Khổng tước công chúa hay Chàng Sisouthone và nàng Manola (tiếng Khmer: ព្រះសុធននាងកែវមនោរាហ៍) là những nhan đề phi chính thức một huyền thoạiThái tộc thịnh hành từ trung đại trung kì tới nay, có ảnh hưởng sâu sắc tới sinh hoạt tín ngưỡng và truyền thống ca vũ nhạc tại khu vực Đông Nam Á.[1]
Cho tới hiện đại hậu kì, các cứ liệu chép lại truyền thuyếtKhổng tước công chúa có sớm nhất chỉ từ thập niên 1960 tại nhiều quốc gia Đông Á với nhiều ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên nội dung nhìn chung khá nhất quán.
Thời điểm thực sự hình thành truyền thuyết này tuy chưa rõ ràng, nhưng hoàn toàn có thể xác định được là khoảng triều Đường trở đi, khi Đại Lễ quốc bước đầu hưng khởi và bành trướng sức ảnh hưởng ra xung quanh. Tựu trung đây là giai đoạn hưng phấn nhất của văn hóaThái và huyền tích này là một chứng cứ xác đáng cho cường lực văn hóatín ngưỡngNam Chiếu đối với các tiểu vùng Hoa Nam và Đông Nam Á đại lục.
Nội dung
Ở một xứ sở nọ có vị vương tử rất đỗi anh dũng và tuấn tú. Một hôm, đương lúc đi săn, chàng nhác thấy con diều hâu quắp một con rùa vàng, bèn giương cung bắn, diều bị thương liền bỏ mồi mà chạy mất. Rùa vàng lúc đó mới hiện nguyên hình là thủy tề, bèn biếu vương tử một thanh gươm báu để đền ơn cứu mạng.
Hôm ấy, khi trời vừa sẩm tối, vương tử đi tới một thác nước và thấy tám thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần đang tắm, bèn cướp vội một chiếc áo mà giấu đi. Các thiếu nữ ấy tắm xong bèn lên bờ, khoác áo lại và bỗng bay vút lên tầng không khuất dạng, chỉ có nàng út phải ở lại vì ngỡ như mất áo.
Vương tử bấy giờ mới bước ra, hỏi truyện mới hay nàng là tiên ở thiên quốc, bèn đưa nàng về ra mắt song thân. Tự bấy nàng tiên út ở lại làm vương phi, ai nấy trong triều đều kinh ngạc trước nhan sắc và tài ca vũ của nàng.
Đương thời, vị quốc sư được triều đình nể trọng lại hóa ra là con diều hung ác, thường bay đi muôn phương bắt người về xơi thịt. Y rắp tâm hãm hại đôi uyên ương, bèn sang lân quốc xúi giục chiến tranh với nước mình, khiến cho vương tử phải thân chinh ra trận.
Vắng vương tử, quốc sư bèn rao truyền khắp nơi rằng công chúa là yêu tinh gieo bao tai họa cho vương quốc, khiến nơi nơi điêu linh. Vì dân chúng thôi thúc quá, nhà vua đành lập giàn hỏa và đưa nàng lên đó nhằm chứng minh thanh danh.
Công chúa xin nguyện ước cuối cùng là khoác lại chiếc áo lông công múa một điệu chúc mọi người được bình an. Bèn bước lên giàn hỏa, vừa đi vừa múa, bỗng vút bay về trời.
Một thời gian sau, vương tử thắng giặc trở về, không thấy vợ đâu bèn bỏ cung thất đi tìm. Trải bao nguy hiểm khôn cùng do lão pháp sư độc ác gây ra, cuối cùng chàng cũng lần tới được thiên quốc. Vương tử liền xin yết kiến thiên đế, được cho đoàn tụ với vợ. Nhân đấy, thiên đế chỉ cho chàng hay cớ sự, chàng bèn cả giận đem gươm báu đi trừ lão pháp sư độc ác.
Vương tử đưa vợ về hạ giới sống kết nghĩa trăm năm. Từ đó về sau, công chúa lốt công đem điệu múa dạy cho cung nữ, rồi các cung nữ truyền lại cho dân gian đều hưởng.
Nguyên tự
Các danh từ riêng trong truyện được phản ánh qua sự khúc xạ ngôn ngữ như sau :
Còn theo ấn phẩm Myths of the Hindus & Buddhists (London, 1913) của sơ Nivedita và sư Ananda, cốt truyện Khổng tước công chúa nhằm phản ánh một truyền thuyết xa xưa hơn về cuộc chiến của nữ thần Manimekhala với khổng nhân Ramasura, gây ra hiện tượng sấm sét[3]. Cho nên Khổng tước công chúa có bản chất là vũ điệu cầu mưa thuận gió hòa cho mùa lúa được tốt tươi và mừng mùa màng được bội thu. Trong đó, Manimekhala/Neang Mekhala tương ứng Neang Keo Monorea/Nam Mục-nhược-na, Mahajanaka tương ứng Preah Sothun/Chao Sothoun/Triệu Thụ-đồn. Sự đối nghịch vương tử-công chúa với lão pháp sư chính là tái hiện xung khắc Manimekhala với hung thần Ramasura. Hình tượng vương tử-công chúa cũng được đồng nhất với nhạc công (kinnari) và vũ công (kinnara) ở không gian sân khấu ước lệ.
Ngày xưa, ở nước Lào có một hoàng tử tên là Phôn-na-vông, rất đẹp trai, tài giỏi và có đạo đức. Vua và hoàng hậu rất yêu quý. Em là Dương-na-li, con gái út vua nước Chăm-pa ; Còn tôi là Phôn-na-vông con trai vua nước Lào. Gặp nhau đây âu cũng là duyên trời, tôi muốn cùng nàng kết nghĩa vợ chồng. Chẳng hay nàng có vui lòng không ? Ở nước Chăm-pa có tục lệ ai bị xử tội chết đều được mặc áo lông công múa hát chúc phúc cho mọi người ở lại. Xin phụ vương ban ơn cho con được theo tục lệ đó. Hôm bước lên giàn thiêu, Dương-na-li mặc áo lông công lộng lẫy múa điệu Lào Phên chúc phúc cho mọi người và nói lên nỗi oan ức của mình. Điệu múa uyển chuyển và giọng hát du dương làm cho người xem ai cũng mê say và xúc động. Bất thình lình, thuận đà, nàng vỗ cánh vút lên cao, nhắm hướng nước Chăm-pa bay thẳng.
Tại Nhật Bản từ trung đại hậu kì đã lưu hành một bản truyện gọi là Nàng tiên hạc, nhưng chỉ gồm tình tiết chàng gánh củi bắt được cái áo lông đem giấu mà được vợ tiên.
Tại Việt Nam nay còn đền Thái Thượng Sơn[13], tương truyền thờ công chúa Nhồi Hoa[14] (tương tự Manola, Monorea) nước Ải Lao từng góp nhiều voi cho hoàng đếLê Thánh Tông (Lê Thánh Tông/Lê Tư Thành tương đồng Chao Sothoun) dẹp giặc dữ. Trong lễ hội thường niên phải có vũ điệu Champa nhằm tôn vinh bà chúa đền. Tuy nhiên, lịch sử đền và huyền tích lập đền chỉ có sớm nhất từ cuối thế kỷ XVIII, không liên đới gì tới triều đại Hồng Đức mà hoàn toàn chỉ là hư cấu dân gian. Vũ điệu chim công cũng là một trong những tiết mục đặc sắc nhất trên sân khấuViệt Nam hiện đại.
马向东,邵建萍,赵家富 主编; 德宏州史志办 编 (2011). 德宏州志·文化卷. 芒市: 德宏民族出版社. ISBN7-80750-583-9 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp). Đã bỏ qua tham số không rõ |ignore-isbn-error= (gợi ý |isbn=) (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)