Văn học (Tiếng Anh: literature) theo cách nói chung nhất, là bất kỳ tác phẩm nào bằng văn bản. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, thì văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường. Trong các định nghĩa hiện đại hơn, văn học bao hàm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên (văn học truyền miệng). Sự phát triển trong công nghệ in ấn đã cho phép phân phối và phát triển các tác phẩm chữ viết, và tạo ra loại văn học điện tử.
Những Bài viết chọn lọc đại diện cho nội dung xuất sắc nhất trên wikipedia tiếng Việt được trình bày ở đây.
Harry Potter và Hòn đá Phù thủy là tiểu thuyết kỳ ảo của văn sĩ người Anh J. K. Rowling. Đây là cuốn đầu trong series tiểu thuyết Harry Potter và là tiểu thuyết đầu tay của J. K. Rowling. Nội dung sách kể về Harry Potter, một phù thủy thiếu niên chỉ biết về tiềm năng phép thuật của mình sau khi nhận thư mời nhập học tại Học viện Ma thuật và Pháp thuật Hogwarts vào đúng dịp sinh nhật thứ mười một. Ngay năm học đầu tiên, Harry đã có những người bạn thân lẫn những đối thủ ở trường như Ron Weasly, Hermione Granger, Draco Malfoy,.... Được bạn bè giúp sức, Harry chiến đấu chống lại sự trở lại của Chúa tể Hắc ám Voldemort, kẻ đã sát hại cha mẹ cậu nhưng lại thảm bại khi toan giết Harry dù cậu khi đó chỉ mới 15 tháng tuổi.
Sách được Bloomsbury xuất bản lần đầu tại Anh Quốc vào năm 1997. Năm 1998, Scholastic Corporation xuất bản tác phẩm tại Hoa Kỳ với nhan đề Harry Potter and the Sorcerer's Stone (Harry Potter và Hòn đá Phù thủy) và có chút thay đổi về văn phong để phù hợp với độc giả Mỹ; bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Trẻ cũng dựa trên ấn bản này. Harry Potter và Hòn đá Phù thủy giành hầu hết các giải thưởng về sách ở Anh Quốc do trẻ em bầu chọn cũng như một số giải thưởng khác ở Hoa Kỳ. Tác phẩm đứng đầu danh sách tiểu thuyết bán chạy nhất trong tháng 8 năm 1999 của Thời báo New York và liên tục nằm trong top đầu của danh sách này trong suốt gần hai năm tiếp theo (1999 và 2000). Truyện đã được dịch ra ít nhất bảy mươi tư thứ tiếng cũng như được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên.
James Augustine Aloysius Joyce (2 tháng 2 năm 1882 – 13 tháng 1 năm 1941) là một tiểu thuyết gia, nhà văn viết truyện ngắn, nhà thơ và nhà phê bình văn học người Ireland, được đánh giá là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ông nổi tiếng nhất với tiểu thuyết bước ngoặt Ulysses (1922). Các tác phẩm chính khác của ông là tập truyện ngắn Dubliners (1914), các tiểu thuyết A Portrait of the Artist as a Young Man (1916) và Finnegans Wake (1939). Joyce còn là tác giả của các tập thơ Nhạc thính phòng (Chamber Music, 1907), Thơ một xu một bài (Poems Pennyeach, 1927), Colleted Poems, 1936. Dù số lượng không nhiều nhưng thơ của James Joyce có sự ảnh hưởng rất lớn đến các nhà thơAnh phái Hình tượng. Giới phê bình ngày nay đặt Joyce ở vị trí hàng đầu chủ nghĩa hiện đại Anglo-Saxon, cùng với T. S. Eliot, Virginia Woolf và Ezra Pound.
James Joyce sinh ra trong một gia đình trung lưu tại Dublin. Thuở nhỏ, Joyce được giáo dục theo tinh thần Công giáo trong trường học nhưng về sau bội đạo. Tại Đại học Cao đẳng Dublin, Joyce học ngôn ngữ và văn học Anh cũng như các thứ tiếng khác. Năm 1902, Joyce đến Paris học y khoa nhưng sớm từ bỏ rồi quay lại Dublin. Năm 1904, Joyce gặp Nora Barnacle, sống chung và có 3 người con nhưng phải đến năm 1931 mới kết hôn. Cặp đôi sống xa Ireland trong gần 35 năm tại Trieste, Zürich và Paris. Joyce từng đi dạy tiếng Anh, gia sư hay viết bài đăng báo để kiếm sống. Sự nghiệp văn chương liên tục bị cản trở do những thiếu thốn vật chất, bệnh khiếm thị và hay chứng tâm thần của người con gái Lucia. (Đọc thêm...)
Image 2
Thế Lữ vào những năm 1940
Thế Lữ (10 tháng 6 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989), tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ (sau đó đổi thành Nguyễn Thứ Lễ), là một nhà thơ, nhà văn kiêm nhà soạn kịchngười Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò là một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Franz Kafka (3 tháng 7 năm 1883 – 3 tháng 6 năm 1924) là một tiểu thuyết gia và nhà văn viết truyện ngắn người Bohemia nói tiếng Đức, được giới phê bình đánh giá là một trong những tác giả có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ XX. Kafka là một nhà hiện đại chủ nghĩa và chịu ảnh hưởng mạnh bởi những thể loại khác, bao gồm chủ nghĩa hiện sinh. Các tác phẩm của ông như Hóa thân (Die Verwandlung), Vụ án (Der Prozess) và Lâu đài (Das Schloss) sử dụng những chủ đề và nguyên mẫu về sự ghẻ lạnh, sự tàn bạo về thể xác và tinh thần, mâu thuẫn cha-con, những nhân vật trong những cuộc truy tìm đáng sợ và những sự biến đổi kỳ bí.
Kafka sinh ra trong một gia đình Do Thái nói tiếng Đức thuộc tầng lớp trung lưu ở Praha, khi ấy là một phần của Đế quốc Áo-Hung, và được đào tạo để trở thành một luật sư. Sau khi tốt nghiệp ngành luật ở đại học, ông đi làm ở một công ty bảo hiểm. Kafka bắt đầu viết những truyện ngắn trong lúc rảnh rỗi, và trong suốt phần đời còn lại ông luôn phàn nàn về khoảng thời gian ít ỏi có thể cống hiến cho việc viết văn – mà ông dần xem là thiên hướng của mình; trong khi lấy làm hối tiếc đã dành nhiều sự quan tâm cho "công việc hàng ngày" (Brotberuf, tức công việc kiếm sống). Ông rất thích liên lạc bằng thư từ và đã viết hàng trăm lá thư cho gia đình và những người bạn gái thân thiết, trong đó có thư gửi cho cha, hôn thê Felice Bauer và em gái Ottla. Mối quan hệ phức tạp và khó khăn với người cha có tầm ảnh hưởng quan trọng lên tác phẩm của ông, và dù ông xung đột với dòng máu Do Thái của chính mình và cho rằng nó không tác động gì tới ông, tuy nhiên nó đã có dấu ấn đậm nét trên văn chương Kafka. (Đọc thêm...)
Image 4
Frank vào tháng 5 năm 1942, hai tháng trước khi gia đình cô đi ẩn náu
Sinh ra tại Frankfurt am Main, Đức, Anne lớn lên gần Amsterdam, Hà Lan. Sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền vào tháng 1 năm 1933, gia đình Anne Frank rời Frankfurt đến Amsterdam để thoát khỏi sự truy đuổi của Đức Quốc xã. Vào năm 1941, cô bị tước đi tư cách công dân Đức và trở thành người không quốc tịch. Từ tháng 7 năm 1942, họ sống trốn tránh trong những căn phòng được ngụy trang, khi đó Anne 13 tuổi. Sau 2 năm, do bị chỉ điểm, gia đình Anne bị phát hiện và đưa tới trại tập trung của Đức Quốc xã. Vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm 1945, khi cô 15 tuổi, Anne cùng chị gái Margot Frank mất tại trại Bergen-Belsen, chỉ vài tuần trước khi trại giải thể vào tháng 4. (Đọc thêm...)
Ca dao là thơ cadân gianViệt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc. (Đọc thêm...)