đã cố gắng tạo nên một bản nhạc hay để các bạn thưởng thức, và tôi đã làm nó trở thành một con quái vật nhỏ !?" [30][31]. Ca khúc chính thức được gửi đến đài phát thanh vào ngày 20 tháng 4 năm 2010 tại Hoa Kỳ[32]. "Alejandro" đã giành vị trí quán quân ở Bungari, Cộng Hòa Séc, Nga, Phần Lan, Ba Lan, Rumani cũng như lọt vào tốp 5 ở Canada, Úc, Áo, Bỉ, Đức[33]... Tại Hoa Kỳ, bài hát đứng vững ở vị trí thứ 5, trở thành đĩa đơn thứ bảy liên tiếp của Gaga lọt vào top ten trên Billboard Hot 100[34].
Album quán quânUK Albums Chart Ngày 28 tháng 2 năm 2010 – Ngày 8 tháng 3 năm 2010 (Lần 1) Ngày 21 tháng 3 năm 2010 – Ngày 28 tháng 3 năm 2010 (Lần 2) Ngày 11 tháng 4 năm 2010 – Ngày 18 tháng 4 năm 2010 (Lần 3)
^“Lady Gaga – The Fame Monster (album)”. Australian Recording Industry Association australian-charts.com. ngày 12 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2010.
^ ab“Lady Gaga - The Fame Monster”. Recording Industry Association of New Zealand. Hung Medien. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2010.
^ abc“Lady Gaga – The Fame positions”. The Official Charts Company. ChartStats.com. ngày 30 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
^“Lady Gaga and Beyoncé – Telephone”. The Official Charts Company. ChartStats.com. ngày 30 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.
^Sexton, Paul (ngày 4 tháng 2 năm 2010). “Lady Gaga, Ke$ha Rule Euro Charts”. Billboard. Nielsen Business Media, inc. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2010.
^“IFPI Platinum Europe Awards – Q4 2010”. International Federation of the Phonographic Industry. tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2010.
^Harding, Cortney (ngày 1 tháng 10 năm 2009). “Lady Gaga: First Lady”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2009.
^Reporter, RS (ngày 29 tháng 9 năm 2009). “Lady Gaga Readies New Single for "SNL," "The Fame" Re-Release”. Rolling Stone. Jann Wenner. ISSN0035-791X. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
^Pietrolungo, Silvio (ngày 17 tháng 3 năm 2010). “Rihanna's 'Rude Boy' rules Hot 100”. Billboard. Nielsen Business Media, Inc. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2010.
^“CAPIF – Argentinian Albums Chart”. Argentine Chamber of Phonograms and Videograms Producers. ngày 9 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
^“CD - TOP 20 Semanal” (bằng tiếng Brazilian Portuguese). Associação Brasileira dos Produtores de Discos. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2015. Truy cập 2010-14-05. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
^“Fame Monster - TOP50 Prodejní”. International Federation of the Phonographic Industry. TOP50 Prodejní. 17 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2010.
^“Bảng xếp hạng châu Âu”. Associação Brasileira dos Produtores de Discos. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
^“Brazil certifications 2010”. Associação Brasileira dos Produtores de Discos. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
^“Gold and Platinum – Albums − 2010” (bằng tiếng Hà Lan). International Federation of the Phonographic Industry. 24 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2010.
^“Album Top 20 Week 41 2010”. International Federation of the Phonographic Industry (bằng tiếng Đan Mạch). Hitlisten. access-date =2010-10-23. Thiếu dấu sổ thẳng trong: |date= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
^“Finnish Certification”. International Federation of the Phonographic Industry. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2010.
^“Double Platinum certifications Albums - 2009”. Syndicat National de l'Édition Phonographique (bằng tiếng Pháp). Disqueenfrance. 9 tháng 12 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
^“IFPI Middle East Awards – 2010”. International Federation of the Phonographic Industry. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.
^“GFK Certificazioni Album e Compilation”(PDF) (bằng tiếng Ý). Federation of the Italian Music Industry. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2010. Đã bỏ qua văn bản “date” (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
^“ゴールド等認定作品一覧 2010年12月” [Works Receiving Certifications List (Gold, etc) (December 2010)]. RIAJ (bằng tiếng Nhật). 9 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
^“Album 2010 Top-100”. International Federation of the Phonographic Industry (bằng tiếng Đan Mạch). Nielsen Music Control. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2010.
^“Jaaroverzichten 2010”. MegaCharts (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2010.
^“アルバム 年間ランキング-ORICON STYLE ランキング” (bằng tiếng Nhật). Oricon. ngày 20 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2010.