Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Croatia

Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Croatia
Mặt tiền có trang trí của Dinh Viện hàn lâm tại Quảng trường Nikola Šubić ZrinskiZagreb
Tên viết tắtHAZU
Thành lập1866 ở Zagreb
LoạiViện hàn lâm quốc gia
Mục đíchKhoa học, Nghệ thuật
Trụ sở chínhCroatia Zagreb, Croatia
Vị trí
Thành viên
148 viện sĩ (tính đến tháng 5 năm 2010)[1]
Zvonko Kusić
Cơ quan chính
Ban chủ tịch Viện hàn lâm[2]
Ngân sách
76,7 triệu HRK (€10.5 million) (2010)[3]
Trang webCroatian Academy of Sciences and Arts
Bên trong dinh Viện hàn lâm

Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Croatia (tiếng Latinh: Academia Scientiarum et Artium Croatica, tiếng Croatia: Hrvatska akademija znanosti i umjetnosti, abbrev. HAZU) là viện hàn lâm quốc gia của Croatia. Viện được thành lập năm 1866 như Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Nam Tư (Jugoslavenska akademija znanosti i umjetnosti, viết tắt JAZU)[4]

Lịch sử

Viện được thành lập tại Zagreb năm 1866 với tên "Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Nam Tư". Giám mục ân nhân Josip Juraj Strossmayer - người nhiệt thành ủng hộ nền giáo dục cao trong thế kỷ 19 ở Croatia, đã lập ra một quỹ ủy thác nhằm thành lập Viện này và năm 1860 đã trao khoản tài sản tặng dữ lớn cho phó vương Croatia thời bấy giờ Josip Šokčević để:

Sau một vài năm Nghị viện Croatia và hoàng đế Franz Joseph thảo luận, cuối cùng việc lập Viện hàn lâm được quy định trong đạo luật năm 1866. Người bảo trợ chính thức là Giám mục Josip Juraj Strossmayer, và vị chủ tịch đầu tiên của Viện là nhà sử học nổi tiếng của Croatia Franjo Rački.[5] Đuro Daničić được bầu làm tổng thư ký của Viện, nơi ông giữ vai trò then chốt trong việc chuẩn bị quyển Từ điển của Viện hàn lâm "Croatian or Serbian Dictionary of JAZU".

Việc thành lập Viện hàn lâm này là sự mở rộng hợp lý Đại học Zagreb, được lập ra từ năm 1669 và cũng được Giám mục Strossmayer trùng tu năm 1874. Giám mục Josip Juraj Strossmayer cũng bắt đầu xây dựng Dinh Viện hàn lâm ở công viên Zrinjevac của Zagreb, dinh này hoàn thành năm 1880.[5] Năm 1884, dinh này cũng là địa điểm tổ chức triển lãm "các tác phẩm nghệ thuật do Giám mục Josip Juraj Strossmayer tặng thành phố Zagreb" gồm 256 tác phẩm nghệ thuật (phần lớn là tranh hội họa).[5] Ngày nay dinh này là một trong số nhà bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng nhất ở Zagreb.

Viện hàn lâm xuất bản tạp chí khoa học Rad (tiếng Croatia nghĩa là "work") từ năm 1867 tới năm 1882, khi mỗi ban khoa học của Viện bắt đầu in tạp chí riêng của họ. Cho tới nay đã có tổng cộng gần 500 ấn bản được in. Năm 1887, Học viện xuất bản quyển niên giám "Ljetopis" đầu tiên, cũng như các ấn phẩm khác nhau về lịch sửdân tộc học.

Đổi tên

Từ năm 1941 tới năm 1945 Viện hàn lâm này đã đổi từ tên "Nam Tư" sang tên "Croatia" trong thời gian Croatia độc lập trong liên minh phe Trục. Từ năm 1991, khi Croatia giành được độc lập từ Nam Tư cũ thì Viện đổi tên thường xuyên thành "Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Croatia".

Các ban ngành

Viện hàn lâm gồm có 9 ban ngành khoa học[6]:

Chức viện sĩ

Có bốn loại viện sĩ[7]:

  • Viện sĩ hoạt động
  • Viện sĩ cộng tác
  • Viện sĩ thông tấn
  • Viện sĩ danh dự

Số lượng viện sĩ hoạt động và viện sĩ thông tấn được giới hạn mỗi loại 160 viện sĩ, số lượng viện sĩ hợp tác là 100.[7] Số viện sĩ hoạt động của mỗi ban ngành là 24. Chỉ những viện sĩ hoạt động mới mang tước hiệu "viện sĩ" (tiếng Anh: F.C.A., tiếng Croatia: akademik (nam viện sĩ) hoặc akademkinja (nữ viện sĩ)).

Các chủ tịch viện

Hình Chủ tịch Nhiệm kỳ
Franjo Rački 1866-1886
Pavao Muhić 1886-1890
Josip Torbar 1890-1900
Tadija Smičiklas 1900-1914
Tomislav Maretić 1914-1918
Vladimir Mažuranić 1918-1921
Gustav Janečak 1921-1924
Gavro Majnolović 1924-1933
Albert Bazala 1933-1941
Tomo Matić 1941-1946
Andrija Štampar 1946-1958
Grga Novak 1958-1978
Jakov Sirotković 1978-1991
Ivan Supek 1991-1997
Ivo Padovan 1997-2004
Milan Moguš 2004-2010
Zvonko Kusić 2010-tới nay

Phê bình chỉ trích

Gần đây, Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Croatia đã bị chỉ trích về những hoạt động và bầu chọn viện sĩ mới dựa trên chủ trương dành ghế cho bạn bè (cronyism) và nghiêng về chính trị hơn là dựa trên giá trị khoa học và nghệ thuật. Năm 2006 vụ việc đã lên tới đỉnh điểm khi Viện từ chối thâu nhận tiến sĩ Miroslav Radman - một nhà sinh học tài năng, là viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và là người bênh vực chế độ sử dụng người theo tài năng (meritocracy), có trách nhiệm trong các viện hàn lâm Croatia. Các viện sĩ ủng hộ ông và giới truyền thông đã lên án quyết định này như sự củng cố "nguyên trạng" (status quo) không có lợi và bị chính trị giật dây.

Tiến sĩ Ivo Banac, một giáo sư của Đại học Yale, lúc đó là đại biểu trong Nghị viện Croatia, đã phát biểu ở Nghị viện chê trách "tình trạng độc tài tầm thường" của Viện, trong khi nhà bình luận Boris Dežulović của tuần báo Globus đã châm biếm Viện như một "Viện ngớ ngẩn và vâng lời" (Academy of stupidity and obedience). Tuy nhiên, tiến sĩ Vladimir Paar và một số người khác đã bảo vệ quyết định của Viện, xác nhận rằng nên thâu nhận một nhà khoa học tài giỏi, nhưng vì các công trình của tiến sĩ Radman phần lớn đều thực hiện ở ngoài Croatia, nên nhận ông làm viện sĩ thông tấn thì thích hợp hơn là viện sĩ hoạt động[8]

Ivan Đikić, một nhà khoa học Croatia tài giỏi làm việc ở Đại học Goethe tại Frankfurt, và là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina (Đức) từ năm 2010, trước đây đã không được gia nhập Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Croatia dù chỉ làm viện sĩ cộng tác.[9] Nenad Ban, một nhà sinh học phân tử nổi tiếng của trường ETH Zürich, cũng là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina nhưng cũng không được nhận vào Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Croatia.[10]

Tham khảo

  1. ^ “HAZU od četvrtka ima devet novih članova”. Truy cập 23 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ “Presidency of the Academy”. Croatian Academy of Sciences and Arts. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ “Financijski plan Hrvatske akademije znanosti i umjetnosti za 2010. godinu” (PDF) (bằng tiếng Croatia). Croatian Academy of Sciences and Arts. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2010.
  4. ^ The adjective "Yugoslav" was coined in mid-19th century by the movement that sought national unity of the South Slavs from Austria-Hungary with their eastern neighbors. Its extent was likely ambiguous, e.g. in whether or not it meant to include BulgariansMacedonians. Later the term became associated specifically with the country and peoples of Yugoslavia.
  5. ^ a b c d “The Founding of the Academy”. Croatian Academy of Sciences and Arts. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2009.
  6. ^ “Classes of Academy”. Croatian Academy of Sciences and Arts. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2009.
  7. ^ a b “Members of Academy”. Croatian Academy of Sciences and Arts. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2009.
  8. ^ "Dictatorship of Mediocrity" debate, Feral Tribune, 2006. Banac speech, Paar reply, Banac response Retrieved 2009-10-21 (tiếng Croatia)
  9. ^ “Đikić: Počašćen sam izborom u prestižnu akademiju, ali to je i obvezujuće” [Đikić: I'm honored with the election into the prestigious academy, but it is also an obligation]. Nacional (bằng tiếng Croatia). ngày 29 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  10. ^ “Uspjeh: Đikića priznali i Nijemci, a u HAZU nije prošao” [Success: Đikić recognized by the Germans, but could not enter HAZU]. Večernji list. ngày 29 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2010. Dodao je i da je još jedan Hrvat, inače jedan od vodećih strukturalnih biologa u svijetu, Nenad Ban, takoder član Leopoldine u Razredu za biokemiju i biofiziku.

Liên kết ngoài

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya