Victoria, Hồng Kông
Thành phố Victoria (City of Victoria)[3] từng là thủ phủ của Hồng Kông thuộc Anh[4]. Trước đây thành phố được đặt tên là Queenstown nhưng về sau được biết đến nhiều hơn với cái tên là Victoria.[5] Đây là một trong những đô thị đầu tiên tại Hồng Kông và luật pháp thời đó còn ghi rõ vị trí ranh giới của thành phố này.[3] Hiện nay một số văn phòng chủ chốt của chính quyền Hồng Kông vẫn còn nằm trong địa phận của thành phố này. Trung tâm thành phố thời đó là quận Trung Hoàn (nay là phường Trung Hoàn, quận Trung Tây, đảo Hồng Kông). Về sau thành phố mở rộng diện tích rồi lập ra các địa phương mới như phường Thượng Hoàn, phường Loan Tể, phường Bào Mã Địa, phường Bán Sơn, trấn Kennedy, Thạch Đường Chủy, Tây Doanh Bản, Long Hổ Sơn, Đông Giác, Đồng La Loan[6] và cái tên Victoria dần dần bị thay thế bằng tên Trung Hoàn. Tuy vậy vẫn còn một số nơi vẫn còn giữ địa danh cũ như Công viên Victoria, đồi Victoria, cảng Victoria, nhà tù Victoria, một số đường phố hay trong tên của một số tổ chức như quận Victoria City thuộc Tổng hội Hướng đạo Hồng Kông[7], Liên đoàn Thanh niên Victoria[8]. Lịch sửVào năm 1857, chính quyền Hồng Kông mở rộng địa bàn thành phố Victoria và lập ra bốn quận (hoàn), đó là:
Bốn quận này còn được chia thành các phường (ước):
Thành phố được đặt tên theo tên của Nữ vương Victoria vào năm 1843, thủ phủ thành phố xưa nay là phường Trung Hoàn, quận Trung Tây, đảo Hồng Kông. Địa phận thành phố xưa ứng với địa phận của các phường Trung Hoàn, Thượng Hoàn, Loan Tể, Bán Sơn và các khu phố Kim Chung, Đông Giác, Thạch Đường Chủy, Bào Mã Địa, Thiên Hậu và trấn Kennedy tại đảo Hồng Kông. Ranh giớiLuật pháp Hồng Kông quy định vị trí các ranh giới thành phố như sau:[3]
Vào năm 1903, chính quyền Hồng Kông khánh thành một số cột mốc ranh giới thành phố, trên cột ghi dòng chữ “City Boundary 1903” (tức là “Ranh giới thành phố 1903”). Các địa điểm cắm mốc là đường Hatton, đường Bạc Phù Lâm, đường Bowen, đường Cựu Sơn Đỉnh, đường Hoàng Nê Dũng, phố Victoria và đường Mã-kỷ-tiên Hạp. Cột mốc trên đường Mã-kỷ-tiên Hạp không không còn tồn tại vào giữa tháng Bảy năm 2007[9][10][11]. Trong năm 2021 đã có thêm ba cột mốc ranh giới được tìm thấy.[12] Các phườngCòn có tên khác là “ước”.
Xem thêm
Chú thích
|