Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Nhũ mẫu

Nhũ mẫu của Vua Louis XIV - bà Longuet de La Giraudière.

Nhũ mẫu (chữ Hán: 乳母; tiếng Anh: Wet nurse), lại gọi Nhũ nương (乳娘), Nhũ ảo (乳媼), Nãi mẫu (奶母), Nãi bà (奶婆), Nãi nương (奶娘) hoặc Nãi ma (奶媽), tiếng Việt gọi nôm na là Bà vú hay Vú em, là danh từ để chỉ những người phụ nữ có chồng, có con làm công việc chăm sóc và cho ăn những đứa trẻ sơ sinh của những gia đình khác bằng sữa mẹ.

Vai trò của nhũ mẫu rất tương đồng với bảo mẫu - một dạng nghề cũng rất tương đồng, là chăm sóc những đứa trẻ sơ sinh trong các hộ gia đình không đủ điều kiện tự chăm sóc con mình. Rất nhiều trường hợp cần đến nhũ mẫu, thông thường là khi người mẹ qua đời sớm, hoặc sữa mẹ không đủ hoặc chủ yếu nhất là không muốn cho con dùng sữa mẹ vì có thể ảnh hưởng đến dáng người. Lý do thứ ba là phổ biến nhất trong giới thượng lưu thời phong kiến, cũng là giới cần đến nghề nhũ mẫu nhất. Trong cung đình, từ phương Tây sang Đông Á, Hoàng hậuphi tần hầu như không tự mình cho con uống sữa mẹ, đều cần nhũ mẫu làm thay công việc này.

Dù hay lẫn lộn qua lại giữa nhũ mẫu và bảo mẫu, nhưng thông thường nhũ mẫu được phân biệt là người có chồng con và lãnh vai trò chủ yếu là nuôi đứa trẻ bằng sữa mẹ của mình, thay cho người mẹ ruột. Trong khi đó, các bảo mẫu không nhất thiết phải là người có gia đình, chỉ cần có kinh nghiệm chăm sóc là được.

Thời hiện đại, cùng sự phát triển của sữa công thức, nghề nhũ mẫu không còn được xem trọng nữa, dần dần cũng bị đào thải, không như nghề bảo mẫu vẫn còn được duy trì. Tuy vậy ở các các nước đang phát triển, nhũ mẫu vẫn còn khá phổ biến.

Thân phận

Các gia đình có điều kiện thường tìm cách thuê nhũ mẫu từ khi còn sớm. Yêu cầu tiên quyết nhất của các nhũ mẫu là họ đều đã kết hôn, có chồng và quan trọng là từng sinh con, đích thân cho con ăn bằng sữa mẹ. Bởi vì như thế, sữa mẹ trong người các nhũ mẫu mới phát triển, cho ra lượng sữa ổn định.

Hoàn cảnh để sản sinh nghề nghiệp này đều do nhu cầu của xã hội thượng tầng, dù là Tây hay Đông. Việc cho con bú sữa không chỉ hủy hoại thân hình, đồng thời sẽ khiến khả năng sinh nở bị hạn chế (cho bú sữa sẽ ức chế rụng trứng), nhất là trường hợp người vợ cần sinh nở liên tục để tìm người thừa kế. Xuất thân của nhũ mẫu rất đa dạng, từ quyền quý cho đến nô lệ, tất cả đều không quan trọng bằng chất lượng sữa mà nhũ mẫu có thể sản sinh để chăm nom đứa trẻ.

Lịch sử

Đông Á

Trung Quốc

Từ thời nhà Chu, Lễ ký đã có ghi lại quy định thỉnh nhũ mẫu chăm mớm cho con cái, từ Đại phu trở lên đến Thiên tử mới có tư cách, còn bậc Sĩ trở xuống đều phải tự mình nuôi nấng[1]. Cung đình tuyển nhũ mẫu thập phần nghiêm khắc, yêu cầu tỉ mỉ về tuổi tác, tướng mạo, thể trạng, sữa có tươi không, độ đậm nhạt cùng màu sắc của sữa đều phải kiểm duyệt qua. Một khi trúng cử, phục sức và ẩm thực của nhũ mẫu đều sẽ do cung đình an bài.

