Văn học Hungary là tập hợp các tác phẩm viết tay chủ yếu bằng tiếng Hungary,[1] và có thể bao gồm các tác phẩm viết bằng những thứ tiếng khác (hầu hết là tiếng Latin), do người Hungary viết ra hoặc có chủ đề liên hệ mật thiết tới văn hóa Hungary. Dù ít được biết đến hơn ở các nước nói tiếng Anh trong nhiều thế kỉ, nền văn học Hungary đã dần trở nên nổi tiếng[2] vào các thế kỉ 19 và 20, nhờ công của một làn sóng mới các nhà văn có thể hội nhập với quốc tế như Mór Jókai, Antal Szerb, Sándor Márai, Imre Kertész và Magda Szabó.
Các tác phẩm văn học Hungary đầu tiên (thế kỉ 10-14)
Khởi đầu của lịch sử tiếng Hungary (thời kì proto-Hungary) được cho là rơi vào năm 1000 trước công nguyên, theo hiểu biết của giới khoa học hiện đại thì tiếng Hungary đã trở nên tách biệt với nhóm ngôn ngữ Ugria. Không còn sót lại bằng chứng viết tay nào về nền văn học Hungary sơ khai, nhưng thông qua những những câu chuyện truyền miệng và bài hát dân gian, vết tích còn sót lại có thể được truy ngược từ giai đoạn Pagan giáo. Ngoài ra những tác phẩm dù chỉ bằng tiếng Latin và có niên đại từ thế kỉ 11 đến 14 lại là những bản rút gọn của một vài truyền thuyết Hungary liên quan đến nguồn cội của người Hungary, những đoạn trích từ cuộc chinh phạt Hungary và những chiến dịch ở thế kỉ 10.[1]
Thời Phục Hưng và Baroque (thế kỉ 15-17)
Thế kỉ 15 chứng kiến những bản dịch kinh thánh đầu tiên. Hai nhà truyền giáo người Transylvania là Thomas và Valentine, những tín đồ của nhà cải cách tôn giáo người BohemiaJan Hus là những người chịu trách nhiệm cho những bản dịch ấy, trong đó những cuốn sách tiên tri, Thánh Vịnh và sách Phúc Âm còn sót lại đến ngày nay. Một lượng lớn từ vựng dùng để dịch thuật vẫn còn được sử dụng ngày nay.[1]
Văn hóa thời kỳ Phục Hưng phát triển mạnh mẽ dưới triều đại của Vua Matthias (1458–1490). Dù viết tác phẩm bằng tiếng Latin, song Janus Pannonius được xem là một treong những nhân vật quan trọng nhất của nền văn học Hungary, là nhà thơ theo chủ nghĩa nhân đạo quan trọng nhất của Hungary trong thời kỳ này. Xưởng in ấn đầu tiên cũng được thành lập dưới triều đại của Vua Matthias bởi András Hess tại Buda. Cuốn sách đầu tiên được in ở Hungary là cuốn Chronica Hungarorum.