Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Trứng phục sinh (truyền thông)

Tôi là nhím gai, không phải trứng!
Hình ảnh này tiết lộ một quả trứng phục sinh khi con nhím được nháy vào hoặc bấm vào. Một quả trứng phục sinh khác có thể được tìm thấy khi con trỏ chuột nằm trên nó.[1]

Trứng phục sinh (tiếng Anh: Easter egg) là một thông điệp, hình ảnh, hoặc tính năng ẩn trong một trò chơi điện tử, phim, hoặc phương tiện truyền thông khác, thường ở dạng điện tử. Thuật ngữ này đã được Steve Wright, giám đốc phát triển phần mềm thời bấy giờ của Atari Consumer Division (bộ phận khách hàng của Atari), sử dụng theo cách này để mô tả một thông điệp ẩn trong một trò chơi điện tử của AtariAdventure, liên hệ đến việc săn trứng Phục sinh.

Nguồn gốc

Căn phòng bí mật trong Adventure với thông điệp của Warren Robinett

Việc sử dụng thuật ngữ "Trứng phục sinh" để diễn tả một tính năng bí mật trong trò chơi bắt nguồn từ trò chơi điện tử năm 1980 Adventure dành cho hệ máy chơi trò chơi tại gia Atari 2600, do nhân viên Warren Robinett lập trình. Vào lúc đó, Atari không bao gồm tên của của các lập trình viên vào những phần ghi công (credit) của trò chơi; vì lo sợ rằng các đối thủ sẽ cố gắng "ăn cắp" các nhân viên của họ. Robinett, người không đồng tình với cấp trên của anh về việc thiếu đi sự công nhận, đã bí mật lập trình sao cho tin nhắn "Tạo ra bởi Warren Robinett" chỉ xuất hiện nếu một người chơi di chuyển ảnh đại diện của họ đến một điểm ảnh đặc biệt (gọi là "Gray Dot", tức "chấm xám") trong một phần nhất định của trò chơi và đi vào một phần trước đây "bị cấm", nơi thông điệp xuất hiện. Khi Robinett rời khỏi Atari, anh đã không thông báo cho công ty về phần công nhận mà anh đã thêm vào trò chơi đó. Không lâu sau khi anh rời đi, "chấm xám" và thông điệp của anh đã được một người chơi khám phá ra. Quản lý của Atari ban đầu muốn bỏ thông điệp đó đi và ra mắt trò chơi lần nữa, cho đến khi ý tưởng được cho là quá đắt đỏ. Thay vào đó, Steve Wright, giám đốc phát triển phần mềm của Atari Consumer Division, đã gợi ý rằng họ nên giữ tin nhắn đó lại và, trên thực tế, khuyến khích thêm vào những thông điệp tương tự trong các trò chơi sau này, mô tả những thông điệp đó là những quả "trứng phục sinh" để người mua có thể tìm.[2][3][4][5][6][7]

Trong trò chơi điện tử

Mặc dù thông điệp của While Robinett trong Adventure đã dẫn đến cụm từ "trứng phục sinh", những quả trứng phục sinh đã được thêm vào từ các trò chơi trước đó. Quả trúng phục sinh trong trò chơi điện tử được biết đến sớm nhất nằm trong trò Moonlander (1973), trong đó người chơi phải cố gắng hạ cánh một con tàu vũ trụ lên mặt trăng; nếu người chơi bay đủ ngang, họ sẽ đi vào một cửa hàng McDonald's và nếu họ hạ cánh cạnh nó, một phi hành gia sẽ thăm nó thay vì đứng cạnh con tàu.[8] Trò chơi phiêu lưu dạng văn bản đầu tiên, Colossal Cave Adventure (1976), vốn là niềm cảm hứng cho Adventure, có chứa một vài từ bí mật. Một trong số đó là "xyzzy", một câu lệnh cho phép người chơi di chuyển giữa hai điểm trong thế giới của trò chơi.[9] Vào năm 2004, một quả trứng phục sinh hiển thị phần họ của lập trình viên Bradley Reid-Selth đã được tìm thấy trong Video Whizball (1978), một trò chơi dành cho hệ máy Fairchild Channel F.[2] Theo như nghiên cứu của Ed Fries, trứng phục sinh đầu tiên được biết đến trong một trò chơi máy thùng là trong Starship 1 (1977), do Ron Milner lập trình. Bằng cách kích hoạt các nút điều khiển của thùng máy theo đúng thứ tự, tin nhắn "Hi Ron!" sẽ xuất hiện trên màn hình. Fries đã mô tả nó là "trò chơi máy thùng sớm nhất được biết đến mà thoả mãn một cách rõ ràng định nghĩa của một quả trứng phục sinh". Sự tồn tại của quả trứng phục sinh này đã không được công bố cho đến năm 2017, khiến cho Fries nghĩ rằng có thể có những quả trứng phục sinh từ trước đó nữa vẫn chưa được khám phá, vì còn có đến hàng trăm trò chơi máy thùng ra mắt trước Starship 1.[10][11] Fries nói rằng một số thùng máy của Atari đã được bán lại dưới nhãn của Kee Games và bao gồm các thay đổi về phần cứng sẽ khiến cho trò chơi trông khác đi so với phiên bản Atari. Anti-Aircraft II (1975) có bao gồm một cách để chỉnh sửa bảng mạch sao cho các máy bay trong trò chơi xuất hiện như là các UFO ngoài hành tinh. Fries phỏng đoán rằng tính năng này có lẽ là dành cho một bản phát hành của Kee Games. Vì lí do này, và bởi vì nó yêu cầu chỉnh sửa phần cứng, Fries thắc mắc liệu nó có thoả mãn định nghĩa của một quả trứng phục sinh hay không.[11]

Kể từ Adventure, việc các nhà phát triển trò chơi điện tử đặt những quả trứng phục sinh vào trò chơi của họ đã trở thành một lịch sử dài.[12]:19 Hầu hết các quả trứng phục sinh đều là có chủ ý, như một nỗ lực để giao tiếp giao tiếp với người chơi, hoặc như là một cách để trả đũa quản lý vì bị coi nhẹ. Trứng phục sinh trong trò chơi điện tử rất đa dạng về hình thức, từ những cảnh thuần trang trí cho đến những cải tiến mang tính thẩm mỹ làm thay đổi một vài thành phần của trò chơi trong khi chơi. Trứng phục sinh ở trong trò Đế chế nguyên bản là một ví dụ về cải tiến mang tính thẩm mỹ: đạn của máy lăng đá chuyển từ đá thành con bò.[12]:19

Những quả trứng phục sinh trau chuốt hơn thường bao gồm các màn bí mật và phòng của nhà phát triển – là những khu vực bị ẩn giấu trong trò chơi với đầy đủ chức năng. Bên trong phòng của nhà phát triển thùng chúa các trò đùa từ cộng đồng người hâm mộ hoặc nhóm phát triển và không giống như phòng gỡ lỗi ở chỗ chúng được thiết kế một cách rõ ràng để người chơi có thể tìm thấy. Một số trò thậm chí còn bao gồm các trò chơi ngắn dưới dạng trứng phục sinh. Trong trò Day of the Tentacle (1993) của LucasArts, người chơi có thể chơi phiên bản đầy đủ của trò Maniac Mansion (1987) nguyên bản bằng cách sử dụng máy tính cá nhân trong phòng của một nhân vật.[13][14] Phiên bản trên hệ máy AmigaAtari ST của trò chơi năm 1988 Dynamite Düx có chứa một quả trứng phục sinh làm thay đổi thành phần giới thiệu thay thế đồ hoạ mang tính khiêu dâm, với điều kiện là người chơi phải chỉnh sửa mã của trò chơi trong một trình chỉnh sửa thập lục phân.[15]

Một số quả trứng phục sinh khác lại vô tình được tạo ra. Mật mã Konami, một loại mã gian lận, trở thành một quả trứng phục sinh có chủ ý trong hầu hết trò chơi, nhưng bắt nguồn từ trò Gradius (1985) của Konami cho hệ máy Nintendo. Lập trình viên Hashimoto Kazuhisa đã tạo ra mật mã này với mục đích nhanh chóng gỡ lỗi trò chơi bằng cách cho người chơi thêm máu và năng lượng để dễ dàng di chuyển qua lại trong trò chơi. Những loại mật mã này thường sẽ được xoá bỏ ra khỏi trò chơi trước khi nó được phát hành. Tuy nhiên, trong trường hợp của Gradius, Kazuhisa đã quên không loại bỏ mật mã đi và nó đã sớm được người chơi khám phá ra. Sự phổ biến của nó đã truyền cảm hứng cho Konami dùng lại mật mã này và giữ lại nó cho nhiều trò chơi sau này một cách có chủ đích, như là một quả trứng phục sinh.[2][13][16]

Các vấn đề kĩ thuật cũng có thể vô tình tạo ra những quả trứng phục sinh. Jon Burton, nhà sáng lập của Traveller's Tales, đã thông báo rằng những thứ tưởng như là trứng phục sinh trong các trò chơi Sega Genesis, thực ra lại là kết quả của việc sử dụng các mẹo lập trình để khắc phục những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình lấy được giấy chứng nhận nghiêm ngặt của Sega cho các trò chơi đó; bắt tất cả các ngoại lệ trong khi chạy để đưa trò chơi trở lại trạng thái ổn định nhằm lấy được chứng nhận. Ví dụ, đập vào cạnh của đầu máy quay đĩa Sonic 3D Blast (1996) trong khi nó đang ở trong máy chơi trò chơi sẽ chuyển trò chơi về giao diện chọn màn chơi. Burton giải thích rằng đó kết quả của việc xử lý ngoại lệ mặc định với các lỗi xử lý không xác định, chẳng hạn khi kết nối giữa đầu địa và bộ vi xử lý của máy chơi trò chơi.[17]

Trong điện toán

Phần mềm

Trong phần mềm máy tính, trứng phục sinh là những phản hồi bí mật chỉ xảy ra khi chạy những lệnh không có trong tài liệu. Kết quả có thể khác nhau, từ những thông điệp đơn giản, những hình ảnh cho đến những trang ghi công của lập trình viên hoặc một trò trơi điện tử nhỏ bên trong, không thì là một phần nghiêm túc hơn của phần mềm.

Trong các hệ điều hành TOPS-10 (cho máy tính DEC PDP-10), lệnh make (nghĩa là làm) được dùng để gọi trình biên tập TECO tạo ra một tệp. Nếu được truyền vào đối số tên tệp là love, để câu lệnh đọc lên thành make love (nghĩa là làm tình), nó sẽ tạm dừng là phản hồi là not war? (n.đ.'không chiến tranh chứ?') trước khi tạo tệp.[18] Hành vi này cũng xảy ra trên hệ điều hành RSTS/E, nơi mà TECO sẽ cung cấp phản hồi này.[cần dẫn nguồn] Các hệ điều hành Unix khác thì phản hồi câu "why" (n.đ.'tại sao') bằng "why not" (n.đ.'tại sao không') (một tham chiếu đến trò The Prisoner trong Berkeley Unix, 1977).[cần dẫn nguồn]

Một số phiên bản cùa hệ điều hành OpenVMS DEC ẩn giấu các mã trạng thái thoát, bao gồm một tham chiếu đến tiểu phẩm Dirty Hungarian Phrasebook của Monty Python; "exit %xb70" trả về thông điệp "%SYSTEM-W-FISH, my hovercraft is full of eels" (n.đ.'"%SYSTEM-W-FISH, tàu đệm khí của tôi toàn là lươn"') trong khi"exit %x34b4" trả về một tham chiếu đến một meme Internet thuở sơ khai: "%SYSTEM-F-GAMEOVER, All your base are belong to us" (n.đ.'"%SYSTEM-F-GAMEOVER, Tất cả căn cứ của ngươi thuộc về ta"').[19]

Rất nhiều máy tính cá nhân có nhiều quả trứng công phu hơn được ẩn giấu trong ROM, bao gồm danh sách tên các lập trình viên, lời cổ vũ chính trị. trích dẫn, nhạc, hoặc những hình ảnh của cả đội ngũ phát triển. Những quả trứng phục sinh trong phiên bản Microsoft Office năm 1997 có chứa một trình mô phong bay trong Microsoft Excel và một trò bắn bi ghim trong Microsoft Word.[20][21] Từ năm 2002, Microsoft không cho phép bất kỳ đoạn mã ẩn hoặc không được không có tài liệu nào cả do sáng kiến Điện toán Đáng tin cậy.[22]

Công cụ đóng gói apt-get của hệ điều hành Debian có gài một quả trứng phục sinh là một con bò ASCII khi nhập apt-get moo vào khung lệnh.[23][24][25]

Một quả trứng phục sinh được tìm thấy trong tất cả các hệ điều hành Microsoft Windows trước bản XP. Trong trình bảo vệ màn hình 3D Text, việc nhập dòng chữ "volcano" (n.đ.'núi lửa') sẽ hiển thị tên của tất cả những ngọn núi lửa ở . Microsoft đã loạt bỏ cái này đi từ bản XP nhưng đã thêm những cái khác vào.[26] Microsoft Excel 95 có giấu một trờ chơi hành động giống như Doom (1993) lấy tên là The Hall of Tortured Souls (n.đ.'Đại sảnh của những linh hồn bị hành hạ').[27]

Ảnh hoạt hình cho thấy những quả trứng phục sinh trong hệ điều hành Android của Google

Bộ máy tìm kiếm Google thường nổi tiếng vì ẩn giấu nhiều quả trứng phục sinh, được đưa ra khi người dùng dùng tím kiếm những từ khoá nhất định.[28]

Steve Jobs đã từng cấm đưa những quả trứng phục sinh vào các sản phẩm của Apple sau khi quay trở lại công ti.[29]

Quả trứng phục sinh đầu tiên xuất hiện sau cái chết của Jobs là ở bản cập nhật Mac App Store for OS X Mountain Lion năm 2012, trong đó các ứng dụng đã được tải xuống tạm thời dược đánh dấu thời gian là "ngày 24 tháng Một, 1984", ngày mở bán máy Macintosh bản gốc.[29]

Ngôn ngữ lập trình Python và hệ sinh thái thư viện của nó có bao gồm nhiều quả trứng phục sinh khác nhau.[30]

Phần cứng

trong khi phần lớn những quả trứng phục sinh về máy tính thường được tìm thấy trong phần mềm, chúng thỉnh thoảng cũng tồn tại trong phần cứng hoặc phần sụn của một số thiết bị. Trên một số máy tính cá nhân, ROM BIOS có chứa trứng phục sinh. Các ví dụ đáng chú ý bao gồm việc một số BIOS AMI 1993 không đúng tiêu chuẩn đã, vào ngày 13 tháng 11 năm 1993, phát đi phát lại bài "Happy Birthday" thông qua loa PC thay vì khởi động máy tính,[31] cũng như một số mẫu máy Apple Macintosh có lưu các bức ảnh của nhóm phát triển ở trong ROM. Những quả trứng phục sinh Mac đó đã được quảng cáo rộng rãi trong tờ báo Macintosh[32] cùng với những cách thức tiếp cận chúng, và sao này đã được một nhóm tin tặc là NYC Resistor khôi phục lại thông qua kỹ nghệ đảo ngược kĩ lưỡng.[33][34] Tương tự như vậy, ROM của Radio Shack Color Computer 3 có chứa một đoạn mã làm hiển thị thứ trông giống như ba nhà phát triển Microware khi bấm Ctrl+Alt+Reset – một dãy phím cứng đặt lại sẽ bỏ đi mọi thông tin hiện đang ở trong RAM.[35]

Một số loại dao động ký có chứa những quả trứng phục sinh. Máy HP 54600B có chứa một bản sao của trò Tetris (1984),[36] và máy HP 54622D thì có chứa một bản nhái của trò Asteroids (1979) tên là Rocks.[37] Một loại khác là Tektronix 1755A Vector và Waveform Monitor, hiển thị cá bơi khi mục Remote>Software version được chọn trên bảng chọn CONFIG.[38]

Trong bản soát lại phần cứng thứ hai và thứ ba của máy ảnh SLR Minolta Dynax/Maxxum/Alpha 9, bao gồm tất cả máy ảnh được nâng cấp SSM/ADI, một dãy các nút không được ghi trong tài liệu có thể được dùng để cấu hình lại máy ảnh để cho nó vận hành giống như máy Dynax/Maxxum/Alpha 9Ti và sau đó thì kích hoạt hỗ trợ cho các chức năng phụ của mẫu có giới hạncũng như trong mẫu màu đen.[cần dẫn nguồn]

Một loại máy tính bỏ túi điện tử của hãng Hewlett-Packard, loại HP-45 (được giới thiệu vào năm 1973), có sẵn tính năng bấm giờ không được ghi chép trong tài liệu.[39]

Máy tính Commodore Amiga 1000 có chứa các chữ ký của đội ngũ thiết kế và phát triển được dập nổi trong vỏ máy, bao gồm Jay Miner và dấu chân của Mitchy, cô chó của Jay.[40] Các mẫu máy Commodore Amiga 500, 600, và 1200 mỗi loại lại có các trứng phục sinh khác nhau dưới dạng các tựa đề bài hát của nhóm nhạc The B-52's được ghi chữ màu trắng trên các bo mạch chủ. Mẫu 500 có ghi "B52/Rock Lobster", mẫu 600 là "June Bug" và mẫu 1200 là "Channel Z".[41] Phần mềm Amiga OS có chứa các thông điệp ẩn.[42][43]

Nhiều nhà thiết kế vi mạch (chíp) đã bao gồm các phần tử đồ hoạ ẩn được gọi là tranh vi mạch, gồm có ảnh, các cụm từ, họ tên viết tắt của nhà phát triển, biểu trưng, v.v.. Những tác phẩm nghệ thuật này, giống như phần còn lại của con chíp, được tái lập trong mỗi bản sao bằng kĩ thuật in thạch bảnkhắc a-xít. Chúng chỉ có thể được nhìn thấy khi gói chíp được mở và quan sát dưới kính phóng to.[44] Phiên bản vi mạch CVAX 1984 của CPU MicroVAX được khắc dòng chữ tiếng Nga bằng chữ Kirin "VAX: Khi bạn đủ quan tâm để ăn cắp thứ tốt nhất",[45] ở đó vì, "biết rằng một số chíp CVAX sẽ được đặt chân đến Liên Xô nên nhóm chúng tôi muốn người Nga biết rằng chúng tôi luôn nghĩ về họ".[44]

Truyện tranh

Các hoạ sĩ sách truyện tranh người Mỹ thường bao gồm các thông điệp ẩn trong tranh của họ:[46]

