Luigi Cheburini sinh ra tại Ý. Ông học nhạc với các thầy ở Florence, sau đó chuyển về thành Venice học với Sarti. Trong khoảng thời gian 1784-1785, Cheburini làm việc tại Luân Đôn, Anh, nhận chức vụ nhạc sĩ của triều đình. Năm 1788, ông sang cư trú tại Paris. Ở đây, ông đã cách mạng hóa sân khấu Pháp. Vì bị Napoléon thất sủng, năm 1805 ông chuyển sang kinh đô của âm nhạc cổ điển thế giới một thời, thành Viên của nước Áo, để gặp gỡ hai nhà soạn nhạc thiên tài ở đây, Joseph Haydn và Ludwig van Beethoven. Có một điều thú vị là phong cách của Cheburini là sự chuẩn bị tốt cho vở operaFidelio của Beethoven. Beethoven đã nghe 4 vở opera của nhà soạn nhạc người Pháp gốc Ý và chịu ảnh hưởng của ông. Năm 1816, Cheburini trở thành giáo sư bộ môn sáng tác tại Nhạc viện Paris. Tiếp theo, trong các năm 1821-1841, Cheburini là giám đốc của nhạc viện. Ông còn trở thành viện sĩ Viện Pháp quốc từ năm 1815 cho đến cuối đời[1].
Phong cách sáng tác
Luigi Cheburini chịu ảnh hưởng rất rõ ràng của nhà soạn nhạcngười ĐứcChristoph Willibald Gluck. Nhờ phong cách này, Cheburini đã có những cải cách quan trọng cho nền opera Pháp. Ông là người đã đặt nền móng cho thể loại opera cứu rỗi và kinh hoàng. Sáng tác của ông thể hiện sự chuyển giao giữa âm nhạc Cổ điển và âm nhạc Lãng mạn. Chúng đặt tới sự hoàn thiện trong mọi yếu tố của phong cách cổ điển, tư duy lôgic nghiêm ngặt (đặc biệt là trong phức điệu của các tác phẩm tôn giáo), đồng thời cũng thấm đượm tinh thần nhân văn, sự rung động sâu sắc, kịch tính căng thẳng, sự đa dạng trong phương thức biểu hiện. Các bản overture trong các vở opera của ông có ý nghĩa lịch sử, mang phong cách của âm nhạc giao hưởng có tiêu đề[1].
Willis, Stephen C., "Cherubini, (Maria) Luigi (Carlo Zanobi Salvadore)" in Sadie, Stanley (Ed.), The New Grove Dictionary of Opera, Vol. 1, A-D, New York: MacMillan, 1994 ISBN 0-935859-92-6
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Luigi Cherubini.