Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Trám não

Trám não
Ảnh minh họa cho thấy có sự biệt hóa về mặt cấu trúc ở não động vật có xương sống trong thời kỳ phôi thai. Não sơ khai khi phát triển đến thời điểm nhất định sẽ bắt đầu biệt hóa (differentiate) thành trám não, trung não, gian não, và cuối cùng là đoan não.
Hình minh họa thể hiện mái não thất IV được đậy bởi màng tủy trên và dưới. Trên màng tủy dưới có lỗ giữa và hai lỗ bên thông với khoang dưới nhện. Các chi tiết gồm có (5): mảnh sinh tư, (6): cuống đại não, (7): màng tủy trên, (8): màng não thất IV (hay còn gọi là màng ống nội tủy), (9): bể cầu não, (4): ống trung tâm tủy gai, (3): Bể hành tiểu não, (2): đám rối mạch mạc não thất IV, (1): màng tủy dưới. Mũi tên thể hiện dòng dịch não tủy (CSF) lưu thông vào khoang dưới nhện.
Chi tiết
Một phần củaThân não
Định danh
MeSHD012249
NeuroName540
NeuroLex IDbirnlex_942
TAA14.1.03.002
FMA67687
Thuật ngữ giải phẫu thần kinh

Trám não là cấu trúc biệt hóa của hệ thần kinh trung ươngđộng vật có xương sống. Gồm hành nãocầu não ở phía trước, tiểu não ở sau. Ba thành phần này bao quanh một khoang rỗng hình trám chứa dịch não tủy gọi là não thất IV. Về nguồn gốc phát triển từ phôi thai, trám não xuất phát từ bọng não sau.[1]

Phần trên của trám não

Phần trên của trám não gồm có cầu não và tiểu não gồm có:

Cầu não

Cầu não lồi, nằm ngay trên và ngăn cách với hành não bởi rãnh hành cầu (nơi xuất phát của các dây thần kinh sọ VI, VII, VIII). Cầu não như một chiếc cầu bắc ngang nối liền hai bán cầu tiểu não bởi hai cuống tiểu não giữa. Chính giữa có một rãnh nông chạy dọc gọi là rãnh nền, hai bên có chỗ xuất phát của dây thần kinh sọ V. Bên trong, cầu não có các nhân xám của các thần kinh sọ V, VI, VII và VIII.

Tiểu não

Tiểu não nằm sau hành não và cầu não ở hố sọ sau. Ở dọc chính giữa có một thùy hình con giun uốn cong gọi là thùy nhộng, hai bên là hai bán cầu tiểu não được chia thành nhiều hồi hay tiểu thùy bởi các khe như khe ngang, khe chính, khe phụ, khe sau bên. Hình thể trong của tiểu não có hình ảnh đặc trưng: cây sống tiểu não (chất xám bao quanh như tán cây, chất trắng bên trong như thân và cành cây). Tiểu não có chức năng thăng bằng và phối hợp động tác.

Phần dưới của trám não

Phần dưới trám não là hành não, nó chứa:

Hành não

Hành não liên liếp với tủy gai, có hình củ hành nằm tựa lên phần nền xương chẩm và chui qua lỗ lớn xương chẩm. Về hình thể ngoài, hành não gần giống tủy gai nghĩa là có khe giữa ở trước và rãnh giữa ở sau. Rãnh bên trước là nơi xuất phát dây thần kinh sọ XIIrãnh bên sau là nơi thoát ra các dây thần kinh sọ IX, X, XI. Ở hai bên khe giữa là tháp hành, ngoài tháp hành là trám hành. Phía sau, hành não toạc rộng để nối với tiểu não tạo thành cuống tiểu não dưới. Về hình thể trong, hành não có các nhân xám của các dây thần kinh sọ IX, X, XI, XII. Chất trắng là các bó từ tủy gai lên hoặc não bộ xuống.

Tiến hóa

Trám não là cơ quan tương đồng với cấu trúc đặc biệt trong não động vật chân đốt đó là hạch thực quản dưới, về biểu hiện gen cũng như là vị trí nằm giữa nãotủy gai.[2] Các nhà khoa học cho rằng ở tổ tiên chung cuối cùng của các loài sinh vật đối xứng (điển hình là các ngành chân đốtngành dây sống), trám não đã bắt đầu có sự tiến hóa về mặt cấu trúc trong khoảng thời gian từ 555 đến 570 triệu năm trước.[2][3]

Các tổn thương bệnh lý ở trám não

Có một loại bệnh lý hiếm gặp ở trám não ám chỉ đến cấu trúc giải phẫu thùy nhộng thiếu hụt một phần hay toàn phần, và được biết với tên gọi là "rhombencephalosynapsis". Các triệu chứng điển hình là mất điều hòa vận động thân, rung lắc mạnh ở thân khi đi, dáng đi bất thường các bước đi không đều nhau (truncal ataxia). Và triệu chứng này cũng gặp phải ở hội chứng Gomez-Lopez-Hernandez.

Tham khảo

  • Haycock DE (2011). Being and Perceiving. Manupod Press. tr. 41. ISBN 978-0-9569621-0-2.
  1. ^ “Brain atlas - Hindbrain”. Lundbeck Institute - Brain explorer. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2015.Bản mẫu:Citations Broken
  2. ^ a b Ghysen A (2003). “The origin and evolution of the nervous system”. Int. J. Dev. Biol. 47 (7–8): 555–62. PMID 14756331.
  3. ^ Haycock, DE Being and Perceiving

5. Gisele E. Ishak, Jennifer C. Dempsey, Dennis W. W. Shaw, Hannah Tully, Margaret P. Adam, Pedro A. Sanchez-Lara, Ian Glass, Tessa C. Rue, Kathleen J. Millen, William B. Dobyns, Dan Doherty; Rhombencephalosynapsis: a hindbrain malformation associated with incomplete separation of midbrain and forebrain, hydrocephalus, and a broad spectrum of severity, Brain, Volume 135, Issue 5, ngày 1 tháng 5 năm 2012, Pages 1370–1386, https://doi.org/10.1093/brain/aws065

6. Tully, H. M., Dempsey, J. C., Ishak, G. E., Adam, M. P., Mink, J. W., Dobyns, W. B., Gospe, S. M., Weiss, A., Phillips, J. O. and Doherty, D. (2013), Persistent figure‐eight and side‐to‐side head shaking is a marker for rhombencephalosynapsis. Mov Disord., 28: 2019–2023. doi:10.1002/mds.25634

7. Poretti, Andrea & Dietrich Alber, Fabienne & Buerki, Sarah & P Toelle, Sandra & Boltshauser, Eugen. (2008). Cognitive outcome in children with rhombencephalosynapsis. European journal of paediatric neurology: EJPN: official journal of the European Paediatric Neurology Society. 13. 28–33. 10.1016/j.ejpn.2008.02.005.

8. D Bell, Brian & A Stanko, Heather & L Levine, Ross. (2005). Normal IQ in a 55-year-old with newly diagnosed rhombencephalosynapsis. Archives of clinical neuropsychology: the official journal of the National Academy of Neuropsychologists. 20. 613–21. 10.1016/j.acn.2005.02.003.

9. https://www.semanticscholar.org/paper/Isolated-rhomboencephalosynapsis-–-a-rare-anomaly-Paprocka-Jamroz/2fb11431e0c425c66ea3ec433ad4e964ec5ab239

Đọc thêm

Kembali kehalaman sebelumnya