Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Cửa cắt khía

Cảng Sydney là một phần nhỏ của Cảng Jackson nằm tại thành phố Sydney (Úc) là một cửa cắt khía (hay thung lũng sông chìm). Hình dạng cành cây của cửa cắt khía chính là dấu ấn của mạng sông suối dạng cành cây từng tồn tại tại đây trước khi mực nước biển dâng lên làm ngập thung lũng.

Cửa cắt khía là một loại vịnh hẹp ven biển, hình thành do sự chìm ngập một phần của một thung lũng sông mở. Dù cũng có những cửa cắt khía có dạng thẳng và không phân nhánh nhưng nhìn chung thì loại địa hình này thường có dạng hình cây, và đây là dấu ấn của mạng sông suối dạng cành cây ở thung lũng sông ngập lụt khi trước. Các thung lũng sông chìm dọc dải bờ biển và tạo nên các cửa cắt khía, khiến đường bờ biển có hình dạng hết sức lồi lõm và không đều. Thường thì có các hòn đảo tại đây, và các đảo này chính là đỉnh của các ngọn đồi mà nay đã chìm xuống một phần.

Bờ cắt khía là loại đường bờ biển với các cửa cắt khía song song nhau, lấn sâu vào đất liền và bị ngăn cách nhau bởi những gờ cao.[1][2][3] Nguyên do của sự thay đổi mực biển khiến thung lũng sông chìm xuống có thể là bởi mực nước biển dâng hoặc là do đẳng tĩnh. Kết quả của hiện tượng này là sự hình thành một cửa sông rất lớn ở cửa một con sông khá nhỏ (hoặc là ở một địa điểm nào đó mà cửa cắt khía sẽ nhanh chóng bị trầm tích bồi lấp). Cửa sông KingsbridgeDevon thuộc nước Anh là một ví dụ về một cửa cắt khía dưới dạng một cửa sông có kích cỡ hoàn toàn vượt trội so với các kích cỡ của các dòng chảy cung cấp nước cho cửa cắt khía; trong số này, không có một con sông nào đáng kể mà chúng chỉ là những dòng suối nhỏ.[1]

Các ví dụ

Châu Âu
Cầu Maza băng qua cửa cắt khía San Vicente de la BarqueraCantabria, Tây Ban Nha
  • Tây Ban Nha
Châu Phi
  • Kenya: cảng Kilindini là một cửa cắt khía nằm giữa đảo Mombasa và đất liền Bờ Biển Phía Nam
Châu Á
  • Sanriku: ở bờ biển phía đông đảo Honshū thuộc ở phía bắc Nhật Bản.
Châu Đại Dương
  • Papua New Guinea: có các cửa cắt khía hình thành từ các dòng dung nham gần Tufi thuộc mũi Nelson, tỉnh Oro.
  • Úc: ở bờ biển miền đông nước Úc có một số cửa cắt khía quanh Sydney, bao gồm sông Georges, cảng Hackingcảng Jackson.
  • New Zealand: ở bờ biển phía đông đảo Bắc có nhiều cửa cắt khía với kích cỡ rất đa dạng. Ngược lại, bờ biển phía tây tuy có ít cửa cắt khía nhưng số này lại rộng lớn hơn; cảng Kaipara Harbour là cửa cắt khía lớn nhất nước. Cảnh Hokianga xa về phía bắc là một cửa cắt khía có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với người Māori. Marlborough Sounds ở đầu bắc của đảo Nam hình thành nên một hệ thống cửa cắt khía lớn.
Bắc Mỹ
Nam Mỹ

Tham khảo

  1. ^ a b Bird, E.C.F. (2008). Coastal Geomorphology: An Introduction (ấn bản thứ 2). West Sussex, Anh: John Wiley & Sons. ISBN 978-0-470-51729-1.
  2. ^ Cotton, C. (1956). “Rias sensu stricto and sensu lato”. Geographical Journal. 122 (3): 360–364.
  3. ^ Goudie, A. (2004). Encyclopedia of Geomorphology. Luân Đôn: Routledge. ISBN 0-415-27298-X.
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya