Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Minh Thập Tam lăng

Lăng tẩm hoàng gia Minh-Thanh
Di sản thế giới UNESCO
Vị tríBắc Kinh, Trung Quốc
Bao gồm
Tiêu chuẩnVăn hóa: i, ii, iii, iv, vi
Tham khảo1004
Công nhận2000 (Kỳ họp 24th)
Mở rộng2003; 2004
Tọa độ40°15′12″B 116°13′3″Đ / 40,25333°B 116,2175°Đ / 40.25333; 116.21750

Minh Thập Tam lăng (tiếng Trung: 明十三陵; bính âm: Míng Shísān Líng; nghĩa đen 'Mười ba lăng mộ nhà Minh') là tập hợp các lăng mộ được xây dựng bởi các Hoàng đế triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Lăng mộ của vị Hoàng đế đầu tiên nhà Minh là Chu Nguyên Chương là Minh Hiếu lăngNam Kinh, tỉnh Giang Tô. Tuy nhiên, hầu hết các lăng mộ của các vị Hoàng đế khác nằm tại một cụm ở Bắc Kinh được gọi chung là Thập Tam lăng. Nó nằm ở Xương Bình, cách trung tâm Bắc Kinh khoảng 42 kilômét (26 mi) về phía Bắc - Tây Bắc. Quần thể lăng mộ này nằm ở sườn phía nam của núi Thiên sơn, dựa theo nguyên tắc phong thủy của vị Hoàng đế nhà Minh thứ ba là Minh Thành Tổ. Sau khi cho xây dựng cung điện Hoàng gia là Tử Cấm Thành vào năm 1420, ông đã lựa chọn địa điểm và cho xây dựng lăng mộ cho riêng mình. Các vị Hoàng đế nhà Minh sau đó cho xây dựng lăng mộ của họ cũng tại khu vực thung lũng với tổng cộng 13 vị Hoàng đế đã lựa chọn chôn cất tại đây.

Lăng mộ của Hoàng đế đầu tiên đặt tại Minh Hiếu lăngNam Kinh. Lăng mộ của vị Hoàng đế thứ hai Minh Huệ Đế là người bị lật đổ bởi Minh Thành Tổ không có lăng mộ nào được biết đến. Minh Đại Tông không được chôn cất tại đây vì Minh Anh Tông không coi ông là một vị vua của nhà Minh. Thay vào đó, thi hài của Minh Đại Tông được chôn vùi ở phía tây Bắc Kinh.[1] Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh được chôn cất tại đây là Minh Tư Tông, người đã thắt cổ tự sát vào ngày 25 tháng 4 năm 1644. Ông được chôn cất tại Minh Tư lăng là lăng mộ nhỏ hơn nhiều so với các lăng mộ Hoàng gia khác. Vào năm 1644, quân đội của Lý Tự Thành đã lục soát và đốt cháy nhiều ngôi mộ trước khi tiến vào Bắc Kinh trong tháng 4 năm đó.

Năm 1725, Hoàng đế nhà Thanh là Ung Chính đã ban tước hiệu Hầu cho một chi hậu duệ của nhà Minh, được nhận lương bổng của nhà Thanh với nhiệm vụ thực hiện các nghi lễ tại Thập Tam lăng và sắp xếp vào Chính Bạch kỳ của Bát Kỳ. Sau đó, Càn Long ban tước hiệu Diên Ân hầu cho ông và tước hiệu này được truyền qua 12 thế hệ con cháu cho đến cuối triều đại nhà Thanh.

Hiện tại, Thập Tam lăng là một phần của Di sản thế giới được UNESCO công nhận với tên gọi là Lăng tẩm Hoàng gia Minh-Thanh

Danh sách lăng mộ

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ Eric N. Danielson, "[1]". CHINA HERITAGE QUARTERLY, No. 16, December 2008.

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Ming tombs tại Wikimedia Commons

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya