Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Trương Đình Ngọc

Trương Đình Ngọc
張廷玉
Tên chữHành Thần
Tên hiệuNghiên Trai; Trừng Hoài Viên; Truyện Kinh Đường; Nghiên Trai
Thụy hiệuVăn Hòa
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
29 tháng 10, 1672
Nơi sinh
Bắc Kinh
Quê quán
huyện Đồng Thành
Mất
Thụy hiệu
Văn Hòa
Ngày mất
30 tháng 4, 1755
Nơi mất
Đồng Thành
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Trương Anh
Anh chị em
Trương Đình Lộ, Trương Lệnh Nghi, Trương Đình Toản, Trương Đình Thoán
Hậu duệ
Trương Nhược Trừng, Trương Nhược Ải, Trương Nhược Đình, Trương Tự Nghị
Học vấnTiến sĩ Nho học
Chức quanThanh triều Thái bảo, Bảo Hòa Điện Đại học sĩ, Văn Hoa Điện Đại học sĩ, Văn Uyên các Đại học sĩ, Hình bộ Thượng thư, Hộ bộ Thượng thư, Lễ bộ Thượng thư, Hiệp biện Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Thứ cát sĩ nhà Thanh
Nghề nghiệpchính khách, nhà sử học
Quốc tịchnhà Thanh
Tác phẩmMinh sử

Trương Đình Ngọc (chữ Hán: 張廷玉; bính âm: Zhang Tingyu; 29 tháng 10 năm 167230 tháng 4 năm 1755) tự là Hành Thần (衡臣), hiệu Nghiên Trai (研斋), tên thụy là Văn Hòa (文和), trọng thần của nhà Thanh, nguyên lão trải qua ba triều Khang Hy, Ung ChínhCàn Long, là chủ biên bộ chính sử Minh sử. Ông là một chính trị gia kiệt xuất đương thời, cũng là người Hán duy nhất được phối hưởng thờ trong Thái miếu của nhà Thanh.

Thân thế

Trương Đình Ngọc sinh vào ngày 9 tháng 9 (âm lịch), năm Khang Hi thứ 11 (1672) ở Bắc Kinh. Ông là người Đồng Thành An Huy, con trai Đại học sĩ Trương Anh. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, hiếu học, tinh thông Mãn văn, tự xưng là nắm được cái kỳ diệu khó hiểu trong sách vở nhà Thanh, bạn bè cùng học, không ai bằng được.

Cuộc đời

Thời Khang Hi

Năm Khang Hi thứ 39 (1700), ông thi đậu Tiến sĩ, trở thành Thứ Cát sĩ (庶吉士) trong Hàn Lâm Viện. Đến năm thứ 42 (1703), thụ Hàn Lâm Viện Kiểm thảo (检讨), bắt đầu đảm nhiệm việc biên soạn "Thân chinh bình định Sóc Bắc lược" (亲征平定朔北略).[1]

Năm thứ 43 (1704), Khang Hi Đế gọi ông đến hỏi về phụ thân Trương Anh của ông đã cáo lão về quê, mệnh ông làm một bài thơ. Ông làm một bài thất ngôn luật thi, rất được Khang Hi Đế khen ngợi. Cùng ngày, phụng chỉ vào Nam Thư phòng, đặc chỉ mang tràng hạt, quan phục Tứ phẩm.

Từ năm thứ 44 (1705), những lần Khang Hi Đế nam tuần hay tuần hành các bộ Mông Cổ, ông đều theo tùy hành.

Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Năm thứ 47 (1708), tháng 6, mẫu thân ông qua đời. Tháng 9, phụ thân Trương Anh cũng qua đời. Ông về quê chịu tang nhưng vẫn giữ nguyên chức quan.

Năm thứ 51 (1712), tháng 2, sung vào Hội đồng quan Khảo thí. Tháng 4, ông nhậm chức Tẩy mã (洗马) của Ti Kinh cục (司经局) kiêm Hàn Lâm Viện tu soạn.

Năm thứ 55 (1716), thụ Nội các Học sĩ (内阁学士兼) kiêm Lễ bộ Thị lang.

Năm thứ 56 (tháng 1 năm 1718), sung Kinh diên Giảng quan (经筵讲官).

Năm thứ 57 (1718), tháng 10, sung Võ Anh điện Thí độc Quyển quan (武英殿试读卷官). Tháng 11, ông trở thành Phó Tổng tài biên soạn "Tỉnh phương thịnh điển" (省方盛典).[2]

Năm thứ 59 (1720), tháng 5, thụ Hình bộ tả Thị lang.

Năm thứ 60 (1721), tháng 2, phụng mệnh cùng với Đô thống Háo Lại (耗赖) đi Sơn Đông điều tra vụ án bọn buôn muối Vương Mỹ Công (王美公) tụ tập nhiều người, cướp phá thôn trang.[3] Tháng 6, điều làm Lại bộ tả Thị lang kiêm Hàn Lâm Viện sĩ.

Thời Ung Chính

Năm thứ 61 (1722), tháng 11, Khang Hi Đế qua đời ở Sướng Xuân Viên.

Năm Ung Chính nguyên niên (1722), được thăng làm Lễ bộ Thượng thư, năm sau đổi làm Hộ bộ Thượng thư, Hàn Lâm viện Chưởng viện Học sĩ, Tổng tài Quốc sử quán, Thái tử Thái bảo, sau phục chức Nam thư phòng.

Năm Ung Chính thứ 3 (1725) giữ chức Đại học sĩ sự, năm Ung Chính thứ 4, tiến lên Văn Uyên các Đại học sĩ, Hộ bộ Thượng thư, Hàn Lâm viện Chưởng viện Học sĩ, kiêm nhiệm chức quan Tổng tài sung vào việc biên soạn Khang Hy thực lục.

Năm Ung Chính thứ 6 (1728) đổi làm Bảo Hòa điện Đại học sĩ kiêm Lại bộ Thượng thư.

Năm Ung Chính thứ 7 (1729) tăng hàm Thiếu bảo, cùng năm, nhân vì vùng Tây Bắc có chiến tranh, bố trí Quân cơ phòng tới bên trong cổng Long Tôn, với Di Thân vương Dận Tường, ông phụ trách công việc của Đại học sĩ Tưởng Đình Tích. Trước khi Ung Chính lâm chung, ông phụng mệnh cùng với đại thần Ngạc Nhĩ Thái tuân theo di chúc mà phò tá Tân vương.

Thời Càn Long

Năm Càn Long thứ 19 (1755) ông lâm bệnh mất tại nhà riêng, hưởng thọ 83 tuổi.

Thời vua Càn Long, vì xét ông là nguyên lão đã tận tâm tận lực trong công việc qua 3 triều vua, lập nhiều công lao, nên sau khi qua đời ông được đặc ân tế riêng trong Thái Miếu, Trương Đình Ngọc là đại thần người Hán đầu tiên được triều đình cho phép tế riêng trong Thái Miếu nhà Thanh.

Trong thời gian làm quan, ông có làm nhiều công việc quan trọng trong khi là Bí thư của Hoàng đế, như cống hiến cho việc cải thiện nội quy, quy tắc vận dụng Quân cơ xứ và chế độ thượng tấu văn trong nền chính trị đương thời của Thanh triều, khác với các vị đại thần khác chỉ gián tiếp giải quyết công việc, ông trực tiếp tham gia xử lý triều chính, đó là một trong nhiều thành tựu cụ thể của Trương Đình Ngọc trong lịch sử.

Tác phẩm

Tác phẩm mà ông biên soạn để lại bao gồm một số quan trọng có tầm ảnh hưởng như bộ chính sử Minh sử, Thanh hội khúc, Quốc sử quán, Khang Hy tự điển, Ung Chính thực lục.

Tham khảo

  1. ^ (清)朱轼.历代名臣传:岳麓出版社,1993年:699
  2. ^ 马子木 .清代大学士传稿:山东教育出版社,2013:219
  3. ^ 《澄怀园语》卷一,《清史列传》卷十四张廷玉传。
Kembali kehalaman sebelumnya