Vương quốc thứ nhất tồn tại từ năm 1099 đến năm 1187, trước khi bị Saladin đánh chiếm gần như hoàn toàn lãnh thổ. Sau cuộc Thập tự chinh lần thứ ba, Richard Sư tử Tâm tái lập vương quốc ở Acre vào năm 1192, và tồn tại cho đến khi thành phố bị tàn phá vào năm 1291. Vương quốc thứ hai này đôi khi được gọi là Vương quốc Acre, theo tên thủ đô mới của nó. Acre vẫn là tân thủ đô, bất chấp việc hai thập kỷ sau đó khi hoàng đế Thánh chế La MãFrederick II nhà Hohenstaufen giành lại thành phố Jerusalem và một hàng lang từ thành phố dẫn ra biển kết nối với phần còn lại của đất nước từ tay Vương triều Ayyub trong cuộc Thập tự chinh lần thứ sáu thông qua ngoại giao.
Phần nhiều những người lính Thập tự quân đã thành lập và định cư ở Vương quốc đều có xuất thân từ Vương quốc Pháp, cùng với nhân lực từ những Dòng Hiệp sĩ, là những người đã tạo nên phần lớn dòng quân tiếp viện ổn định trong suốt 200 năm tồn tại của vương quốc. Những người cai trị và tầng lớp tinh hoa của vương quốc do đó có nguồn gốc hầu hết từ Pháp.[4] Quân Thập tự chinh Pháp cũng mang tiếng Pháp đến Levant, do đó làm cho tiếng Pháp cổ trở thành ngôn ngữ chung của các Quốc gia Thập tự chinh.[5][6]
Người Hồi giáo và Cơ đốc giáo địa phương chiếm phần lớn dân số ở vùng nông thôn của vương quốc, nhưng những người thực dân châu Âu - chủ yếu là Pháp, Ý và Catalan - cũng định cư ở các làng mạc nhỏ .[7]Tinh chế đường mía, dựa trên các đồn điền mía ở địa phương, đã phát triển thành một ngành công nghiệp quan trọng.[8]
Ước tính có khoảng 1000 người Do Thái trong 14 thành phố của vương quốc trong khoảng thập kỉ 1170.
Quân chủ xứ Jerusalem
Vương triều Thứ Nhất (1099-1190)
Nhà Boulogne (1099-1118)
Baldwin I (1100-1118)
Nhà Rethel (1118-1153)
Baldwin II (1118-1131)
Melisende (1131-1153)
Nhà Anjou (1153-1205)
Fulk (1131-1143) (đồng trị vì với Melisende)
Baldwin III (1143-1163) (đồng trị vì với Melisende tới 1153)
^“Jerusalem in the Crusader Period”. Bar-Ilan University. Ingeborg Rennert Center for Jerusalem Studies. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2019.
^Benjamin Z. Kedar, "The Subjected Muslims of the Frankish Levant", in Muslims Under Latin Rule, 1100–1300, ed. James M. Powell, Princeton University Press, 1990, pg. 148; reprinted in The Crusades: The Essential Readings, ed. Thomas F. Madden, Blackwell, 2002, pg. 244. Kedar quotes his numbers from Joshua Prawer, Histoire du royaume latin de Jérusalem, tr. G. Nahon, Paris, 1969, vol. 1, pp. 498, 568–72.
Ferdinandi, Sergio (2017). La Contea Franca di Edessa. Fondazione e Profilo Storico del Primo Principato Crociato nel Levante (1098-1150) (bằng tiếng Ý). Rome, Italy: Pontificia Università Antonianum. ISBN978-88-7257-103-3.
Bernard Hamilton, The Leper King & His Heirs. Cambridge, 2000.
Carole Hillenbrand, The Crusades: Islamic Perspectives. Routledge, 2000.
Holt, P. M. The Age of the Crusades: The Near East from the Eleventh Century to 1517. Longman, 1989.
Humphreys, R. S. (1997) From Saladin to the Mongols: The Ayyubids of Damascus, 1193-1260, SUNY Press
Benjamin Z. Kedar, Hans Eberhard Mayer & R. C. Smail, ed., Outremer: Studies in the history of the Crusading Kingdom of Jerusalem presented to Joshua Prawer. Yad Izhak Ben-Zvi Institute, 1982.
John L. La Monte, Feudal Monarchy in the Latin Kingdom of Jerusalem, 1100–1291. Cambridge, Massachusetts, 1932.