Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Vi Thủ An

Vi Thủ An
Thông tin cá nhân
Sinhkhông rõ
Mấtkhông rõ
Giới tínhnam
Dân tộcngười Tày
Quốc tịchnhà Lý

Vi Thủ An (Chữ Nho: 韋守安; ? – ?) là một thủ lĩnh địa phương từng phục vụ cho nhà Lý trong lịch sử Việt Namnhà Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời

Vi Thủ An là châu mục châu Tô Mậu của nhà Lý, Từ điển tiếng Việt cho là người Tày, đời đời quy thuận.[1] Châu Tô Mậu[a] nằm ở vùng biên giới giữa nhà Lý và nhà Tống, tù trưởng châu này thường tổ chức tấn công sang đất Tống để cướp bóc[b]. Họ Vi là họ lớn trong vùng, ngoài Tô Mậu còn nắm giữ các châu Tư Lăng, Lộc, Tây Bình bên nhà Tống.[4] Năm 1050, bọn thủ lĩnh Vi Thiệu Tự, Vi Thiệu Khâm đem người trong châu trốn sang đất Tống, Lý Nhân Tông cho người sang trao đổi, phía Tống liền giao trả toàn bộ.[5][c]

Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt nhận thấy nguy cơ quân Tống xâm lược, bèn tổ chức một cuộc tấn công vào các căn cứ hậu cần của quân Tống ở ba châu Ung, Khâm, Liêm. Các thủ lĩnh vùng biên như Tông Đản, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Vi Thủ An, Hoàng Kim Mãn,... được phân công các nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, Vi Thủ An dẫn quân châu Tô Mậu đánh chiếm trại Cổ Vạn, mở rộng chiến quả ra xung quanh, góp phần vào thắng lợi chung của nhà Lý.[7]

Sau trận chiến đó, nhà Tống vẫn không từ bỏ kế hoạch đánh Việt. Tống Thần Tông quyết định dùng phẩm hàm để chiêu dụ các tướng giữ biên thùy của nhà Lý, trong đó Vi Thủ An nhận hàm Cung bị khố Phó sứ.[8]

Năm 1077, quân Tống do Quách QuỳTriệu Tiết chỉ huy vượt qua biên giới, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ chống trả không được, phải rút vào rừng. Vi Thủ An vốn được Lý Thường Kiệt giao nhiệm vụ giữ con đường từ châu Tư Lăng đến Lạng Châu,[9] nhưng do đã bị các quan Tống là Tri Khâm châu Lưu Sơ và Trại chủ Vĩnh Bình Dương Nguyên Khanh dụ dỗ từ trước, nên nhanh chóng đầu hàng.[10]

Quân Tống sau đó thua trận ở sông Như Nguyệt, buộc phải rút quân về. Nhà Tống chiếm đóng bốn châu Quảng Nguyên, Tô Mậu, Môn và huyện Quang Lang. Năm 1078, Lý Thường Kiệt cho quân thu phục Quang Lang, hai châu Tô Mậu và Môn cũng trở về nhà Lý.[11] Không rõ kết cục của Vi Thủ An.

Ghi chú

  1. ^ Theo Hoàng Xuân Hãn thì đất châu Tô Mậu thuộc huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn và vùng An Châu tỉnh Hải Ninh.[2] An Châu vốn là tên một tổng thuộc huyện Yên Bác (tỉnh Lạng Sơn), sau là tên xã thuộc huyện Sơn Động (thuộc tỉnh Hải Ninh khoảng 1949–1955, nay thuộc tỉnh Bắc Giang).
  2. ^ An Nam truyện: Năm thứ ba (1036), người Man ở động Giáp, cùng châu Lạng, châu Môn, châu Tô Mậu, châu Quảng Nguyên, huyện Đại Phát, châu Đan Ba ở đất ấy, sang đánh châu Tư Lăng, châu Tây Bình, châu Thạch Tây cùng các động thuộc Ung Châu, cướp cư dân và trâu ngựa, đốt nhà cửa rồi đi. Triều đình hạ chiếu trách hỏi, lại lệnh cho bắt bọn tù trưởng cầm đầu để hỏi tội rồi báo sang.[3]
  3. ^ An Nam truyện: Năm Hoàng Hựu thứ hai (1050), Ung Châu dụ bọn Vi Thiệu Tự (韋紹嗣), Thiệu Khâm (紹欽) hơn ba ngàn người ở châu Tô Mậu đất ấy sang ở đất của tỉnh, Đức Chính dâng biểu xin lại những người bị dụ sang, triều đình hạ chiếu cho trở lại hết, lại lệnh Đức Chính ước thúc những hộ dân ở biên giới, không xâm phạm lẫn nhau.[6]

Tham khảo

  • Châu Hải Đường (2021). An Nam truyện. Hà Nội: Nhà xuất bản Hội Nhà Văn. ISBN 9786049606816.
  • Đào Duy Anh (2005). Đất nước Việt Nam qua các đời. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. ISBN 8935077000665 Kiểm tra giá trị |isbn=: tiền tố không hợp lệ (trợ giúp).
  • Hoàng Xuân Hãn (2014). Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. ISBN 9786409026805 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).
  • Quốc sử quán; Ngô Sĩ Liên (chủ biên). Đại Việt sử ký toàn thư.
  • Quốc sử quán (1992). Đại Nam nhất thống chí, Tập 3. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa.

Chú thích

  1. ^ Nguyễn Mạnh Hùng (31 tháng 10 năm 2017). “Địa danh Lạng Sơn qua các thời kỳ”. Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ Đào Duy Anh 2005, tr. 2005
  3. ^ Châu Hải Đường 2021, tr. 36
  4. ^ Hoàng Xuân Hãn 2014, tr. 76
  5. ^ Hoàng Xuân Hãn 2014, tr. 98
  6. ^ Châu Hải Đường 2021, tr. 37
  7. ^ Hoàng Xuân Hãn 2014, tr. 129-130
  8. ^ Hoàng Xuân Hãn 2014, tr. 172
  9. ^ Hoàng Xuân Hãn 2014, tr. 192
  10. ^ Hoàng Xuân Hãn 2014, tr. 202
  11. ^ Hoàng Xuân Hãn 2014, tr. 230
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya