Vườn quốc gia Wood Buffalo, nằm ở phía đông bắc tỉnh Alberta và phía nam Các Lãnh thổ Tây Bắc, là vườn quốc gia lớn nhất Canada[1] với diện tích 44.807 km² (17.300 dặm vuông). Với diện tích rộng hơn Thụy Sĩ,[2] đây cũng là vườn quốc gia lớn thứ hai trên thế giới[3] và là khu vực bảo vệ lớn thứ mười ba thế giới. Vườn quốc gia này được thành lập năm 1922 (mở rộng thêm vào năm 1926) để bảo vệ đàn bò rừng bizon núi lớn nhất thế giới, ước tính khoảng hơn 5.000 con. Đây là vườn quốc gia bảo tồn bò rừng bizon lớn nhất Bắc Mỹ[4] cũng như là một trong hai địa điểm làm tổ được biết đến của loài sếu Mỹ.
Vườn quốc gia bao phủ bởi nhiều dãy núi và đồng bằng sông Peace-Athabaska, vùng đồng bằng rộng lớn ở Bắc Trung tâm Canada. Cảnh quan tự nhiên tại cửa sông Peace và sông Athabasca cùng với những khu rừng lá kim, những đồng cỏ rộng lớn (đồng cỏ cói Bắc Mỹ còn tồn tại duy nhất ở nơi đây), kết hợp với núi đá, đồng bằng muối tạo ra cảnh quan thiên nhiên đầy màu sắc. Nó cũng được biết đến với những hố đá vôi sụt ở phía đông bắc của vườn quốc gia. Suối Alberta là dòng suối lớn nhất (về khối lượng, tốc độ dòng chảy ước tính 8 m³/giây) nằm trong hệ thống thoát nước sông Jackfish.[5] Wood Buffalo nằm tiếp giáp phía bắc của mỏ hắc ín Athabasca.
Khu vực này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983 với sự đa dạng sinh học của vùng đồng bằng sông Peace-Athabasca, một trong những vùng đồng bằng nước ngọt lớn nhất thế giới, cũng như là một khu vực bảo tồn loài bò rừng hoang dã lớn nhất thế giới.[6]
Khu vực này bắt đầu có sự xuất hiện của nền văn minh loài người từ cuối kỷ băng hà cuối cùng. Những người thổ dân đã biến đổi theo cách sống vùng cận Bắc cực, dựa vào săn bắn, câu cá và hái lượm. Tọa lạc ở điểm giao của ba con sông chính được sử dụng làm tuyến đường cho xuồng bè đi lại là sông Slave, Peace và Athabasca, vùng đất sau này trở thành công viên quốc gia đã trải qua hàng thiên niên kỷ.
Canada đã mua lại quyền sở hữu của Công ty vịnh Hudson đối với khu vực năm 1986. Nông nghiệp chẳng bao giò phát triển trong phần này ở miền Tây Canada, không sống như miền Nam, do đó săn bắn và bẫy vẫn là ngành công nghiệp chính ở khu vực này vào thế kỉ hai mươi cũng như đóng vai trò quan trọng đối với những người dân ở đây. Tuy nhiên sau Vụ khai thác vàng Klondike năm 1987, chính phủ Canada đã quan tâm đến việc dập tắt quyền sở hữu của thổ dân với vùng đất, do đó bất kì tài nguyên khoáng sản nào được tìm thấy trong tương lai đều có thể khai thác bất chấp sự phản đối từ những thổ dân đầu tiên. Việc này dẫn đến ký kết hiệp ước Treaty 8 vào ngày 21 tháng 6 năm 1899. Vùng đất sau đó thuộc về chính phủ liên bang với tên gọi "đất Vua".
Thành lập năm 1922, vườn quốc gia được tạo ra trên đất Vua sau khi mua lại khu đất trong Treaty 8 giữa Canada và thổ dân địa phương. Vườn tự bao quanh một vài khu đất Ấn Độ dành riêng như Peace Point và ?Ejere K'elni Kue (còn gọi là Trại Hay).
Từ 1925 đến 1928, khoảng 600 con bò bizon đồng bằng được giới thiệu tới vườn, nơi chúng lai giống với loài bò rừng địa phương, cũng như giới thiệu bệnh lao bò và bệnh vi khuẩn bò vào trong bầy. Năm 1965, 23 con bò bizon được chuyển tới phía nam Vườn quốc gia Đảo Elk và 300 con còn lại ngày nay đều là những con bò rừng thuần chủng sót lại. Năm 1990, một kế hoạch được công bố để chọn lọc toàn bộ bầy và cung cấp thêm các con vật khỏe mạnh từ Vườn quốc gia Đảo Elk. Kế hoạch này sau đó bị hủy bỏ bởi phản ứng dư luận tiêu cực tới lời công bố.[8]
Trong vườn, mùa hè vô cùng ngắn nhưng ngày thì rất dài.[10] Nhiệt độ dao động từ 10 đến 30 °C trong suốt mùa năm nay.[10] Trung bình, mùa hè được đặc trưng bởi những ngày ấm và khô mặc dù trong vài năm, nó đã có những ngày mát mẻ và ẩm ướt. Nhiệt độ cao trong tháng bảy là 22,5 °C (72,5 °F) trong khi nhiệt độ thấp là 9,5 °C (49,1 °F).[10] Mùa thu thường có những ngày mát mẻ, lộng gió và khô trong đó đợt tuyết rơi đầu tiên thường diễn ra vào tháng 10. Mùa đông lạnh với nhiệt độ có thể giảm xuống tới dưới −40 °C (−40,0 °F) trong tháng 1 và tháng 2, những tháng lạnh nhất trong năm. Nhiệt độ cao nhất trong tháng 1 là−21,7 °C (−7,1 °F) trong khi thấp nhất là −31,8 °C (−25,2 °F).[10] Trong mùa xuân, nhiệt độ ấm dần lên vì ngày trở nên dài hơn.[10]
^“Largest Beaver Dam Seen From Space”. Discovery News. L’Agence France-Presse. ngày 6 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2015.