Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Vườn chim Bạc Liêu

Vườn chim Bạc Liêu
Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Vườn chim Bạc Liêu
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn chim Bạc Liêu
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn chim Bạc Liêu
Vị trí Vườn chim Bạc Liêu
Vị tríKhóm Kinh Tế, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam
Thành phố gần nhấtThành phố Bạc Liêu
Tọa độ9°14′32,9″B 105°43′4,4″Đ / 9,23333°B 105,71667°Đ / 9.23333; 105.71667
Diện tích3,85 km²
Thành lập9/8/1986[1]
Cơ quan quản lýSở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu

Vườn chim Bạc Liêu là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm tại phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Vườn chim Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là khu bảo tồn loài sinh cảnh[2] và là một trong số ít vườn chim nằm tại nội thành trên cả nước.[3][4][5]

Lịch sử hình thành

Vườn chim Bạc Liêu vốn là một mảng rừng còn sót lại của một rừng ngập mặn lớn trước đây.[6] Năm 1962, vườn chim được một người dân chăm sóc và quản lý.[6]

Năm 1978, vườn chim bị thu hẹp còn 40 ha để thành lập Nông trường Đông Hải. Năm 1986, vườn chim Bạc Liêu được đưa vào danh sách các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam và được công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên theo quyết định 194/CT-HĐBT ngày 9 tháng 8 năm 1986.[1][7]

Năm 1987, ban quản lý vườn chim được thành lập, trực thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Minh Hải.[1] Sau khi tỉnh Minh Hải, được tách ra, vườn chim Bạc Liêu được đưa về cho chính quyền tỉnh Bạc Liêu quản lý. Năm 2001, chính quyền tỉnh Bạc Liêu giao lại Vườn chim Bạc Liêu cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.[1]

Năm 1989, quỹ Brehm của Đức hỗ trợ 7.000 USD để xây dựng vật chất và quy hoạch vườn chim Bạc Liêu để tăng tính đa dạng sinh học. Năm 1996, chính quyền tỉnh Bạc Liêu cấp 200 triệu đồng cho Ban quản lý Vườn chim làm đê bao ngăn xung quanh 130 ha, đào ao nước mặn, nước ngọt để cung cấp thức ăn và tạo lại vùng sinh thái.[8]

Ngày 13 tháng 12 năm 2010, chính quyền tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng một công ty du lịch xây dựng khu du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu.[9]

Khu du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu

Mô tả

Vườn chim Bạc Liêu hiện nay có diện tích là 385 ha, trong đó có 19 ha là rừng nguyên sinh.[6][10] Tính đến năm 2015, tại đây đã có hơn 40.000 cá thể của 78 loài, trong đó có giang sen, bồ nông chân xám, cò sả hung,...Ngoài ra, vườn chim Bạc Liêu có 13 quần xã thực vật, bao gồm 181 loài thực vật bậc cao, thuộc 145 chi của 60 họ, có 23 loài đại diện cho hệ rừng ngập mặn và 16 loài cây tham gia rừng ngập mặn.[8] Vườn chim Bạc Liêu là vườn chim duy nhất nằm trong nội thành tại Đồng bằng sông Cửu Long.[3][11]

Hệ sinh thái nơi đây rất đa dạng, tạo điều kiện cho các loài động thực vật phát triển, nhất là các loài chim đã về đây dựng tổ. Nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch tại Bạc Liêu,[12] đón tiếp rất nhiều khách du lịch.[13] Tính từ tết Canh Tý đến ngày 18 tháng 2 năm 2020, vườn chim Bạc Liêu đón khoảng hơn 30.000 du khách.[14]

Tuy nơi đây là địa điểm du lịch, nhưng các cá thể loài chim thường bị giảm sút khá nhiều. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gây tiếng ồn cho vườn chim, những kẻ trộm chim đem đi bán và các quán nhậu sử dụng thịt chim cò làm món ăn.[15]

Nguy cơ cháy rừng

Ngày 17 tháng 3 năm 2012, theo ông Nguyễn Trung Chánh, do thời tiết nắng nóng gay gắt nên mực nước trong các con kênh bị rút xuống nhanh, làm toàn bộ diện tích vườn chim nằm trong diện nguy cơ cháy rừng cấp 4.[16]

Ngày 21 tháng 2 năm 2013, do nắng nóng gay gắt kéo dài, các dòng kênh rạch nằm trong vườn chim có mực nước khô cạn, ban quản lý vườn chim tạm thời đóng cửa vườn. Ban quản lý vườn chim đã nhận định cảnh báo cháy rừng cấp 4. Sau vụ việc trên, chính quyền tỉnh tạm cấm khách tham quan vườn chim để phòng cháy rừng và những người dân sống xung quanh được phát tờ rơi và cam kết không đốt lửa.[17]

Đến ngày 13 tháng 3 năm 2018, Ban quản lý vườn chim phối hợp với người dân và lực lượng phòng cháy chữa cháy tham gia diễn tập chữa cháy rừng, do thời điểm này nắng gắt, làm cho nuớc kênh cạn và các loài cây khô héo và dự báo có thể lên cấp độ cháy rừng.[18]

Từ năm 20192020, Ban quản lý đã nâng mức cấp độ cháy rừng lên cấp V.[19] Nhiệt độ trung bình đo được tại khu vực này là 32 độ C, độ ẩm khoảng 50% - 56% và gió mạnh.[14] Khu vực có nguy cơ cháy rừng có diện tích 60 ha, chủ yếu là rừng cây chà là và một số cây dây leo.[19] Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, do biến đổi khí hậu làm cho khô hạn, nắng nóng kéo dài, đe dọa hệ sinh thái và đa dạng sinh học của vườn chim, có nhiều tuyến kênh hiện nay nước rất cạn và khô trơ đáy.[19][20]

Tham khảo

  1. ^ a b c d Lê Chí Linh (26 tháng 1 năm 2015). “Lịch sử hình thành và phát triển Vườn chim Bạc Liêu”. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Huỳnh Sử (26 tháng 3 năm 2019). “Cò nhạn quý hiếm 'đậu bến' Vườn chim Bạc Liêu”. Báo Tin Tức. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ a b Tấn Phong (14 tháng 2 năm 2020). “Vườn chim Bạc Liêu nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Đại Đồng (26 tháng 3 năm 2019). “Loài chim quý hiếm xuất hiện ở Vườn chim Bạc Liêu”. Báo Giáo dục & Thời đại. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ NLD (4 tháng 5 năm 2019). “Gần 200 con cò nhạn có sải cánh hơn 1 m bất ngờ xuất hiện tại Bạc Liêu”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ a b c Trường Sơn (23 tháng 10 năm 2015). “Trải nghiệm thú vị ở vườn chim Bạc Liêu”. Báo Ảnh Dân tộc và miền núi. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ TTXVN (1 tháng 11 năm 2017). “Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái Bạc Liêu”. Báo ảnh dân tộc và miền núi. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ a b Báo Dân SInh (5 tháng 12 năm 2015). “Đất lành Vườn chim ở Bạc Liêu”. Báo Dân Sinh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ Bảo Trân (14 tháng 12 năm 2010). “Xây dựng Khu du lịch sinh thái Vườn chim Bạc Liêu”. Báo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ Thảo Nghi (14 tháng 8 năm 2014). “Về thăm Bạc Liêu - quê hương của Hắc công tử”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ Nhật Hồ (8 tháng 3 năm 2021). “Vườn chim Bạc Liêu báo động cháy cấp IV, hạn chế người dân vào rừng”. Báo Lao động. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ Nguyệt Thu (16 tháng 12 năm 2011). “Về Bạc Liêu nghe bài "Dạ cổ hoài lang". Người lao động. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ Thanh Sang - Huỳnh Sử - Kim Hà - Huy Hải - Thành Đạt (16 tháng 3 năm 2020). “Bảo vệ 'lá phổi xanh' Đồng bằng sông Cửu Long - Bài cuối: Bảo vệ và phát triển rừng”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ a b H. S. (18 tháng 2 năm 2020). “Cảnh báo cháy rừng Vườn chim Bạc Liêu”. Báo Đại đoàn kết. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ Trần Vũ (16 tháng 7 năm 2013). “Vườn chim Bạc Liêu: "Kho báu" chưa được bảo vệ”. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  16. ^ Huỳnh Sử (18 tháng 3 năm 2012). “Rừng vườn chim Bạc Liêu đứng trước nguy cơ cháy cấp 4”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  17. ^ Trọng Duy (21 tháng 2 năm 2013). “Tạm đóng cửa Vườn chim Bạc Liêu”. Nhân Dân. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  18. ^ H. H. (13 tháng 3 năm 2018). “Nắng nóng đe dọa, Bạc Liêu gấp rút diễn tập chữa cháy vườn chim”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  19. ^ a b c Nguyễn Quốc (19 tháng 2 năm 2020). “Vườn chim Bạc Liêu: Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng”. Báo Bạc Liêu. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ Thanh Niên (1 tháng 4 năm 2019). “Hạn, mặn khốc liệt ở miền Tây”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.
Kembali kehalaman sebelumnya