Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Xứ ủy Bắc Kỳ

Xứ ủy Bắc Kỳ


Đảng kỳ

Khóa thứ I
(1930 - 1947)
Ủy viên
Bí thư Đỗ Ngọc Du (đầu tiên)
Phó Bí thư Trần Quốc Hoàn (1947, cuối cùng)
Ủy viên Thường vụ Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ
Ủy viên Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
Cấp hành chính Cấp Xứ
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương
Bầu bởi Hội nghị Xứ ủy Bắc Kỳ
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ An toàn khu[1][2][3]
Lịch sử
Tiền thân Tên gọi
1930–1945 Ban Chấp hành Xứ ủy Bắc Kỳ
1945–1947 Ban Chấp hành Xứ ủy Bắc Bộ
Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Xứ ủy Bắc Kỳ hay còn được gọi Ban Chấp hành Xứ ủy Bắc Kỳ, từ năm 1945 đổi tên thành Xứ ủy Bắc Bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương (ban đầu là Đảng Cộng sản Việt Nam) ở xứ Bắc Kỳ (thuộc Liên bang Đông Dương) và vùng Bắc Bộ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đứng đầu Xứ ủy là Bí thư Xứ ủy và thường là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ chính thức đầu tiên là Đỗ Ngọc Du.

Lịch sử

1927–1930

Tiền thân đầu tiên của Xứ ủy Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Việt NamBan Chấp hành Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 6 năm 1927, Tỉnh bộ đầu tiên của Hội được thành lập tại Hà Nội, do Nguyễn Danh Đới làm Bí thư Kỳ bộ Bắc Kỳ kiêm Bí thư Tỉnh bộ Hà Nội.[4] Ngày 28 tháng 9 năm 1928, tổ chức Thanh niên ở Bắc Kỳ đã tổ chức Hội nghị đại biểu lần thứ nhất phố Huế với tổng cộng 20 người tham gia (bao gồm Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Phong Sắc, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung,...). Hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành Kỳ bộ Thanh niên do Trần Văn Cung làm Bí thư.[5]

Trong cùng khoảng thời gian này, Hội Hưng Nam (từ năm 1928 là Tân Việt Cách mạng Đảng) cũng học tập mô hình của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cho thành lập các Kỳ bộ.[6] Kỳ bộ Bắc Kỳ (Nhân Kỳ) của Tân Việt do Tôn Quang Phiệt, sau đó là Nguyễn Tạo làm Bí thư,[7] các Ủy viên có Ngô Đình Mẫn, Võ Nguyên Giáp,...[8][9]

Tháng 3 năm 1929, một số lãnh đạo của Kỳ bộ Bắc Kỳ và Tỉnh bộ Hà Nội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã mở cuộc họp bí mật ở nhà 5D phố Hàm Long, quyết định thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên, gồm Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc (vắng mặt), Nguyễn Tuân, Dương Hạc Đính.[10] Cuối tháng, Đại hội đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ tổ chức ở Sơn Tây đã cử đoàn đại biểu do Bí thư Kỳ bộ Trần Văn Cung dẫn đầu đi dự Đại hội của Hội. Tháng 5, tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, các đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã đề xuất cải tổ Thanh niên thành Đảng Cộng sản, nhưng không được Tổng bộ Thanh niên do Lâm Đức Thụ đứng đầu đồng ý. Bất mãn với quan điểm trên, đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã bỏ dở Đại hội về nước, công bố bản Tuyên ngôn giải thích lý do bỏ Đại hội, đồng thời tuyên bố đã đến thời cơ chín muồi để thành lập Đảng Cộng sản.[11]

Ngày 17 tháng 6, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập, cử ra Ban Chấp hành lâm thời. Ngay sau đó, Kỳ bộ Bắc Kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được chuyển đổi thành Xứ ủy Bắc Kỳ của Đông Dương Cộng sản Đảng, do Đỗ Ngọc Du làm Bí thư Kỳ bộ Bắc Kỳ kiểm Bí thư Thành bộ Hà Nội.[12][13]

1930–1945

Tháng 2 năm 1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng được thống nhất trở thành Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng tháng sáp nhập thêm Đông Dương Cộng sản Liên đoàn). Hội nghị thành lập Đảng đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời gồm 7 người. Ban Chấp hành Trung ương lâm thời đã quyết định thành lập các Phân cục Trung ương Đảng ở các xứ. Các Phân cục sau đó được đổi thành Kỳ bộ, đứng đầu Kỳ bộ là Xứ ủy.[4][14] Tiếp đó, cử Đỗ Ngọc Du làm Bí thư Kỳ bộ Bắc Kỳ, Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư Kỳ bộ Trung Kỳ và Ngô Gia Tự làm Bí thư Kỳ bộ Nam Kỳ.[15] Do điều kiện khách quan, Đảng bộ Bắc Kỳ không thể tổ chức thành lập Phân cục Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ được tổ chức trên cơ sở Kỳ bộ Bắc Kỳ của Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 10, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương.[16]

Tháng 5 năm 1930, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Đức Cảnh được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ.[17] Tháng 8, Xứ ủy Bắc Kỳ cho xuất bản Tiến lên để phục vụ công tác tuyên truyền. Tháng 10, Xứ ủy cho thành lập Đặc ủy Khu mỏ (tương đương cấp tỉnh) gồm Vũ Văn Hiếu, Trần Văn Nghệ, Phạm Gia do Vũ Văn Hiếu làm Bí thư Đặc ủy.[16]

Đầu năm 1931, trong Xứ ủy xuất huyện khuynh hướng tả khuynh, hoạt động lộ liễu, vi phạm nguyên tắc bí mật, nảy sinh mâu thuẫn nội bộ,... Điều này thể hiện rõ qua Hội nghị cán bộ Xứ ủy (tháng 2) và thư của Xứ ủy gửi cho các Đảng bộ, trong đó có những nội dung bàn về thời cơ khởi nghĩa vũ trang. Nhiều thành viên Xứ ủy bị bắt nhưng không có người mới được bổ sung. Tháng 4, Bí thư Xứ ủy Nghiêm Thượng Biền phản bội, nhiều cơ sở Đảng bị vỡ. Tháng 7, Trần Quang Tặng tái lập Xứ ủy lâm thời trên cơ sở Đảng bộ mới khôi phục tại các tỉnh thành Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.[16] Tháng 1 năm 1932, Bí thứ Xứ ủy Trần Quang Tặng bị bắt, người tiếp nhận là Trần Cung (dự kiến sắp mãn hạn tù) cũng bị lưu đày Côn Đảo, Xứ ủy Bắc Kỳ tan vỡ.[18]

Ngày 25 tháng 10 năm 1934, dưới sự phụ trách của Hoàng Đình Giong, một số thành viên của Xứ ủy Bắc Kỳ cũ tiếp tục hoạt động với tư cách Xứ ủy, nỗ lực khôi phục lại cơ sở ở Cao Bắc Lạng và Hải Phòng. Theo báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, đến tháng 2 năm 1935, Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ còn nắm được Tỉnh ủy Cao Bằng, Tỉnh ủy Lạng Sơn cùng một số Đảng viên lên Thái Nguyên lẩn tránh truy nã; việc khôi phục Thành ủy Hà NộiTỉnh ủy Thái Bình không đem lại thành công.

Năm 1936, hoạt động của Xứ ủy chỉ còn thấy ở tỉnh Lạng Sơn do Hoàng Văn Thụ chỉ đạo.[16] Giữa tháng 8 năm 1936, trong một cuộc họp gần sân bay Gia Lâm, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Minh, Trần Quý Kiên đã thành lập Ủy ban sáng kiến có chức năng như một Ban Cán sự tạm thời làm nhiệm vụ của Xứ ủy trong thời gian chưa đủ điều kiện để thành lập Xứ ủy.[19] Ủy ban sáng kiến đã chỉ đạo khôi phục lại các tổ chức Đảng ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định,... cũng như gia tăng số lượng Đảng viên.[20]

Tháng 3 năm 1937, Xứ ủy Bắc Kỳ được tái lập do Hoàng Tú Hưu làm Bí thư, tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu đấu tranh dân sinh, dân chủ.[21] Xứ ủy đã tổ chức tái lập Thành ủy Hà Nội và thành lập một số Ban Tỉnh ủy để lãnh đạo phong trào. Đến cuối năm, sau sự đàn áp của thực dân Pháp, Nguyễn Văn Cừ, Ủy viên Trung ương được giao phụ trách các tỉnh miền Bắc đã mở Hội nghị thành lập Liên Xứ uỷ Bắc Kỳ - Trung Kỳ (gồm các tỉnh Bắc Kỳ và ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh của Trung Kỳ) do Hoàng Tú Hưu làm Bí thư.[16]

Đầu năm 1938, Liên Xứ ủy giải thể, Xứ ủy Bắc Kỳ được tái lập, Lương Khánh Thiện, Trần Quý Kiên, Hoàng Văn Thụ được cử vào Ban Thường vụ Xứ ủy. Tháng 5, Xứ ủy cử Nguyễn Đức Du và đến tháng 9 bổ sung thêm Hoàng Văn Thụ đến vùng mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả để xây dựng lại cơ sở. Tháng 7, Xứ ủy vận động thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ và phát động phong trào Truyền bá quốc ngữ, chính là tiền đề cho phong trào Bình dân học vụ trong tương lai. Đến cuối năm, Xứ ủy ra Nghị quyết phát động phong trào xây dựng đời sống mới ở nông thôn Bắc Kỳ, thành lập các tổ chức quần chúng công khai hợp pháp, tổ chức các Hội ái hữu, tương tế, vận động cải lương hương tục, bài trừ hủ tục, chống mê tín dị đoan,...[16]

Cuối năm 1939, Xứ ủy Bắc Kỳ rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục xây dựng lực lượng, thành lập Ban Cán sự ở các tỉnh.[22] Tháng 10 năm 1940, Xứ ủy cử Trần Đăng Ninh đến lãnh đạo khởi nghĩa Bắc Sơn, thành lập Đội du kích. Tháng 2 năm 1941, trên cơ sở Đội du kích Bắc Sơn, Xứ ủy phái Thường vụ Lương Văn Tri thành lập Việt Nam Cứu quốc quân. Từ cuối năm 1941, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ bắt đầu xây dựng các An toàn khu (ATK) tập trung quanh Hà Nội.[16]

Năm 1943, Xứ ủy Bắc Kỳ nhiều lần mở họp bàn về việc phát triển phong trào cách mạng trong xứ, đồng thời bắt đầu tổ chức các lớp huấn luyện quân sự. Ngày 7 tháng 3 năm 1944, tại Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ, Xứ ủy ra Nghị quyết tăng cường lãnh đạo phát triển phong trào cách mạng trong xứ tiến lên đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. Trong thời gian 1943–1945, Xứ ủy liên tiếp tổ chức cho tù chính trị vượt ngục ở nhà tù Sơn La, nhà tù Hoà Bình, căng Bá Vân, căng Chợ Chu,...[16]

Tháng 8 năm 1944, Xứ ủy tổ chức Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Kha Sơn (Phú Bình, Thái Nguyên) bàn việc phân định các chiến khu ở miền Bắc. Tháng 3 năm 1945, Xứ ủy tổ chức Hội nghị tại làng Bịu (Tiên Du, Bắc Ninh) phổ biến Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Tháng 5, Xứ ủy tổ chức Hội nghị cán bộ bàn biện pháp thúc đẩy cao trào kháng Nhật. Từ tháng 5, dưới sự chuẩn bị của Xứ ủy Bắc Kỳ, các chiến khu Quang Trung (Hòa-Ninh-Thanh), Đông Triều, Âu Cơ (Vần-Hiền Lương) lần lượt được thành lập.[16]

Ngày 13 tháng 8, Xứ ủy Bắc Kỳ triệu tập một cuộc họp bàn về thời cơ khởi nghĩa, ra quyết định xúc tiến công việc sửa soạn khởi nghĩa, nơi nào có điều kiện lấy chính quyền thì lấy. Ngày 14, người dân nhiều tỉnh bắt đầu tổ chức nổi dậy. Ngày 15, ngay sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định ra Lệnh khởi nghĩa: Thời cơ đã đến, không thể ngồi chờ được. Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, Tổng khởi nghĩa đã diễn ra thắng lợi.[16]

1945–1947

Ngày 2 tháng 9, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, chính thức giành lại nền độc lập cho Việt Nam. Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành hiệu chỉnh bộ máy tổ chức để phù hợp với tình hình mới. Trung ương Đảng quyết định chấm dứt sự hoạt động của Xứ ủy Bắc Bộ và Trung Bộ để chuyển giao quyền lãnh đạo trực tiếp cho các Tỉnh ủy. Tháng 6 năm 1947, Xứ ủy Bắc Bộ được giải thể.[23]

Cơ quan ngôn luận

Năm 1930, khi mới thành lập, Xứ ủy Bắc Kỳ cho xuất bản tờ báo Tiến lên làm cơ quan ngôn luận. Năm 1931, do sự khủng bố của thực dân Pháp, tờ Tiến lên cũng như các tờ báo cấp xứ khác đều phải đình bản.[16] Năm 1937, Xứ ủy giao nhiệm vụ tuyên truyền cho nhóm hoạt động công khai, thực tế là Chi bộ báo chí do Đặng Xuân Khu làm Bí thư. Chi bộ hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, lần lượt xuất bản các tờ Hà Thành thời báo, Thời thế, Bạn dân (1937), Thế giới, Tin tức (1938),...[24] Trong đó, tờ Tin tức là nơi truyền đạt những chỉ thị của Thành ủy Hà Nội của Xứ ủy Bắc Kỳ.[16]

Năm 1940, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định lấy Thái Bình làm nơi đặt cơ sở in báo của Trung ương Đảng, cho xuất bản tờ Giải phóng làm cơ quan ngôn luận, cùng với đó là tờ Cứu quốc của Tổng bộ Việt Minh.[16]

Thành viên

Lưu ý: Danh sách có thể không đầy đủ.

Bí thư Xứ ủy

Phó Bí thư Xứ ủy

Ủy viên Thường vụ

Xứ ủy viên

Ủy viên dự khuyết

Tham khảo

  • Đỗ Xuân Tuất; Nguyễn Danh Tiên; Nguyễn Quang Hòa; Đoàn Văn Viện (2013). Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Thạch Bàn (1930-2013). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.[liên kết hỏng]
  • Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.
  • Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008). Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.
  • Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2009). Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Chú thích

  1. ^ Nguyễn Thị Tường Khanh (21 tháng 8 năm 2014). “Vạn Phúc - Một an toàn khu của Xứ ủy Bắc Kỳ trước Cách mạng tháng tám (1939-1945) (Phần 1)”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ Nguyễn Thị Tường Khanh (28 tháng 1 năm 2018). “Vạn Phúc - Một an toàn khu của Xứ ủy Bắc Kỳ trước Cách mạng tháng tám (1939-1945) (Phần 2)”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  3. ^ Huy Tưởng (9 tháng 8 năm 2016). “Trầm Lộng: Căn cứ an toàn khu của Xứ ủy Bắc Kỳ”. Báo điện tử Quốc phòng Thủ đô. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  4. ^ a b Nguyễn Văn Biểu (17 tháng 2 năm 2022). “Nhà lãnh đạo cộng sản kiên cường, bất khuất”. Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  5. ^ Lê Thị Hạnh Phúc (16 tháng 5 năm 2019). “Trần Văn Cung (1909-1977)”. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ Trần Minh Trưởng (12 tháng 9 năm 2021). “Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh”. Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Nghệ An. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ Phạm Xuân Dũng (24 tháng 1 năm 2014). “Cuộc vượt ngục lừng danh”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ Ngô Ngọc Liễn (28 tháng 8 năm 2007). “Ngô Đình Mẫn- Một trong những người cộng sản đầu tiên”. Báo Công an nhân dân điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ Phạm Quang Đẩu (15 tháng 7 năm 2016). “Nhà cách mạng Nguyễn Tạo và vụ án Ôn Như Hầu”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ BTC (31 tháng 8 năm 2019). “Thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  11. ^ Phương Anh (14 tháng 6 năm 2016). “17-6-1929: Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  12. ^ Hữu Hải (16 tháng 3 năm 2020). “Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội Đỗ Ngọc Du: Người con ưu tú của Thủ đô”. Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  13. ^ Phạm Thị Kim Thanh (9 tháng 2 năm 2015). “Đồng chí Đỗ Ngọc Du, Bí thư BCH Lâm thời Đảng bộ Hà Nội (17/3/1930 - tháng 6/1930)”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  14. ^ Nguyễn Thị Hồng Vân (31 tháng 3 năm 2009). “Quá trình thành lập Xứ uỷ Trung Kỳ và các Tỉnh đảng bộ Nghệ Tĩnh”. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  15. ^ Nguyễn Danh Tiên (29 tháng 12 năm 2021). “Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mở đầu tiến trình hiện thực hóa con đường đã lựa chọn”. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  16. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q Viện Lịch sử Đảng (2008)
  17. ^ Nguyễn Xuân Thắng (1 tháng 2 năm 2018). “Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
  18. ^ a b Phạm Xuân Thanh. “Trần Quang Tặng”. Thư viện Thành phố Hải Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  19. ^ Võ Văn Thật (2020). “Vai trò của xứ ủy Bắc Kỳ và xứ ủy Trung Kỳ trong phong trào cách mạng ở Thanh Hóa thời kỳ 1930–1945” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Sài Gòn. 67: 22-30. ISSN 1859-3208.
  20. ^ Trần Minh Trưởng (12 tháng 10 năm 2018). “Kỷ niệm 115 năm ngày sinh đồng chí Lương Khánh Thiện (13-10-1903/13-10-2018): Người lãnh đạo tài năng của Xứ ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hà Nội”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  21. ^ Tái lập Xứ uỷ Bắc Kỳ
  22. ^ B.T (27 tháng 2 năm 2020). “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, những ngày đầu thành lập”. Trang thông tin điện tử Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  23. ^ Đoàn Thị Hương (2014). Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 (pdf) (Luận văn). Hà Nội: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
  24. ^ Lan Phương (28 tháng 7 năm 2015). “Những dấu mốc lịch sử ban đầu của Báo chí Hà Nội”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  25. ^ “Lịch sử và cuộc đời đồng chí Nguyễn Đức Cảnh”. Cổng Thông tin điện tử Liên đoàn Lao động Thành phố Hải Phòng. 7 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
  26. ^ Trần Minh Trưởng (12 tháng 10 năm 2018). “Người lãnh đạo tài năng của Xứ ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hà Nội”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  27. ^ Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (4 tháng 11 năm 2021). “Đồng chí Hoàng Văn Thụ: Người cộng sản kiên cường, sống mãi với non sông Việt Nam”. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
  28. ^ Phương Trang (1 tháng 2 năm 2020). “Lãnh đạo thành phố dâng hương, tưởng nhớ các đồng chí lãnh đạo tiền bối”. Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
  29. ^ “Tái lập Xứ uỷ Bắc Kỳ”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 13 tháng 9 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  30. ^ Hạ Chí Nhân; Nguyễn Xuân Thu (24 tháng 7 năm 2021). “Đồng chí Hoàng Quốc Việt - Người Viện trưởng đặc biệt của ngành Kiểm sát nhân dân”. Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
  31. ^ Bùi Thanh; Đức Mạnh (31 tháng 5 năm 2019). “Hội thảo khoa học "Đồng chí Hoàng Đình Giong với cách mạng Việt Nam và quê hương Cao Bằng". Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  32. ^ Lê Chí Thanh (1 tháng 6 năm 2020). “Tình bạn cao cả của đồng chí Hoàng Đình Giong và Hoàng Văn Thụ”. Báo Cao Bằng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  33. ^ Nguyễn Công Tâm (2 tháng 11 năm 2019). “Đồng chí Hoàng Văn Thụ - Người Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ tận tụy, trung kiên, bất khuất”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  34. ^ Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. tr. 621.
  35. ^ Lãnh đạo Huyện ủy Bắc Sơn thăm, tặng quà thân nhân gia đình người có công
  36. ^ Kiều Mai Sơn (24 tháng 3 năm 2016). “Đào Duy Kỳ - Thủ lĩnh thanh niên trên mặt báo”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  37. ^ “Trần Đăng Ninh, Phó tổng Thanh tra Ban Thanh tra Chính phủ đầu tiên - Vị "Bao công" của Việt Nam". Thanh tra Chính phủ. 8 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  38. ^ Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.
  39. ^ Mai Hương (21 tháng 8 năm 2021). “Đại tướng Văn Tiến Dũng - nhà chỉ huy tham mưu chiến lược xuất sắc”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  40. ^ Hoàng Trung Hải (13 tháng 12 năm 2014). “Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Trân: Người cộng sản kiên trung, bất khuất, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời”. Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  41. ^ “Đồng chí Trần Quốc Hoàn (1916 - 1986)”. Cổng thông tin điện tử Bộ Công an. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  42. ^ Lê Tuấn Lộc; Thanh Hà (10 tháng 2 năm 2019). “Tô Hiệu, một nhân cách đáng kính”. Tạp chí Người Hà Nội. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  43. ^ Lê Dũng (26 tháng 12 năm 2016). “Trần Quốc Hương - Nhân cách và kỳ tích (Phần I - III)”. Báo Hà Nam điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  44. ^ Trần Quốc Hương (17 tháng 10 năm 2017). “Những năm tháng làm việc bên anh Trường Chinh (kỳ 1)”. Báo Nam Định điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  45. ^ Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. tr. 105.
  46. ^ Trương Mai Hương (12 tháng 12 năm 2016). “Kiện toàn và phát triển lực lượng, bước chuẩn bị quan trọng cho Toàn quốc kháng chiến”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  47. ^ Trương Đức Tiến (2 tháng 2 năm 2018). “Chi bộ Mỏ Than - Chi bộ Đảng đầu tiên của Tuyên Quang”. Báo VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  48. ^ Những bí mật sau quân hàm Đại tá
  49. ^ Hết sức mình vì sự nghiệp cách mạng
  50. ^ Hết sức mình vì sự nghiệp cách mạng
  51. ^ Đỗ Xuân Tuất (2013), tr. 44
  52. ^ Danh nhân lịch sử - văn hóa tiêu biểu người Bắc Ninh thời hiện đại: Đồng chí Lê Quang Đạo
  53. ^ Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập VI: Bảng chỉ dẫn tên người
  54. ^ https://ajc.hcma.vn/Pages/nghien-cuu-khoa-hoc.aspx?ItemID=12376&CateID=0
  55. ^ Nguyễn Văn Trân (18 tháng 8 năm 2015). “Nhớ anh Nguyễn Khang”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
  56. ^ https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/tin-moi/-/asset_publisher/sxBNLsQSLyY8/content/chu-tich-ubnd-tp-ha-noi-tham-tang-qua-co-so-gia-inh-cach-ma-1
  57. ^ Kiều Mai Sơn (25 tháng 3 năm 2016). “Thành Ngọc Quản, thủ lĩnh thanh niên tuổi 100”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  58. ^ Thu Trang (3 tháng 3 năm 2022). “Đồng chí Tô Hiệu - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng”. Cổng thông tin điện tử Bắc Kạn. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  59. ^ Thu Hà (3 tháng 3 năm 2022). “Tô Hiệu – Người chiến sĩ cộng sản bất khuất”. VOV2 Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  60. ^ Ông Bùi Đức Minh - một trong những cán bộ lãnh đạo đầu tiên của lực lượng Công an VNi324615/
  61. ^ Trương Đức Tiến (2 tháng 2 năm 2018). “Chi bộ Mỏ Than - Chi bộ Đảng đầu tiên của Tuyên Quang”. Báo VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  62. ^ http://baovannghe.com.vn/huong-toi-ky-niem-74-nam-cach-mang-thang-8-va-quoc-khanh-29-chuyen-it-biet-ve-2-thuong-vu-xu-uy-bac-ky-lanh-dao-tong-khoi-nghia-o-ha-noi-1981945-19525.html
  63. ^ Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nam năm 1945
  64. ^ Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (31 tháng 5 năm 2021). “Đồng chí Hoàng Đình Giong: Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
  65. ^ “Truy tặng đồng chí Hoàng Văn Lịch Huân chương Hồ Chí Minh”. Báo Nhân Dân. 14 tháng 7 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
  66. ^ https://cand.com.vn/Nhan-vat/Khuat-Duy-Tien-Chi-nuoi-cua-bao-chi-cach-mang-i574221/
  67. ^ http://baovannghe.com.vn/chuyen-ve-vi-bo-truong-quoc-phong-dau-tien-cua-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-19590.html
  68. ^ Ký vãng Điện Biên Phủ
  69. ^ Danh sách Đại biểu: Lê Thành
  70. ^ Thanh Hoá: Cụm di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia bị lãng quên
  71. ^ Hà Thị Hải Yến (10 tháng 11 năm 2015). “Bắc Sơn - Vùng an toàn khu cách mạng của Trung ương thời kỳ kháng chiến chống Pháp”. Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  72. ^ Thái Thuần (24 tháng 2 năm 2017). “Di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt”. Báo Bình Định. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  73. ^ Hiệp Hòa: Tự hào truyền thống quê hương, vững vàng trên chặng đường mới
  74. ^ ĐỒNG CHÍ THIẾU TƯỚNG PHAN TRỌNG TUỆ (1917 - 1991)
  75. ^ Nguyễn Duy Thân, nhà cách mạng nhiệt huyết
  76. ^ “Truy tặng các đồng chí lão thành cách mạng Huân chương Hồ Chí Minh”. Báo Nhân Dân. 30 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
  77. ^ Bức tranh tái hiện lại hội nghị thành lập Đảng bộ Thanh Hóa
  78. ^ “THÔNG TIN THÊM VỀ HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG TÁM QUA NHỮNG TÀI LIỆU MỚI PHÁT HIỆN TRONG LƯU TRỮ CỦA PHÁPhap-506”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  79. ^ Lịch sử truyền thống đấu tranh vũ trang cách mạng huyện Quốc Oai (giai đoạn 1939- 8/1945). (phần cuối)
  80. ^ Vượt ngục đêm cuối năm
  81. ^ TIN BUỒN: Đồng chí Nguyễn Văn Trân từ trần
  82. ^ a b Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. tr. 589–597.
  83. ^ Hoàng Văn Lâu (2021). “Ấn tượng buổi ban đầu”. Tạp chí Hán Nôm. Hà Nội: Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 4 (49).
  84. ^ “Tin buồn”. Báo Quân đội nhân dân. 13 tháng 4 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  85. ^ Trần Danh Tuyên - Vị đại biểu Quốc hội khóa I
  86. ^ Giám mục Tòa Thánh Va-Ti-Căng làm Giám đốc Binh công xưởng
  87. ^ Trần Tử Bình – Vị tướng đầu tiên của Hà Nam
  88. ^ Hoạt động và cống hiến của đồng chí Trần Quý Kiên đối với sự nghiệp Cách mạng của Đảng và Dân tộc Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945
  89. ^ “Đồng chí Trường Chinh”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 16 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  90. ^ Thủy Tiên (17 tháng 8 năm 2015). “Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Hà Nội - Kỳ 1: Quyết định khởi nghĩa”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  91. ^ Nguyễn Anh Tuấn (6 tháng 5 năm 2017). “Đồng chí Lê Duẩn và con đường đến với cách mạng (phần 4)”. Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  92. ^ Kiều Mai Sơn (3 tháng 2 năm 2020). “Trịnh Đình Cửu - người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2022.
  93. ^ “Đồng chí Xuân Thủy, một cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú và sôi động”. Báo Nhân Dân. 9 tháng 11 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2022.
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya