Wilhelmine của Phổ, Thân vương phi xứ Oranje
Wilhelmine của Phổ (tiếng Đức: Wilhelmine von Preußen; tiếng Hà Lan: Wilhelmina van Pruisen; tiếng Anh: Wilhelmina of Prussia; tên đầy đủ: Friederike Sophie Wilhelmine;[1] 7 tháng 8 năm 1751 tại Berlin – 9 tháng 6 năm 1820 tại Het Loo),[2] cũng gọi là Wilhelmina của Phổ, là phối ngẫu của Willem V xứ Oranje và là người cai trị trên thực tế của phái bảo hoàng và phản cách mạng ở Hà Lan. Wilhelmine là con gái của August Wilhelm của Phổ và Luise Amalie xứ Braunschweig-Wolfenbüttel. Wilhelmine là Thân vương phi xứ Oranje tại vị lâu nhất. Thân thếWilhelmine sinh ngày 7 tháng 8 năm 1751 tại Berlin, là con gái duy nhất và là người con thứ ba của August Wilhelm của Phổ và Luise Amalie xứ Braunschweig-Wolfenbüttel.[3] Vương tôn nữ được rửa tội khoảng hai tháng sau đó và được đặt tên là Friederike Sophie Wilhelmine, được đặt theo Quốc vương Friedrich II Đại vương (bác), Friedrich Wilhelm I của Phổ (ông nội), Sophia Dorothea của Đại Anh (bà nội) và Friederike Sophie Wilhelmine của Phổ (bác bên nội).[4] Wilhelmine được nuôi dưỡng bởi bà nội và sau khi bà nội qua đời, Wilhelmine được giám hộ bởi Elisabeth Christine xứ Braunschweig-Wolfenbüttel-Bevern, Vương hậu Phổ và cũng chính là bác bên ngoại của Wilhelmine.[4][5] Hôn nhânTrước cả khi ra đời, bác gái bên nội của Wilhelmine là Luise Ulrike của Phổ, Vương hậu Thụy Điển, bấy giờ là trữ phi và đang mang thai (chính là Quốc vương Gustav III của Thụy Điển) đã đùa với "Hulla", tức là August Wilhelm hãy mau chóng có con gái:
Thậm chí hai năm sau đó, khi August Wilhelm chào mừng sự ra đời của con trai thứ hai là Heinrich, Vương hậu Luise Ulrike, dù vui mừng cho em trai nhưng vẫn bày tỏ sự không hài lòng khi August Wilhelm vẫn chưa có con gái:
Thậm chí là sau này, Luise Ulrike đã bày tỏ với anh trai Friedrich II mong muốn cho con trai Gustav kết hôn với Wilhelmine nhưng đã bị Friedrich II từ chối.[7] Ngày 4 tháng 10 năm 1767 tại Berlin, Wilhelmine kết hôn với Willem V xứ Oranje, Thống đốc Hà Lan cuối cùng.[8][9] Người có công dàn xếp cuộc hôn nhân là Ludwig Ernst xứ Braunschweig-Wolfenbüttel, người bác bên ngoại của Wilhelmine.[10] Mặt khác chính Quốc vương Friedrich II của Phổ cũng muốn Willem V kết hôn với cháu gái.[11] Luận về thân phận, Wilhelmine có bậc xưng cao nhất trong triều đình Oranje là Royal Highness (Vương thân Điện hạ) trong khi chồng chỉ có bậc kính xưng thấp hơn là Serene Highness (tạm dịch: Điện hạ Cao trọng).[12] Theo ghi nhận đương thời, Wilhelmine và chồng có đời sống hôn nhân hạnh phúc.[11] Wilhelmine được miêu tả là người " có học vấn tốt, thông minh, tràn đầy năng lượng và hòa đồng".[13] Qua thời gian, Wilhelmine dần chiếm được sự tín nhiệm của chồng và Willem V đã thảo luận chính sự với vợ, điều này đồng thời cũng làm suy yếu vị thế thống trị của người bác Ludwig Ernst đối với chồng Wilhelmine.[14] Và dù rằng là bác cháu, nhưng Wilhelmine lại có tư tưởng chính trị đối lập với Ludwig Ernst.[13] Thậm chí, Thân vương phi còn bày tỏ sự bất mãn với Ludwig Ernst với Friedrich II và nhìn nhận rằng Lugwid Ernst không có khả năng cai trị.[15] Tham gia chính trị và cách mạngTừ năm 1788, Wilhelmine được chồng cho xem các tài liệu quan trọng.[16] Sau cuộc chiến tranh Anh-Hà Lan (1780–1784), khi hải quân Hà Lan không thể chống chọi với quân Anh, trách nhiệm bị quy về Willem V. Thân vương không thể đối phó được với sự nổi dậy mạnh mẽ của phe ái quốc dần can thiệp sâu vào chính quyền từ thị trấn này đến thị trấn khác.[17] Năm 1785, Wilhelmine cùng gia đình buộc phải rời khỏi Den Haag và Willem V nghĩ đến việc thoái vị.[18][19] Wilhelmine được khuyên rằng hãy để chồng thoái vị và lên nắm quyền, nhưng Thân vương phi không đồng ý.[20] Năm 1786, gia đình của Wilhelmine đã chuyển đến Nijmegen do Cung điện Het Loo đã trở nên không còn an toàn vì các hoạt động quân sự diễn ra tại Veluwe gần đó.[21][22] Trong khi Willem V ở Amerfoort cùng quân đội trong nhiều tháng nhưng không dám tham chiến với phe ái quốc ở các tỉnh Hà Lan và Utrecht,[23] Wilhelmine mong muốn khôi phục vị thế của gia đình. Thân vương phi đã thảo luận với chồng rằng bản thân lại muốn đến Den Haag cùng hai con trai để thăm dò phản ứng khi có mặt hai con, tuy nhiên việc này được nhìn nhận là quá nguy hiểm và Willem V cũng phản đối đề xuất này. Nhưng sau cùng Wilhelmine cũng có được sự chấp thuận của chồng.[24] Sáng sớm ngày 28 tháng 6 năm 1787, Wilhelmine rời Nijmegen cùng với đoàn tùy tùng để đến Den Haag. Tuy nhiên, Thân vương phi cùng đoàn tùy tùng không thể đặt chân đến Holland vì bị người phe ái quốc chặn lại.[25][26] Họ nghi ngờ về số lượng lớn ngựa được yêu cầu và Wilhelmine bị đưa dến làng Hekendorp và bị giữ lại ở một trang trại gần Goejanverwellesluis trong hai ngày. Yêu cầu cho phép đến Den Haag của Wilhelmine gửi đến Quốc hội bị từ chối.[25] Cả Wilhelmine và anh trai, Quốc vương Friedrich Wilhelm II của Phổ đều coi những sự việc này là một sự xúc phạm đối với Wilhelmine, vì Wilhelmine không chỉ là Thân vương phi xứ Oranje mà còn là một Vương nữ Phổ.[25][26][27] Mặt khác, hành động này của Wilhelmine được coi là một cái bẫy đối với phe ái quốc.[25] Friedrich Wilhelm II đã yêu cầu chính quyền ở Holland tạ lỗi với em gái nhưng bị từ chối.[28] Kế đó, Wilhelmine đã nhờ anh trai can thiệp quân sự. Lúc này, Pháp, dù rằng thường giữ liên lạc với phe ái quốc, quyết định giữ thế trung lập. Anh đe dọa sẽ can thiệp vào cuộc chiến theo phe Thống đốc. Do đó phe ái quốc lâm vào thế thân đơn thế cô.[25] Có sự đảm bảo từ phía Anh, ngày 13 tháng 9 năm 1787, Friedrich Wilhelm II, mặc dù mới nắm quyền được một năm, đã cho quân tấn công Cộng hòa Hà Lan tại biên giới tỉnh Gelderland.[26] Phe ái quốc không thể địch lại với 20.000 quân Phổ. Ngày 20 tháng 9 năm 1787 Willem V trở lại Den Haag được khôi phục lại quyền lực.[28] Hàng ngàn người thuộc phe ái quốc chạy trốn sang Pháp,[25] nhà cửa của họ bị thiêu rụi và tài sản bị tước đoạt. Những người ở lại thì bị tước bỏ chức vụ, bị tra tấn thể xác và đôi khi bị đưa ra tòa để trả thù. Wilhelmine tham gia tái xây dựng bộ máy nhà nước bằng cách bổ nhiệm người của mình vào các vị trí bị bỏ trống.[29] Lưu vong và cuộc sống sau nàyNăm 1795, phe ái quốc đã quay trở lại với sự hỗ trợ của quân Pháp, và Willem V cùng gia đình phải chạy trốn đến chỗ đồng minh là George III của Liên hiệp Anh.[30][31] Ban đầu, cặp đôi sống ở Kew, sau đó chuyển đến Cung điện Hampton Court vào cuối tháng 2 năm 1795. Tại Anh, Wilhelmine sớm trở nên thân thiết với Vương hậu Charlotte và các Vương nữ Liên hiệp Anh.[32] Năm 1802, Wilhelmine chuyển đến Nassau ở với chồng (Willem V trước đó đã đến Nassau vào cuối năm 1801).[33] Mùa đông năm 1805, hai vợ chồng đến Braunschweig như thường lệ. Tuy nhiên, Willem V đã qua đời tại đây vào tháng 4 năm 1806. Sau đó, Wilhelmine và con gái - cả hai đều góa chồng vào năm 1806 - sống cùng với nhau.[34] Willem, con trai của Willem V và Wilhelmine đã đi cùng cha mẹ sống lưu vong, nhưng trở về Hà Lan vào năm 1813 để trở thành Thân vương rồi sau đó là Quốc vương Willem I của Hà Lan vào năm 1815, người sáng lập chế độ quân chủ Hà Lan hiện nay.[35][36] Wilhelmine và con gái trở về Hà Lan vào ngày 10 tháng 1 năm 1814.[37][38] Khi trở về, Wilhelmine được người dân tung hô là Vương mẫu hậu[a] và được người dân gọi là Willemijn (tên gọi dành cho nữ ở Hà Lan có ý nghĩa là "người bảo vệ mạnh mẽ")[39] và được nhìn nhìn nhận là Moeder des Vaderlands (Người Mẹ của Đất nước).[40] Wilhelmine và con gái Louise sống ở Paviljoen Welgelegen ở Haarlem và tại đây, Wilhelime đã đón tiếp Aleksandr I của Nga khi Hoàng đế Nga đang trên đường đến Anh.[37] Qua đờiNgày 9 tháng 6 năm 1820, Wilhelmine qua đời tại Cung điện Het Loo khi được 69 tuổi. Thái vương phi được chôn cất tại Nhà thờ Apeldoorn.[41] Ngày 27 tháng 11 năm 1822, Wilhelmine được cải táng tại Hầm mộ Vương thất của Vương tộc Oranje-Nassau ở Delft.[42] Con cáiWilhelmine và Willem V xứ Oranje có với nhau năm người con:[43]
Gia phảGhi chú
Tham khảo
Nguồn tài liệuMcNaughton, Arnold (1973). The book of kings : a royal genealogy [Sách các vua : Gia phả vương thất] (bằng tiếng Anh). Internet Archive. [New York] : Quadrangle/New York Times Book Co. ISBN 978-0-8129-0280-8. Naber, Johanna Wilhelmina Antoinette (1908). Prinses Wilhelmina, gemalin van Willem v, prins van Oranje [Vương tôn nữ Wilhelmine, phối ngẫu của Wellem V, Thân vương xứ Oranje] (bằng tiếng Hà Lan). Meulenhoff. Westphal, Siegrid; Freyer, Stefanie (24 tháng 8 năm 2020). “"Der einzige Mann am oranischen Hof". Wilhelmina von Preußen (1751–1820. Erbstatthalterin und Diplomatin” ["Người đàn ông duy nhất của triều đình Oranje". Wilhelmina của Phổ (1751–1820). Thống đốc phu nhân và Nhà ngoại giao]. Wissen und Strategien frühneuzeitlicher Diplomatie (bằng tiếng Đức). Walter de Gruyter GmbH & Co KG. ISBN 978-3-11-062543-1. Friederike Sophie Wilhelmine von Preußen, margrave de Bayreuth (1903). Die Erinnerungen der Prinzessin Wilhelmine von Oranien an den hof Friedrichs des Grossen (1751-1767) (bằng tiếng Pháp). A. Duncker. |