Liễu Quán
Liễu Quán (chữ Hán: 了觀; 1667 – 1742)[1] là một cao tăng Việt Nam, thuộc đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế. Sư là người khai lập ra Thiền phái Liễu Quán, một nhánh Thiền mang đậm phong cách của Văn hóa Phật giáo Việt Nam còn truyền lại đến ngày nay[2]. Thân thế và đạo nghiệpCăn cứ theo văn bia do nhà sư Thiện Kế [3] soạn năm 1748, thì Thiền sư Liễu Quán sinh vào giờ Thìn, ngày 18 tháng 11 năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Sư nguyên họ Lê nhưng không rõ tên thật. Thiệt Diệu (實耀) chỉ là pháp danh, Liễu Quán (了觀) là tên tự.[4] Quá trình tu họcLúc 6 tuổi[5], Sư mồ côi mẹ. 12 tuổi (1678), Sư được cha đưa đi chùa Hội Tôn ở Phú Yên lễ Phật. Gặp Thiền sư Tế Viên (người Trung Quốc), Sư tỏ ra quý mến và xin ở lại chùa để học đạo. Được bảy năm thì thầy viên tịch (1685), Sư ra kinh thành Thuận Hóa (Huế) xin học với Thiền sư Giác Phong (người Trung Quốc) ở chùa Hàm Long (sau đổi là chùa Báo Quốc; nay thuộc địa phận phường Phường Đúc, thành phố Huế). Ở đấy được một năm, năm Tân Mùi (1691), Sư phải trở về phụng dưỡng cha già, lấy nghề kiếm củi độ nhật và thuốc thang cho cha. Bốn năm sau cha mất (Ất Hợi, 1695), Sư lại trở ra Thuận Hóa thọ giới sa-di (sa. śrāmaṇera) với Thiền sư Thạch Liêm (người Trung Quốc) ở chùa Thiền Lâm (nay thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Năm Đinh Sửu (1697), Sư lại thọ giới cụ túc (sa. upasampadā) với Thiền sư Từ Lâm (người Trung Quốc) ở chùa Từ Lâm (nay thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Từ năm Kỷ Mão (1699), Sư đi đến nhiều chùa ở xứ Đàng Trong để xin tham vấn, trải bao khó nhọc. Đến năm Nhâm Ngọ (1702), nghe tiếng Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung (gọi tắt là Tử Dung) là người truyền bá pháp Thiền thoại đầu của Tông Lâm Tế, Sư đến chùa Ấn Tôn (sau đổi là Từ Đàm; nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế) ở kinh thành Thuận Hóa xin gặp Thiền sư để cầu pháp. Thiền sư Tử Dung dạy Sư tham cứu công án bằng câu:
Song đến bảy, tám năm tham cứu mà chưa lãnh hội, trong lòng Sư tự lấy làm hổ thẹn [6]. Một hôm, nhân đọc sách Truyền Đăng Lục đến câu: Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ (Chỉ vật truyền tâm, người không hiểu rõ được), thoạt nhiên Sư tỏ ngộ được yếu chỉ của Thiền. Nhưng vì núi sông cách trở, Sư không thể đến Thiền sư Tử Dung để trình sở ngộ được. Mãi đến mùa xuân năm Mậu Tý (1708), 42 tuổi, Sư lại trở ra chùa Ấn Tôn cầu Thiền sư Tử Dung ấn chứng. Sư đem hiểu biết của mình trình bày ra, đoạn nói đến câu "Chỉ vật truyền tâm, nhân bất hội xứ", thì nghe Thiền sư đọc:
Rồi hỏi: Vậy là thế nào, nói nghe? Sư Liễu Quán không đáp, chỉ vỗ tay cười ha hả. Thiền sư Tử Dung bảo: Chưa phải. Sư nói: Bình thùy nguyên thị thiết (Trái cân vốn là sắt). Thiền sư lại bảo: Cũng chưa phải. Sáng hôm sau, Thiền sư thấy Sư đi ngang, liền gọi lại bảo: Chuyện hôm qua chưa xong, nói lại xem! Sư thưa:
Bấy giờ, Thiền sư mới cả khen. Sau đó, Sư vào rừng thông ở núi Thiên Thai lập am tranh (sau này là chùa Thiền Tôn hay Thuyền Tôn; hiện ở thôn Ngũ Tây, xã Thủy An, Huế) để tiếp tục tu tập [7]. Mùa hạ năm Nhâm Thìn (1712), Thiền sư Tử Dung vào Quảng Nam dự lễ "Toàn viện" (theo văn bia). Nhân đó, Sư đem trình bài kệ "Dục Phật" (Tắm Phật). Thiền sư hỏi:
Sư đáp:
Thiền sư đọc:
Sư đáp:
Thấy Sư Liễu quán biện luận lanh lẹ, lâm cơ ứng biến rất phù hợp, nên Thiền sư Tử Dung tỏ ý vui mừng và ấn chứng. Sư nối pháp tông Lâm Tế đời thứ 35 theo truyền thừa: Mật Vân Viên Ngộ -> Mộc Trần Đạo Mân -> Tuyết Hữu Chân Phác -> Đại Xa Như Trường -> Minh Hoằng Tử Dung -> Thiệt Diệu Liễu Quán. Thuyết pháp độ sinhKể từ đó (1708), Sư Liễu Quán vân du thuyết pháp độ sinh từ Phú Yên đến Phú Xuân, không nề khó nhọc [8]. Mùa xuân năm Nhâm Dần (1722), Sư về trụ ở chùa Thiền Tôn ở núi Thiên Thai (Huế). Trong các năm Quý Sửu (1733), Giáp Dần (1734) và Ất Mão (1735); Sư nhận lời thỉnh của chư Tăng cùng các tể quan và cư sĩ ở Thuận Hóa, dự bốn lễ đại giới đàn. Đến năm Canh Thân (1740), Sư Liễu Quán lại được mời làm chủ tọa giới đàn Long Hoa Phòng Giới. Lễ xong, Sư trở về chùa Thiền Tôn. Thời ấy, chúa Nguyễn Phúc Chú (hay Trú) rất sùng kính đạo hạnh của Sư, nên nhiều lần triệu thỉnh vào phủ, nhưng Sư một mực từ chối vì "giữ chí lâm tuyền" (văn bia). Mùa xuân năm Nhâm Tuất (1742), khi ấy Sư đã ngoài 70 tuổi, nhưng vẫn đến làm chủ lễ giới đàn ở chùa Viên Thông (nay thuộc xã Thủy An, thành phố Huế). Đệ tử đến thụ giới kể cả xuất gia và tại gia có tới gần bốn ngàn người [9]. Viên tịchCũng theo văn bia, thì cuối mùa thu năm ấy (1742), Thiền sư Liễu Quán đang an trú tại chùa Viên Thông thì có chút bệnh. Sư gọi đệ tử đến bảo: Nhân duyên cuộc đời đã hết. Ta sắp về quê thôi!. Mọi người khóc. Sư bảo: Các người buồn khóc điều chi vậy? Chư Phật xuất thế còn nhập Niết bàn; ta nay đi đã rõ ràng, về đã có nơi. Các người không nên buồn khóc. Đến tháng 11 âm lịch (1742), vài ngày trước khi tịch, Sư ngồi ngay ngắn tự cầm bút viết bài Kệ từ biệt như sau:
Viết xong bài kệ, Sư nói: Lời sau cùng của lão tăng nói gì đây? Vòi vòi nguy nga, xán lạn rực rỡ, xưa đến nay đi. Muốn hỏi việc đi đến thế nào, kìa trời xanh biếc lặng trong, trăng thu vằng vặc, đại thiên thế giới nhiều như cát đều hiển lộ toàn thân. Sau khi ta đi, các ngươi phải nhớ: Vô thường mau chóng, phải siêng năng tu học Bát-nhã. Chớ quên lời ta, hãy tinh tấn. Ngày 22, sau lễ trà sớm, Sư hỏi: Bây giờ là giờ gì? Đệ tử đáp: Giờ Mùi. Sư an nhiên ra đi. Việc tâu lên, chúa Nguyễn Phúc Khoát sắc lập bia và ban thụy hiệu là "Chính Giác - Viên Ngộ Hòa Thượng". Theo văn bia vừa kể thì Thiền sư Liễu Quán viên tịch ngày 22 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1742), trụ thế 75 năm [11]. Kệ truyền phápTổ sư Liễu Quán để lại bài kệ truyền pháp sau đây:
Ghi nhận công laoTổ sư Liễu Quán thuyết pháp độ sinh 34 năm (1708-1742), độ xuất gia và tại gia kể đến hàng ngàn. Ghi nhận đóng góp của Sư cho Phật giáo Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết:
Ở thành phố Huế, hiện có con đường mang tên Sư Liễu Quán.[14] Bảo tháp Sư Liễu QuánBảo tháp của Tổ sư Liễu Quán được lập ở chân núi Thiên Thai, thuộc vùng rừng thông của làng An Cựu xưa. Đây là một ngôi tháp đẹp, cổ kính và uy nghiêm. Lễ nhập di cốt của Sư vào tháp được tổ chức vào ngày 19 tháng 2 năm Quý Hợi (1743)[15]. Cách phía sau tháp độ 800 mét là chùa Thiền Tôn (hay Thuyền Tôn) do Sư sáng lập và là nơi Sư thường ở. Trong đó có quả đại hồng chung đúc năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747) là di vật quý nhất [16]. Nguồn tham khảoNgoài văn bia đã kể trên, còn tham khảo thêm các sách:
Chú thích
|