  • Trong một lần tái bản truyện tranh Captain America cổ điển, một hoạ sĩ thiết kế đã vẽ một cái dương vật lên người Bucky Barnes.[47]
  • Vào năm 2000, Al Milgrom đã chèn một thông điệp vào Universe X: Spidey #1 để sỉ nhục vị sếp trước của anh, Tổng biên tập Marvel Bob Harras, sau vụ chấm dứt hợp đồng của Harras với Marvel Comics. Ở Page 28, bảng 3, phần gáy của một cuốn sắc trên giá sách ở phần ảnh nền có dòng chữ, "HARRAS HA HA, HE'S GONE, GOOD RIDDANCE TO BAD RUBBISH HE WAS A NASTY S.O.B." Thông điệp này đã bị phát hiện sau khi sách được in ra và ngay trước khi nó được bày bán; những bản được in cho người tiêu dùng đã bị tiêu huỷ. Tuy nhiên, 4000 bản xem trước đã bị phân phối tới các nhà bán lẻ như là một phần của thoả thuận "First Look", và ngày nay những bản sách này được coi là hàng hiếm của các nhà sưu tập. Milgrom "rõ ràng là đã bị sa thải và có lẽ đã được thuê lại (một cách lặng lẽ) vài tuần sau đó".[47][48][49]
  • Ethan Van Sciver đã ẩn chữ "sex" trong phần nền của gần như mọi trang của New X-Men #118 (Tháng mười hai 2001).[47][50] Van Sciver sau đó đã phát biểu rằng anh đã ẩn từ này xuyên suốt quyển sách vì anh đang bực bội với Marvel vào lúc đó vì những lí do mà anh không nhớ ra được, và nghĩ rằng sẽ rất vui khi làm những trò nghịch ngợm với tác phẩm của anh.[cần dẫn nguồn]
Vào tháng Tư năm 2017, hoạ sĩ sách truyện tranh Ardian Syaf đã gây ra một làn sóng phản đối với quả trứng phục sinh anh đã đặt ở tranh của anh trong X-Men Gold #1.
  • Hoạ sĩ người Indonesia Ardian Syaf được biết đến với việc tham gia vào việc giấu những tham chiếu trứng phục sinh vào các nhân vật chính trị ở phần nền của các các phẩm nghệ thuật của anh. Trong Batgirl (quyển 4) #9 (tháng bảy 2012), Syaf đã thêm một tấm biển hiệu trước cửa hàng làm gợi nhắc đến tổng thống Indonesia, Joko Widodo, mặc dù dòng chữ đi kèm với hình của Widodo đã bị một dòng chú thích che khuất.[47][51] Vào tháng tư năm 2017, Syaf đã gây ra làn sóng phản đối vì đã đặt các tham chiếu trứng phục sinh làm gợi nhắc đến cuộc biểu tình Jakarta tháng 12 năm 2016 vào một số trang của X-Men Gold #1, được độc giả cho là bài Do tháichống Cơ Đốc. Mặc dù Syaf đã thừa nhận bản chất chính trị của các thông điệp này,[47][52] anh cũng tuyên bố rằng anh không có ý định thể hiện bất cứ cảm nghĩ bài Do thái hay chống Cơ Đốc nào từ phía anh.[53] Để đáp lại những quả trứng phục sinh này, Marvel đã chấm dứt hợp đồng của họ với Syaf.[54]

Video

Phương tiện truyền thông tại gia

Trứng phục sinh được tìm thấy trong phim ảnh, đĩa DVDBlu-ray, thường là những cảnh phim bị cắt hoặc phần thưởng.[55][56][57] Klinger phát biểu rằng sự hiện diện của chúng là "một dấu hiệu khác của tính nghệ thuật trong thế giới của phụ bản DVD."[56] Theo nhà phê bình phim người Mĩ James BerardinelliRoger Ebert, phần lớn DVD không có chứa những thứ này và hầu hết ví dụ là "nhỏ nhặt", nhưng có một số rất ít, chẳng hạn như quả được tìm thấy trong DVD ra mắt của phim Memento, thì "đáng dành nỗ lực tìm hiểu".[57]

Phương tiện truyền thông phát sóng

Khác với DVD và trò chơi máy tính, các chương trình phát thanh và truyền hình không thể chứa những đoạn mã có thể thực thi được. Trứng phục sinh có thể vẫn xuất hiện trong chính nội dung của nó, chẳng hạn như một chú chuột Mickey bị giấu đi trong một bộ phim của Disney hay một số điện thoại có thật thay cho một đầu số 555.[nghiên cứu chưa công bố?] Một quảng cáo cho trận đấu 2014 Super Bowl đã bị rò rỉ lên mạng, trong đó có một người phụ nữ đưa cho một người đàn ông một số điện thoại có thật mà nhà quảng cáo đã giấu vào như là một mánh quảng cáo; người đầu tiên gọi đến số điện thoại này sẽ được tặng một cặp vé vào xem trận đấu.[58] Loạt phim hoạt hình thập niên 1980 She-Ra: Princess of Power có một nhân vật được gọi là Loo-Kee, người luôn xuất hiện một lần trong mỗi tập phim, được ẩn giấu trong một khung hình. Ở cuối mỗi tập, khung hình đó sẽ được hiện ra lần nữa và Loo-Kee sẽ thử thách khán giả xác định vị trí của anh ta trước khi tiết lộ nơi anh lẩn trốn.[59][60]

Các phương tiện phát sóng gần đây hơn, nơi mà khán giả có thể tiếp cận với các bản kĩ thuật số độ phân giải cao hoặc các dịch vụ phát luồng, có thể bao gồm nhiều quả trứng phục sinh hơn nữa mà chỉ có thể được tìm ra bằng cách tạm dừng chương trình vào những thời điểm nhất định. Trong loạt phim tuyển tập Black Mirror, các nhà sản xuất đã cho vào đó những quả trứng phục sinh gợi nhắc đến những tập phim trong quá khứ, hoặc liên hệ đến các tập phim trong tương lai, như là một cách để liên kết một cách lỏng lẻo tất cả tập phim với nhau thành một vũ trụ Black Mirror đơn nhất.[61]

Lo ngại về bảo mật

Tác giả bảo mật Michel E. Kabay đã từng thảo luận về những mối lo ngại về bảo mật của những quả trứng phục sinh vào năm 2000, cho rằng, trong khi việc đảm bảo chất lượng phần mềm yêu cầu rằng tất cả các mã đều phải được kiểm thử, trứng phục sinh chưa chắc đã được kiểm thử. Ông nói rằng, vì chúng có xu hướng được quá trình kiểm tra sản phẩm coi là những bí mật lập trình, một "quả bom lô-gích" cũng có thể vượt qua bài kiểm thử. Kabay khẳng định rằng điều này đã làm suy yếu Cơ sở tính toán tin cậy, một mô hình về phần cứng và phần mềm đáng tin cậy đã được thiết lập từ những năm 1980, và đem đến mối lo ngại rằng liệu các thông tin cá nhân và bí mật có bị lưu trữ hay không, vì chúng dễ bị thao túng và làm hư hại.[62]

Microsoft đã tạo ra một vài trong số những quả trứng phục sinh lớn và công phu nhất, chẳng hạn như những quả trong bộ Microsoft Office.[63] Vào năm 2005, Larry Osterman bên Microsoft đã thừa nhận những quả trứng phục sinh của Microsoft, và sự liên quan của ông trong việc phát triển một trong số chúng, nhưng lại mô tả điều này là "vô trách nhiệm", và viết rằng Bộ phận Hệ điều hành của công ty "có một chính sách 'no Easter Eggs' ̣('không Trứng phục sinh')" như là một phần của sáng kiến Điện toán Đáng tin cậy.[22]

Vào năm 2006, Douglas W. Jones dã nói rằng trong khi "một số trứng phục sinh có thẻ là những công cụ có chủ đích để phát hiện những bản sao bất hợp pháp, những quả khác lại là những ví dụ rõ ràng về những chức năng không được cấp phép đã qua mặt được các bài kiểm soát chất lượng tại nhà cung cấp". Trong khi bản thân những quả trứng phục sinh không hề có hại, vẫn có khả năng các phần mềm ác ý bị ẩn giấu theo những cách tương tự trong máy kiểm phiếu và các máy tính khác.[64]

Jamie Zawinski, một cộng tác viên cho Netscape Navigator, đã trả lời trong một bài phỏng vấn vào năm 1998 rằng những quả trứng phục sinh vô hại chỉ đặt lên một gánh nặng không đáng kể lên phần mềm được vận chuyển, và phục vụ mục đích quan trọng trong cải thiện năng suất bằng cách giữ cho các lập trình viên luôn vui vẻ.[65]

Các công trình ngày nay về trứng phục sinh

Trứng phục sinh đã được công chúng biết đến rộng rãi và được tham chiếu trong các công trình ngày nay:

  • Trong tập phim "Blink" của Doctor Who, sự tồn tại của những quả trứng phục sinh video xuyên suốt 17 đĩa DVD đã giúp giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan của các nhân vật chính.[66]
  • Trong tiểu thuyết Ready Player One của Ernest Clinephim chuyển thể cùng tên, các nhân vật chính phải cạnh tranh với những người khác để tìm ra những quả trứng phục sinh khác nhau trong một môi trường thực tế ảo rộng lớn. Thử thách cuối cùng gồm có việc tìm ra và lấy được quả trứng phục sinh từ trò chơi Adventure ̣̣Atari.[67]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ "Zwei Kaninchen und ein Igel" ("Hai con thỏ và một con nhím") bởi Carl Oswald Rostosky.
  2. ^ a b c Wolf, Mark J.P. (2012). Encyclopedia of Video Games: The Culture, Technology, and Art of Gaming. Santa Barbara, California: Greenwood. tr. 177. ISBN 9780313379369.
  3. ^ “Play Atari Adventure”. IGN (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ Baker, Chris (ngày 13 tháng 3 năm 2015). “How One Man Invented the Console Adventure Game”. WIRED. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2016.
  5. ^ Salen, Katie; Zimmerman, Eric (2005). The Game Design Reader: A Rules of Play Anthology. Cambridge, Massachusetts: MIT Press. tr. 690–713. ISBN 0262195364. OCLC 58919795.
  6. ^ “Letter to Atari” (PDF). 2600 Connections. Wayback Machine. ngày 4 tháng 8 năm 1980. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2016.
  7. ^ Pogue, David (ngày 8 tháng 8 năm 2019). “The Secret History of 'Easter Eggs'. The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2019.
  8. ^ Willaert, Kate (ngày 4 tháng 4 năm 2021). “Ready Player One Was Wrong: The First Easter Eggs In Video Games”. A Critical Hit!. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2021.
  9. ^ Jerz, Dennis G. (2007). “Somewhere Nearby is Colossal Cave: Examining Will Crowther's Original "Adventure" in Code and in Kentucky”. Digital Humanities Quarterly. The Alliance of Digital Humanities Organizations. 1 (2). Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  10. ^ Machkovech, Sam (ngày 22 tháng 3 năm 2017). “The arcade world's first Easter egg discovered after fraught journey”. Ars Technica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017.
  11. ^ a b Fries, Ed (ngày 24 tháng 3 năm 2017). “The Hunt For The First Arcade Game Easter Egg”. Kotaku. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2017.
  12. ^ a b Consalvo, Mia (2007). Cheating: Gaining Advantage in Videogames. Cambridge, Massachusetts: MIT Press. ISBN 9780262033657.
  13. ^ a b Björk, Staffan; Holopainen, Jussi (2005). Patterns In Game Design (ấn bản thứ 1). Hingham, Massachusetts: Charles River Media. tr. 235. ISBN 9781584503545. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2013.
  14. ^ “Optical Information Systems Update/library & Information Center Applications”. CD-ROM World (bằng tiếng Anh). Meckler Publishing. 9 (1–5). tháng 2 năm 1994. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017. The best Easter egg of all is the entire Maniac Mansion game, which appears on a computer in Doctor Fred's mansion. Users can play the original game in its entirety.
  15. ^ “Dynamite Dux » Codetapper's Amiga Site”. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2019.
  16. ^ Garmon, Jay (ngày 5 tháng 3 năm 2007). “Geek Trivia: The cheat goes on”. TechRepublic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2008.
  17. ^ Orland, Kyle (ngày 4 tháng 10 năm 2017). “How hitting a game cartridge unlocks gaming's weirdest Easter egg”. Ars Technica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2017.
  18. ^ Montfort, Nick; Bogost, Ian (2009). Racing the Beam: The Atari Video Computer System. Cambridge, Massachusetts: MIT Press. tr. 59. ISBN 9780262012577. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2013.
  19. ^ “OpenVMS Undocumented Features”. PARSEC Group (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2016.
  20. ^ Anonymous (ngày 19 tháng 7 năm 1999). “Excel Easter Egg - Excel 97 Flight to Credits”. The Easter Egg Archive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2011.
  21. ^ Arima, Kevin (ngày 20 tháng 7 năm 2009). “Word (Microsoft) Easter Egg - Pinball in Word 97”. The Easter Egg Archive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2011.
  22. ^ a b Larry Osterman (ngày 21 tháng 10 năm 2005). “Why no Easter Eggs?”. Larry Osterman's WebLog. MSDN Blogs. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2021.
  23. ^ Grant, Rickford with; Bull, Phil (2010). Ubuntu for Non-Geeks: A Pain-Free, Get-Things-Done Guide (ấn bản thứ 4). San Francisco: No Starch. tr. 168. ISBN 9781593272579. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2013.
  24. ^ “apt/apt - Git repository for apt”. anonscm.debian.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.[liên kết hỏng]
  25. ^ “apt/apt - Git repository for apt”. anonscm.debian.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.[liên kết hỏng]
  26. ^ Hoye, David (ngày 13 tháng 3 năm 2003). 'Easter egg' hunts can turn up surprises”. Newsbank. The Sacramento Bee. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.(cần đăng ký mua)
  27. ^ Gaskell, John (ngày 19 tháng 7 năm 1999). “Excel Easter Egg - Excel 95 Hall of Tortured Souls”. The Easter Egg Archive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2009.
  28. ^ Sherman, Chris (ngày 9 tháng 10 năm 2018). “Updated: The big list of Google Easter eggs”. Search Engine Land. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.
  29. ^ a b Diaz, Jesus (ngày 26 tháng 7 năm 2012). “The Easter Eggs Are Back in OS X—And This One Is Insanely Great”. Gizmodo. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  30. ^ “GitHub - OrkoHunter/python-easter-eggs: Curated list of all the easter eggs and hidden jokes in Python”. GitHub (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2021.
  31. ^ “Happy Birthday Description”. F-Secure Labs (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012.
  32. ^ Kendig, Brain (1994). “Macintosh/Newton Easter Egg List”. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  33. ^ hudson (ngày 21 tháng 8 năm 2012). “Ghosts in the ROM”. NYC Resistor. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2015.
  34. ^ Tirosh, Udi (ngày 22 tháng 8 năm 2012). “Photographs Of Apple Team Found In 25 Years Old Macintosh SE”. DIY Photography. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  35. ^ “The World of 68' Micros, The - Vol. 5 Number 6”. 5 (6). FARNA Systems. tháng 5 năm 1998: 5. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  36. ^ kcbhiw (ngày 24 tháng 7 năm 2001). “HP 54600B Oscilloscope Easter Egg - Tetris Within Oscilloscope”. The Easter Egg Archive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  37. ^ TonyK (ngày 24 tháng 4 năm 2002). “HP 54622D Easter Egg - HP Asteroids”. The Easter Egg Archive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2015.
  38. ^ Pavel (ngày 8 tháng 4 năm 2000). “Tektronix 1751 Digital Video Osciloscope / Vectorscope Easter Egg - Fishes Swimming on Screen”. The Easter Egg Archive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  39. ^ Paul E. Miller (tháng 6 năm 1976). “How To Use The HP-45 Calculator As a Stopwatch Or Elapsed-time Indicator”. Popular Electronics.
  40. ^ Corrigan, Patricia (2007). Bringing Science to Life: A Guide from the Saint Louis Science. St. Louis, Missouri: Reedy Press. tr. 69. ISBN 9781933370163.
  41. ^ “(title needed)”. Compute!. Small System Service. 12 (6–9). 1990.
  42. ^ Petersen, Julie K. (2002). The Telecommunications Illustrated Dictionary (ấn bản thứ 2). Boca Raton, Florida: CRC Press. tr. 293. ISBN 9780849311734. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2013.
  43. ^ Hyman, Michael (1995). PC Roadkill (bằng tiếng Anh). Foster City, California: Programmers Press. tr. c. ISBN 9781568843483. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2013.
  44. ^ a b Bob Supnik (ngày 24 tháng 2 năm 2008). “CVAX”. Computer Simulation and History. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2019.
  45. ^ “Steal The Best”. Molecular Expressions: The Silicon Zoo. ngày 7 tháng 7 năm 1999. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2019.
  46. ^ Cronin, Brian (ngày 1 tháng 7 năm 2011). “Comic Book Easter Eggs Archive!”. Comic Book Resources. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  47. ^ a b c d e Johnston, Rich (ngày 8 tháng 4 năm 2017). “Marvel Artist Ardian Syaf Hid Antisemitic And Anti-Christian Messages In This Week's X-Men Comic”. Bleeding Cool. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  48. ^ McCallum, Diana (ngày 4 tháng 2 năm 2011). “6 Comic Book Easter Eggs That Stuck It to The Man”. Cracked.com. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  49. ^ “Universe X Spidey 1 Harras Slander Variant”. Recalled Comics (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  50. ^ Cronin, Brian (ngày 19 tháng 7 năm 2011). “Comic Book Easter Eggs - New "Se"X-Men #118 Edition!”. Comic Book Resources. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  51. ^ Gail Simone (biên kịch), Ardian Syaf (vẽ chì), Vicente Cifuentes (đổ mực). "In the Line of Fire" Batgirl tập 4, 9 (July 2012), DC Comics.
  52. ^ Lovett, Jamie (ngày 8 tháng 4 năm 2017). “Marvel Releases Statement On Controversial X-Men Gold Art”. ComicBook.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  53. ^ “Buni Yani Questioned Again in Cyber Harassment Case”. Jakarta Globe. tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  54. ^ Brown, Tracy (ngày 11 tháng 4 năm 2017). “Today in Entertainment: Inside Disney's Pandora; Fyre Fest's apology; and 'Hamilton' ticket details”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  55. ^ Saltzman, Marc (2002). DVD Confidential: Hundreds of Hidden Easter Eggs Revealed. McGraw-Hill Osborne Media. ISBN 978-0072226638.
  56. ^ a b Bennett, James; Brown, Tom (2008). “The DVD Cinephile: Viewing Heritages and Home Film Cultures”. Film and television after DVD. New York: Routledge. tr. 23. ISBN 9780415962414. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  57. ^ a b Berardinelli, James; Ebert, Roger (2005). “Appendix: Easter Eggs, Extended Editions, and Director's Cuts”. Reel Views 2: The Ultimate Guide to the Best 1,000 Modern Movies on DVD and Video, Volume 2 (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1). Boston: Justin, Charles & Co. tr. 577. ISBN 9781932112405. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  58. ^ Merda, Chad (ngày 30 tháng 1 năm 2014). “Easter egg in Old Spice Super Bowl ad yields two tickets to curious fan”. Chicago Sun-Times. Wayback Machine. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2015.
  59. ^ Bricken, Rob (ngày 25 tháng 5 năm 2015). “Every She-Ra: Princess Of Power Figure, Ranked”. io9. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018.
  60. ^ DePiano, Hillary (2006). The She-Ra Collector's Inventory: an Unofficial Illustrated Guide to All Princess of Power Toys and Accessories (bằng tiếng Anh). Priced Nostalgia Press. tr. 33. ISBN 9781411631281. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018.
  61. ^ Strause, Jackie (ngày 7 tháng 9 năm 2017). 'Black Mirror' Bosses on "San Junipero" Sequel and an Unpredictable Season 4”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.
  62. ^ Kabay, M.E. (ngày 27 tháng 3 năm 2000). “Easter eggs and the Trusted Computing Base”. Network World (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  63. ^ Schultz, Greg (ngày 29 tháng 8 năm 2010). “Take a look back at Microsoft Word Easter Eggs”. ZDNet (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012. Microsoft's developers hid multiple Easter Eggs in Word 95/97/2000.
  64. ^ Neuman, Peter G. (ngày 10 tháng 11 năm 2006). “A Conversation with Douglas W. Jones and Peter G. Neumann”. Queue. 5 (9). Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
  65. ^ Spolsky, Joel (2004). Joel on Software (bằng tiếng Anh). Berkeley, California: Apress. tr. 280. ISBN 9781590593899. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2017.[liên kết hỏng]
  66. ^ Wilkins, Alasdiar (ngày 13 tháng 4 năm 2014). “Doctor Who: "Blink"/"Utopia". The A.V. Club. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  67. ^ Gach, Ethan (ngày 30 tháng 3 năm 2018). “The Real-Life Atari Secret That Inspired Ready Player One”. Kotaku. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.

Liên kết ngoài

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya