Bài viết hoặc đề mục này có chứa thông tin về công trình hoặc cấu trúc đã được dự kiến trong tương lai. Một vài hoặc toàn bộ thông tin này có thể mang tính suy đoán, và nội dung có thể thay đổi khi việc xây dựng được bắt đầu.
Đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng kí hiệu đường vành đai 4 (Thành phố Hồ Chí Minh)
Bắt đầu tại Quốc lộ 22 (Km 23 + 500 thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh), đi song song ĐT.823 đến nút giao đường HCM Chơn Thành - Đức Hòa-ĐT825-ĐT823D-QLN2, đi thẳng đến sông vàm cỏ đông tại cầu Trà Cú qua huyện Đức Huệ giao cắt với QLN2 tại Xã Thạnh Lợi đi thẳng song song với ĐT 816 rẻ trái vượt tiếp sông Vàm Cỏ Đông tại cầu An Thạnh đến ĐT830 kết thúc tại nút giao Bến Lức (gần điểm giao cắt với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương).
Quy mô mặt cắt ngang 8 làn xe cao tốc 2 làn dừng khẩn cấp nền đường rộng 39.75m có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang 75m lớn nhất là 120 m. Một số vị trí đặc biệt có thể thu hẹp phần dải dự trữ
Đường cao tốc loại I; vận tốc thiết kế 100–120 km/h . theo tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc TCVN 5729–2012
Đường song hành có ít nhất 2 làn xe tiêu chuẩn TCVN 4054 – 05 hoặc TCXDVN 104 – 2007. Đường song hành sẽ được đầu tư phân kỳ tuỳ theo nhu cầu vận tải và sự phát triển các đô thị 2 bên.
Vai trò của đường cao tốc vành đai 4
Sau khi hình thành, tuyến đường Vành đai 4 có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam Bộ, giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô Thành phố Hồ Chí Minh.