Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.(tháng 4 năm 2022)
Tuy nhiên, định nghĩa này đã dần lỗi thời sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1988–1991, khi mà Đông Đức đã sáp nhập với Tây Đức qua cuộc thống nhất nước Đức, và trở thành một phần của Tây Âu. Khối Đông Âu đã bị tan vỡ và cùng theo với sự tan vỡ này, các liên minh trên tuyên bố tự giải thể.
Theo cách sử dụng và nhận thức thông thường, Đông Âu trước đây (và bây giờ theo quy mô hẹp hơn) khác với Tây Âu vì những dị biệt về văn hoá, chính trị và kinh tế, biên giới của nó có chút liên quan tới yếu tố địa lý. Dãy núi Ural là biên giới địa lý rõ ràng của Đông Âu, Đông Âu nằm ở phía tây dãy Ural. Tuy nhiên đối với Phương Tây, biên giới tôn giáo và văn hóa giữa Đông và Tây Âu có sự nằm chồng lên nhau đáng kể và quan trọng nhất là sự thay đổi bất thường trong lịch sử khiến việc hiểu về nó một cách chính xác gặp phải đôi chút khó khăn.
Tự nhiên
Đông Âu là một dải đồng bằng rộng lớn, nó chiếm một nửa diện tích của châu Âu. Đông Âu có bè mặt dạng lượn sóng, độ cao trung bình từ 100 - 200 mét. Ở phía bắc có địa hình băng hà. Nhất là ở phía nam, ven biển Caspi có dải đất thấp hơn mực nước đại dương tới 28 mét. Khu vực này có khí hậu ôn đới lục địa. Càng đi về phía đông và nhất là đi về phía đông nam, tính chất lục địa diễn ra càng sâu sắc hơn. Khí hâu cũng thay đổi từ bắc xuống nam, phía bắc có khí hậu lạnh, xuống phía nam mùa đông ngắn dần và ấm hơn. Sông ngòi ở khu vực này nhìn chung đều bị đóng băng về mùa đông. Các con sông lớn nhất của khu vực Volga, Đông, Dnepr,... Sông ngòi được khai thác và sử dụng tổng hợp trong giao thông, thủy lợi, đánh cá và thủy điện.[1]
Kinh tế
Đông Âu là khu vực có nguồn tài nguyên phong phú về nhiều mặt, thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp. Các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là quặng sắt, quặng kim loại màu, than đá và dầu mỏ, các mỏ khoáng sản này tập trung chủ yếu ở khu vực lãnh thổ của Liên Bang Nga và Ukraina. Các rừng tập trung chủ yếu ở Liên Bang Nga, Belarus và ở phía bắc của Ukraina. Ngành công nghiệp ở đây khá phát triển, với nhiều trung tâm công nghiệp lớn. Giữ vai trò chủ đạo là các ngành công nghiệp truyền thống như khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hoá chất, v.v... Một thời kì dài, ngành công nghiệp ở Đông Âu gặp khó khăn, nguyên nhân chủ yếu chính là do việc chậm đổi mới công nghệ. Các nước có trình độ phát triển công nghiệp tương đối cao là Liên Bang Nga và Ukraina. Khu vực này có diện tích đồng bằng rộng lớn. Đất đen thảo nguyên và đất xám rừng lá rộng chính là các loại đất màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, hướng dương, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn và các loại gia cầm theo quy mô rộng lớn. Ukraina là một trong những vựa lúa mì lớn của châu Âu.[2]
Khi Bức màn sắt sụp đổ vào năm 1989, địa thế chính trị của khối Đông Âu, cũng như toàn thế giới thay đổi. Khi nước Đức thống nhất, Đông Đức nhập vào Tây Đức 1990. Trong năm 1991, Hội đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON), Khối Warszawa và Liên Xô tan rã.