Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Vương quốc Phổ

Vương quốc Phổ
Tên bản ngữ
1701–1918

Quốc ca
Vương quốc Phổ (màu đỏ đậm) trong phạm vi rộng nhất, sau khi hợp nhất de facto Sachsen-Lauenburg năm 1866.
Tổng quan
Vị thếQuốc gia trong Liên bang Đức
(1815–1866)
Quốc gia trong Liên bang Bắc Đức
(1867–1871)
Bang của Đế quốc Đức
(1871–1918)
Thủ đôBerlin
Ngôn ngữ thông dụngChính thức:
Tiếng Đức
Tôn giáo chính
Đa số:
Tin lành (LutherCải cách; từ 1817 Giáo hội Phổ Thống nhất)
Chính trị
Chính phủQuân chủ tuyệt đối (đến năm 1848)
Quân chủ lập hiến (từ năm 1848)
Vua 
• 1701–1713 (đầu tiên)
Friedrich I
• 1888–1918 (cuối cùng)
Wilhelm II
Thủ tướnga 
• 1848 (đầu tiên)
Adolf Heinrich
• 1918 (cuối cùng)
Maximilian William
Lập phápQuốc hội
Herrenhaus
Abgeordnetenhaus
Lịch sử
Thời kỳ
18 tháng 1 năm 1701 1701
14 tháng 10 năm 1806
9 tháng 6 năm 1815
5 tháng 12 năm 1848
18 tháng 1 năm 1871
28 tháng 11 năm 1918 1918
28 tháng 6 năm 1919
Địa lý
Diện tích 
• 1910[1]
348.779 km2
(134.664 mi2)
Dân số 
• 1816[2]
10349031
• 1871[2]
24689000
• 1910[1]
34472509
Kinh tế
Đơn vị tiền tệ
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc La Mã Thần thánh
Công quốc Phổ
Brandenburg-Phổ
Hoàng gia Phổ
Thành phố Tự do Danzig
Pomerania thuộc Thụy Điển
Tuyển Hầu quốc Hesse
Thành phố tự do Frankfurt
Công quốc Nassau
Vương quốc Hanover
Công quốc Holesten
Công quốc Schleswig
Sachsen-Lauenburg
Bang Tự do Phổ
Thành phố tự do Danzig
Đệ Nhị Cộng hòa Ba Lan
Hiện nay là một phần của Bỉ
 Cộng hòa Séc
 Đan Mạch
 Đức
 Litva
 Ba Lan
 Nga


Vương quốc Phổ (tiếng Đức: Königreich Preußen) là một vương quốc tồn tại trong lịch sử Đức từ năm 1701 đến 1918[3]. Nó là động lực thúc đẩy sự thống nhất của Đức vào năm 1871 và vua của Phổ cũng đồng thời là hoàng đế của Đế chế Đức cho đến khi nhà nước này giải thể vào năm 1918[3]. Mặc dù tên của vương quốc lấy tên từ đất Prussia/Phổ, nhưng trung tâm quyền lực lại đặt ở Phiên bá quốc Brandenburg, với thủ phủ là thành phố Berlin.[4]

Các vị vua của Phổ đến từ Vương tộc Hohenzollern. Brandenburg-Phổ, tiền thân của Vương quốc Phổ, trở thành một cường quốc quân sự dưới thời Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg, với biệt danh là "Tuyển hầu tước vĩ đại".[5][6][7][8] Là một vương quốc, Phổ tiếp tục sức mạnh bá chủ của mình, đặc biệt là dưới thời trị vì của Friedrich Đại đế, là con trai thứ 3 của Frederick William I.[9] Frederick Đại đế là người có công trong việc bắt đầu Chiến tranh Bảy năm (1756–63), chống lại Đại công quốc Áo, Đế quốc Nga, Vương quốc PhápThụy Điển, đồng thời thiết lập vai trò của Phổ trong các quốc gia dân tộc Đức, cũng như đưa đất nước này trở thành một cường quốc châu Âu[10]. Sau khi sức mạnh của Phổ được bộc lộ, nước này được coi là một cường quốc lớn giữa các quốc gia Đức. Trong suốt 100 năm tiếp theo, Phổ đã chiến thắng trong nhiều cuộc chiến tranh.[11] Do sức mạnh của mình, Phổ liên tục cố gắng thống nhất tất cả các bang của Đức (không bao gồm các bang của Đức ở Thụy Sĩ) dưới sự cai trị của mình.

Sau Chiến tranh Napoléon dẫn đến việc thành lập Bang liên Đức, vấn đề thống nhất các bang của Đức đã gây ra một số cuộc cách mạng tại các cựu lãnh thổ của Đế quốc La Mã Thần thánh trước đây. Tất cả các bang đều muốn có hiến pháp của riêng mình. Các nỗ lực thành lập một nhà nước liên bang vẫn không thể thành công và Bang liên Đức sụp đổ vào năm 1866 khi chiến tranh xảy ra giữa 2 quốc gia thành viên hùng mạnh nhất là Vương quốc Phổ và Đế quốc Áo. Năm 1867, Bang liên Bắc Đức được thành lập sau khi Bang liên Đức chấm dứt tồn tại, nó được duy trì cho đến năm 1871, đã tạo ra một liên minh chặt chẽ hơn giữa các quốc gia liên kết với Phổ, trong khi đó Đế quốc Áo và phần lớn lãnh thổ miền Nam của Đức vẫn độc lập.

Đế chế Đức tồn tại từ năm 1871 đến năm 1918 với sự thống nhất thành công tất cả các quốc gia Đức dưới quyền bá chủ của Vương quốc Phổ, ngoại trừ Áo. Sự thống nhất thành công này đến từ thất bại của Napoleon III của Pháp trong Chiến tranh Pháp-Phổ (1870 - 1871). Cuộc chiến đã đoàn kết các quốc gia Đức dưới ngọn cờ của Phổ chống lại kẻ thù chung, và với chiến thắng này, một làn sóng chủ nghĩa dân tộc đã tràn ngập, làm thay đổi quan điểm của một số người chống lại sự thống nhất. Năm 1871, Đức thống nhất thành một quốc gia, trừ Áo và Thụy Sĩ, trong đó vua của Phổ đồng thời là hoàng đế của Đế quốc Đức.

Đọc thêm

Tham khảo

  1. ^ “German Empire: administrative subdivision and municipalities, 1900 to 1910” (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2007.
  2. ^ a b “Königreich Preußen (1701–1918)” (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2007.
  3. ^ a b Marriott, J. A. R., and Charles Grant Robertson. The Evolution of Prussia, the Making of an Empire. Rev. ed. Oxford: Clarendon Press, 1946.
  4. ^ “Prussia | History, Maps, & Definition”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ Fueter, Eduard (1922). World history, 1815–1920. United States of America: Harcourt, Brace and Company. pp. 25–28, 36–44. ISBN 1-58477-077-5.
  6. ^ Danilovic, Vesna. "When the Stakes Are High—Deterrence and Conflict among Major Powers", University of Michigan Press (2002), p 27, p225–228
  7. ^ [1][liên kết hỏng] Aping the Great Powers: Frederick the Great and the Defence of Prussia's International Position 1763–86, Pp. 286–307.
  8. ^ [2] The Rise of Prussia Lưu trữ 2010-06-10 tại Wayback Machine
  9. ^ Horn, D. B. "The Youth of Frederick the Great 1712–30." In Frederick the Great and the Rise of Prussia, 9–10. 3rd ed. London: English Universities Press, 1964.
  10. ^ Horn, D. B. "The Seven Years' War." In Frederick the Great and the Rise of Prussia, pp. 81–101. 3rd ed. London: English Universities Press, 1964.
  11. ^ Atkinson, C. T. A History of Germany, 1715–1815. New York: Barnes & Noble, 1969.
Kembali kehalaman sebelumnya