Duy Minh ThịDuy Minh Thị (tiếng Trung: 惟明氏) hoặc Minh Chương Thị (tiếng Trung: 明章氏) là một tác giả nổi bật đầu thời kỳ Pháp thuộc ở Nam Kỳ, Việt Nam. Thân thếTheo một số thông tin, Duy Minh Thị là hậu duệ của người Minh Hương[1], tên thật là "Trần Quang Quang 陳光光"[2], nguyên quán huyện Duy Minh (phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Bến Tre). Ông có thể là hậu duệ của danh thần triều Nguyễn gốc Minh Hương từng nhiều lần đi sứ Trung Quốc Trịnh Hoài Đức (1765-1825). Theo khảo cứu của Lưu Ngọc Quân, Duy Minh Thị trong lời tựa quyển Nam Kỳ lục tỉnh địa dư chí có gọi Trịnh Hoài Đức là "Tiên công", chứng tỏ Duy Minh Thị là hậu duệ của Trịnh Hoài Đức.[3] Duy Minh Thị thời trẻ học ở Gia Định, trùng hợp với thời điểm Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Nguyễn buộc phải nhượng sáu tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Đối mặt với những kẻ thống trị mới, Duy Minh Thị chọn cách hợp tác với chính quyền thuộc địa. Sau khi học tiếng Pháp, ông được bổ nhiệm làm quan chức của trường thông ngôn Nam Kỳ, chức Kinh lịch (lettré).[4] Duy Minh Thị sống ở Xóm Dầu tức An Bình, Chợ Lớn. Duy Minh Thị thường thêm vào biệt hiệu ba chữ "Phụng Du Lý" (Xóm Dầu Phộng) và "Gia Định Thành Duy Minh Thị đính chánh".[4] Nhóm Duy Minh ThịTheo tác giả Lại Quảng Nam, do Duy Minh Thị không được sử sách thời Nguyễn nhắc tới tên cho nên hiếm người biết hành tung và tầm vóc của ông. Mãi đến cuối thể kỷ thứ 20, tại Pháp có Lê Sơn Thanh (tức Alexandre Lê), một học trò cũ của cụ Hoàng Xuân Hãn, là người đang làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Paris và cũng là người Việt duy nhất chuyên sâu về nghiên cứu công trình của nhóm Duy Minh Thị. Nhóm Duy Minh Thị gồm có 10 người. Đa số đều tự xưng bằng biệt hiệu rất có ý nghĩa: Duy Minh là "riêng sáng suốt", Minh Đức là làm cho "tỏ cái đức", Minh Chương là làm cho "sáng tỏ khuôn phép lễ chế". Thói quen của họ là ghi thêm chữ "thị" hay chữ "hiệu" vào sau cùng . Hăng hái nhất là ba người này: Duy Minh Thị, Minh Chương Thị và Phước Trai tiên sinh. Họ đã thuê ở Quảng Đông 10 cơ sở khắc ván in sách (tức khoảng 10 nhà xuất bản) đó là: Kim Ngọc Lâu, Cận Vân Đường, Bửu Hoa Các, Thiên Bửu Lâu, Văn Nguơn Đường (Nguơn là Nguyên). Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ thứ 19 (1870-1899) họ đã công bố được hơn 50 bộ sách. Nhóm này chúng tôi (Nguyễn Tài Cẩn) đặt tên là nhóm DUY MINH THỊ. Trong nhóm, Duy Minh Thị là người tiêu biểu nhất. Từ năm 1872 đến 1883 ông đều in sách hàng năm. Riêng năm 1874 ông in đến 6 cuốn. Ông thuê đến 6 nhà xuất bản và sơ bộ đã in tính ra được 19 cuốn sách đã được công bố.[5] Tác phẩmTrong thời gian làm việc cho chính quyền thuộc địa, Duy Minh Thị đã biên tập và in ấn nhiều tác phẩm lịch sử, địa lý Việt Nam và văn học Trung Quốc. Bản tiếng Trung của cuốn "Kim Vân Kiều tân truyện" do ông biên tập đã được lưu hành rộng rãi và khen ngợi.
Tác phẩm của Duy Minh Thị có hai đặc điểm nổi bật. Đầu tiên, tác phẩm của ông chủ yếu được khắc in ở thị trấn Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, chủ yếu ở ba hiệu sách: Kim Ngọc Lâu, Thiên Bảo Lâu, Bảo Hoa Các. Nguyên nhân chính là do ngành xuất bản ở Nam Kỳ kém phát triển, mà Nam Kỳ thường xuyên trao đổi kinh tế với các vùng ven biển Quảng Đông, Trung Quốc, nên việc khắc in ở Quảng Đông rồi vận chuyển về Nam Kỳ để bán sẽ thuận tiện hơn. Thứ hai, đa phần các sách không đứng tên triều Nguyễn, cũng không tránh các chữ húy kỵ. Nó phản ánh sự thật lịch sử rằng Nam Kỳ đã thoát khỏi ách thống trị của nhà Nguyễn và trở thành thuộc địa của Pháp. Chú thích
Tham khảo
Information related to Duy Minh Thị |