Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Tinh vân Bong Bóng

NGC 7635
Tinh vân phát xạ
Vùng H II
Hình ảnh của NGC 7635 chụp bằng kính viễn vọng không gian Hubble
Dữ liệu quan sát: kỷ nguyên J2000
Xích kinh23h 20m 48.3s[1]
Xích vĩ+61° 12′ 06″[1]
Khoảng cách7100[2] to 11000[3][4] ly   (3,400 pc)
Cấp sao biểu kiến (V)~10[5]
Không gian biểu kiến (V)15′ × 8′[6]
Chòm saoThiên Hậu
Đặc trưng vật lý
Bán kính3[2] to 5[7][4] ly
Đặc trưng đáng chú ýVỏ xung quanh SAO 20575[1]
Tên gọi khácTinh vân Bong Bóng[1]
Sharpless 162 (Sh2-162)
Caldwell 11
Xem thêm: Danh sách tinh vân

NGC 7635 còn được biết đến với tên gọi khác là Tinh vân Bong Bóng, Sharpless 162 hoặc Caldwell 11 là tên của một tinh vân phát xạ có đặc tính của vùng H II[1] nằm trong chòm sao Thiên Hậu. Nó nằm gần với vị trí của cụm sao mở Messier 52. Cấu trúc giống như "bong bóng" của nó tạo ra từ cơn gió sao phát ra từ một ngôi sao có nhiệt độ cực cao và cấp sao biểu kiến là 8,7[1], trẻ được định danh là SAO 20575 (hoặc BD+60°2522)[7]. Tinh vân này thì có vị trí gần với một đám mây phân tử khổng lồ chứa sự giãn nở của cái "bong bóng". Sự giãn nở này là do bản thân nó bị kích thích bởi ngôi sao trung tâm có nhiệt độ cao làm cho nó phát sáng[7]. Năm 1787, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện ra thiên hà này và ngôi sao trung tâm của nó được cho là có khối lượng gấp 44 lần khối lượng Mặt Trời.

Với một kính thiên văn có kích thước 8 hoặc 10 inch, tinh vân này xuất hiện như một lớp màng cực kì mềm, lớn và bao bọc ngôi sao trung tâm của nó[6][1]. Một ngôi sao của nó có cấp sao biểu kiến là 7 nằm ở phía tây đã cản trợ sự quan sát của chúng ta, nhưng ta có thể quan sát nó bằng việc sự dụng phương pháp tầm nhìn tránh[6]. Nếu sử dụng một kính thiên văn 18 inch thì ta có thể thấy tinh vân mờ nhạt này không hoàn hảo và ở vị trí nam và bắc thì nó bị nhô ra.[6]

Dữ liệu hiện tại

Theo như quan sát, đây là tinh vân nằm trong chòm sao Thiên Hậu và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 23h 20m 48.3s[1]

Độ nghiêng +61° 12′ 06″[1]

Cấp sao biểu kiến ~10[5]

Kích thước biểu kiến 15′ × 8′[6]

Bộ sưu tập

Ghi chú

  1. ^ a b c d e f g h i SIMBAD 2007.
  2. ^ a b HubbleSite 2000.
  3. ^ APOD 2004.
  4. ^ a b APOD 2006.
  5. ^ a b “NGC-IC Project Database”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
  6. ^ a b c d e Kepple & Sanner 1998.
  7. ^ a b c APOD 2005.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Kembali kehalaman sebelumnya