Chiết áp
Chiết áp, potentiometer hay biến trở chia áp là phần tử điện trở có ít nhất một tiếp điểm di động trên thân điện trở để tạo thành "bộ chia điện áp" chỉnh được. Tiếp điểm di động chia điện trở thành các phần có giá trị bù nhau, và khi đặt lên điện trở một điện áp (tín hiệu) V thì điện áp tại tiếp điểm là giá trị chia tỷ lệ điện áp đó theo các giá trị điện trở. Đó cũng là nguồn gốc để đặt tên là "chiết áp".[1] Chiết áp được dùng để điều khiển mức tín hiệu trong các thiết bị điện và điện tử. Trong phần lớn trường hợp công suất tiêu tán trên chiết áp là nhỏ, nhưng cũng có một số trường hợp công suất tiêu tán lên tới watt hoặc trăm watt. Nếu một đầu ra của thân điện trở không được sử dụng, chỉ có một đầu ra và cần gạt, thì nó hoạt động như một điện trở thay đổi hoặc biến trở (trở biến đổi). Trong lịch sử các biến trở, thường là trở dây quấn, có công suất tiêu tán chịu được trên 1 W gọi là rheostat. Phân loạiChiết áp được chế tạo đa dạng, và phân loại theo tiêu chí khác nhau.[2] Theo vật liệuĐiện trở của chiết áp được chế tạo theo hai nhóm vật liệu chính.
Theo hình dạng điện trởPhân loại theo hình dạng gắn với công dụng thì có các dạng chính:
Theo công dụng trong thiết bị
Các dạng đặc biệtHầu hết chiết áp chế được chế ra có 1 tiếp điểm di động. Tuy nhiên một số hãng có chế ra các chiết áp có bố trí đặc biệt, hiếm gặp trong thực tế.
Chiết áp kỹ thuật sốChiết áp kỹ thuật số là phần tử hiếm có trong ứng dụng thông thường. Có hai dạng:
Ứng dụngChiết áp thường được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện như điều khiển âm lượng trên thiết bị âm thanh. Khi dịch chuyển thanh trượt được vận hành bởi một cơ chế xác định thì nó có thể được sử dụng làm đầu dò vị trí, ví dụ trong joystick. Chiết áp hiếm khi được sử dụng để điều khiển trực tiếp công suất đáng kể, cỡ hơn một watt, vì công suất tiêu tán trong chiết áp sẽ tương đương với công suất trong tải điều khiển. Tham khảo
Liên kết ngoàiWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiết áp.
|