Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Trương Tòng Chính

Trương Tòng Chính
Tên chữTử Hòa
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1156
Nơi sinh
Lan Khảo
Quê quán
huyện Khảo Thành
Mất1228
Giới tínhnam
Nghề nghiệpbác sĩ
Quốc tịchnhà Kim

Trương Tòng Chính (tiếng Trung: 張從正; bính âm: Zhāng Cóngzhèng; 1156–1228),[1] biểu tự Tử Hòa (tiếng Trung: 子和; bính âm: Zihé),[2] là một thầy thuốc và văn sĩ người Trung Quốc hoạt động trong thời nhà Kim. Ông hoạt động tại thủ phủ Đại Lương (大梁; ngày nay là Khai Phong, Hà Nam) và được biết với cách tiếp cận y học hung bạo và không chính thống, dựa trên niềm tin mọi bệnh tật đều do tà khí gây ra.[1] Ông được coi là một trong "Tứ đại sư" của triều đại Kim–Nguyên.

Quan điểm và thực hành

Quan điểm chung

Trương có một quan điểm gây tranh cãi,[3] cho rằng tất cả bệnh tật là do tà khí gây ra. Viết trong Nho môn sự thân (儒门事亲),[a] do bằng hữu của ông là Ma Cửu Trù [zh] chủ biên, Trương đề xuất ba phương pháp để loại bỏ tà khí trong cơ thể, đó là hạ 下 pháp (do khí ở phần dưới cơ thể), hãn 汗 (đổ mồ hôi do khí "mầm bệnh" gần lớp thượng bì) và ẩu thổ 呕吐 (nôn mửa do tắc nghẽn phần trên cơ thể).[1] Trương chấp thuận châm cứungải cứu. Dù vậy, ông thận trọng khi dùng dược phẩm, trái ngược với "chiến thuật ăn kiêng".[2] Mặc dù Trương chưa từng yết kiến thầy thuốc Lưu Hoàn Tố [en], nhưng ông đã bị ảnh hưởng bởi các tác phẩm của Lưu, đặc biệt về vấn đề chữa trị "rối loạn phong".[1]

Lối chữa trị khác biệt

Học giả y học thời nhà Minh Lý Trung Tử [zh] đã so sánh cách tiếp cận khác biệt của Trương Tòng Chính, người tiên phong trong trường phái tư tưởng Công hạ phái (攻下派, nghĩa là "Phản công và thanh lọc" ) và Tiết Tắc [en], người ủng hộ phương thuốc Ôn bổ phái (温补派), nghĩa là bài thuốc "Làm ấm và tẩm bổ"): "Phương pháp trị liệu của hai y sĩ này nghịch nhau nhưng lại công hiệu bằng nhau?"[5] Theo Lý Trung Tử, cách tiếp cận y học của Trương hung bạo hơn bởi vì ông chữa trị cho những công nhân bần hàn có thể "chịu đựng sự thanh tẩy mạnh mẽ của ông ta". Ngược lại, Tiết Tắc chữa trị cho tầng lớp quý tộc có cơ thể tương đối yếu hơn vì thế cần "thuốc bổ" để tăng cường hệ miễn dịch.[4]

Bản thân Trương Tòng Chính cho rằng bệnh nhân từ các vùng nông thôn phải được chữa trị khác biệt: "Bởi vì biên giới phía nam nóng hơn, thích hợp dùng phương thuốc vị đắng và tính mát để chữa trị. Vùng phía bắc lạnh hơn, nên dùng phương thuốc có vị đắng và tính ấm để chữa trị."[6] Ở một nơi khác, ông cho rằng những người từ "miền trung" phần lớn dễ bị rối loạn tỳbao tử vì thói quen ăn uống của họ.[7]

Sinh đẻ

Theo bệnh sử, Trương đã chữa trị cho một nữ bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm tính mạng sau khi ba bà mụ đã dùng lực quá mạnh với cô, vì vậy đã gây chết thai nhi.[8] Ông được cho là đã tiến hành cấp cứu thai nhi đã chết bằng cách dùng một dụng cụ tạm thời bao gồm một cái móc từ một chiếc cân thép gắn vào một sợi dây.[9] Một trường hợp khác, Trương chẩn đoán một phụ nữ đã lập thất, cô mơ thấy mình "giao hợp với ma quỷ và thần tiên" trong nhiều năm, cùng "tràn âm" trong cơ thể khiến cô không thể mang thai.[10]

Chứng điên loạn

Trương Tòng Chính được cho là thầy thuốc đầu tiên đưa ra lý thuyết chứng điên loạn là do lửa, nhiệt và dịch nhầy gây ra,[1] và có thể chữa trị bằng thuốc gây nôn và thuốc nhuận tràng,[1] ngoài phương pháp tâm lý trị liệu.[11] Ví dụ, Trương lưu ý con người có thể mắc bệnh tâm thần sau khi "(ngã) khỏi ngựa" hoặc "(rơi) xuống giếng", vì "dịch nhầy tiết ra ở phần trên cơ thể" mà chỉ có thể loại bỏ bằng chữa trị nôn mửa.[12] Trong một ghi chép cụ thể, Trương đã trói một người đàn ông "điên loạn" vào bánh xe quay; "cơn điên hoàn toàn dừng lại" sau khi người đàn ông nôn mửa và uống vài lít nước lạnh.[12]

Cuộc sống và di sản

Trương Tòng Chính sinh năm 1156, hoạt động tại thủ phủ Đại Lương (大梁; ngày nay là Khai Phong, Hà Nam).[1] Ông tự học tại gia từ khi còn nhỏ. Vì cách tiếp cận y học không chính thống, ông không tương tác nhiều với những người đồng môn.[11] Trương qua đời năm 1228.[1]

Trong lịch sử y học cận đại ở Trung Quốc, Trương Tòng Chính được coi là một trong "Tứ đại gia" (四大家) thời KimNguyên,[13][14] cùng với Lý Đông Viên [zh], Lưu Hoàn Tố và Châu Chấn Hanh [en].[2] Tuy nhiên, trong triều đại nhà Minhnhà Thanh, "Tứ đại gia" được coi là Lý Đông Viên, Lưu Hoàn Tố, Châu Chấn Hanh và Trương Trọng Cảnh (thay vì Trương Tòng Chính).[13]

Ghi chú

  1. ^ Nghĩa là "Gia môn theo Nho giáo nuôi nấng phụng dưỡng song thân.[4]

Chú thích

Trích dẫn

  1. ^ a b c d e f g h Simonis 2014, tr. 625.
  2. ^ a b c Chace 2022, tr. 149.
  3. ^ Simonis 2015, tr. 56.
  4. ^ a b Hanson 2012, tr. 64.
  5. ^ Hanson 2012, tr. 63.
  6. ^ Hanson 2012, tr. 40.
  7. ^ Hanson 2012, tr. 42.
  8. ^ Wu 2010, tr. 182.
  9. ^ Furth 1999, tr. 122–123.
  10. ^ Cheng 2020, tr. 51.
  11. ^ a b Liao 2014, tr. 91.
  12. ^ a b Simonis 2014, tr. 626.
  13. ^ a b Furth 1999, tr. 136.
  14. ^ Goldschmidt 2009, tr. 203.

Thư mục

  • Chace, Charles (2022). “Developments in Chinese medicine from the Song through the Qing”. Trong Lo, Vivienne; Stanley-Baker, Michael (biên tập). Routledge Handbook of Chinese Medicine. Routledge. tr. 146–160. doi:10.4324/9780203740262-11. ISBN 9780415830645.
  • Cheng, Hsiao-wen (2020). Divine, Demonic, and Disordered: Women Without Men in Song Dynasty China. University of Washington Press. ISBN 9780295748337.
  • Furth, Charlotte (1999). A Flourishing Yin: Gender in China's Medical History: 960–1665. University of California Press. ISBN 9780520208292.
  • Goldschmidt, Asaf (2009). The Evolution of Chinese Medicine: Song Dynasty, 960–1200. Routledge. doi:10.4324/9780203946435. ISBN 9780203946435.
  • Hanson, Marta (2012). Speaking of Epidemics in Chinese Medicine: Disease and the Geographic Imagination in Late Imperial China. Taylor & Francis. doi:10.4324/9780203829592. ISBN 9781136816420.
  • Liao, Yuqun (2014). “Medicine”. Trong Lu, Yongxiang (biên tập). A History of Chinese Science and Technology. 2. Shanghai Jiao Tong University Press. tr. 1–159. doi:10.1007/978-3-662-44166-4_1. ISBN 9783662441664.
  • Simonis, Fabian (2014). “Ghosts or Mucus? Medicine for Madness: New Doctrines, Therapies, and Rivalries”. Trong Lagerwey, John; Marsone, Pierre (biên tập). Modern Chinese Religion. 1. Brill. tr. 603–640. doi:10.1163/9789004271647_011. ISBN 9789004271647.
  • Simonis, Fabian (2015). “Illness, Texts, and 'Schools' in Danxi Medicine: A New Look at Chinese Medical History from 1320 to 1800”. Trong Elman, Benjamin A. (biên tập). Antiquarianism, Language, and Medical Philology: From Early Modern to Modern Sino-Japanese Medical Discourses. tr. 52–80. doi:10.1163/9789004285453_004. ISBN 9789004285453.
  • Wu, Yi-Li (2010). Reproducing Women: Medicine, Metaphor, and Childbirth in Late Imperial China. University of California Press. doi:10.1525/9780520947610. ISBN 9780520947610.
Kembali kehalaman sebelumnya