Cung đình nhà Minh có ghi chép về nhũ mẫu khá chi tiết. Thời này, nhũ mẫu gọi là "Nãi khẩu" (奶口), tuyển vào trú trong Lễ Nghi phòng (禮儀房) bên ngoài ngạn Bắc của Đông An môn (東安門), tụcc xưng "Nãi Tử phủ" (奶子府). Nơi này do thái giám quản lý Tư Lễ giám (司禮鑑) trực tiếp coi sóc. Mỗi quý tuyển nãi khẩu 40 người, đưa vào trong cung dự bị, xưng là "Tọa quý Nãi khẩu" (坐季奶口); mặt khác còn tuyển thêm 80 người, chỉ là ghi danh đăng ký dự trù, đều tự mình ở nhà riêng, gọi là "Điểm mão Nãi khẩu" (點卯奶口). Một nãi khẩu là người đàn bà có chồng, tuổi ít nhất từ 15 đến dưới 20, hình dung đoan chính, người có thai trong vòng 3 tháng liền xét tuyển[2]. Tương truyền, quy tắc chọn nhũ mẫu là "bổ khuyết", người sinh bé trai sẽ bú mớm cho Hoàng nữ, sinh bé gái bú mớm cho Hoàng tử[3]. Sang thời kỳ nhà Thanh, nhũ mẫu nhìn chung đều được xem là sinh mẫu của rất nhiều người, nhũ mẫu của hoàng đế còn đặc biệt rất được kính trọng, họ đều là người giai cấp Bao y trực thuộc Nội vụ phủ, có đãi ngộ nhất định và tương đương cao cấp. Chồng của nhũ mẫu được gọi "Nãi công" (奶公), con cái của họ sinh ra đều được xem là "Nãi huynh đệ" (乳兄弟) cùng "Nãi tỷ muội" (乳姊妹) của bản thân người được nhũ mẫu nuôi, do đó có thể tưởng tượng được địa vị của con cái của nhũ mẫu một hoàng đế[4].

Bởi vì nhũ mẫu cùng hoàng tử và hoàng nữ quan hệ thân mật, có khi cảm tình còn thân thiết hơn mẹ ruột, cộng thêm quan niệm đền đáp công hiếu vẹn toàn, không ít nhũ mẫu của hoàng đế vì thế rất có địa vị. Ví dụ, nhũ mẫu của Hán Thuận Đế là Tống thị thụ phong "Sơn Dương quân" (山陽君); nhũ mẫu của Hán An ĐếVương Thánh (王聖) được phong tước "Dã Vương quân" (野王君); nhũ mẫu của Hán Linh ĐếTriệu Nhiêu (趙嬈), cùng nhũ mẫu của Hán Hiến ĐếLữ Quý (吕贵) đều từng được phong làm "Bình Thị quân" (平氏君). Thời nhà Tấn, vì nhũ mẫu A Tô có công nên Tấn Nguyên Đế gia phong vị hiệu "Bảo Đế Thánh quân" (保帝聖君), cực kỳ khác lạ. Thời nhà Đường, Đường Trung Tông phong nhũ mẫu Vu thị làm "Bình Ân Quận phu nhân" (平恩郡夫人)[5]. Cũng từ đây, nhà Tống đến nhà Thanh đều noi theo, phong nhũ mẫu vị hiệu phu nhân và xếp vào hàng ngoại mệnh phụ, thường xuyên có phong hiệu để tỏ khác biệt, như Tống Thái Tông gia phong nhũ mẫu Lưu thị làm "Tần Quốc phu nhân" (秦國夫人), đồng thời còn chêm thêm 4 chữ "Diên Thọ Bảo Thánh" (延壽保聖)[6]. Trước đó triều Bắc Ngụy, bởi vì truyền thống tôn trọng nhũ mẫu và việc sinh mẫu đều bị ban chết từ sớm, các hoàng đế Bắc Ngụy có lệ tôn các nhũ mẫu tước vị thái hậu, gọi là Bảo Thái hậu (保太后), ví dụ như Huệ Thái hậu Đậu thị của Thái Vũ Đế cùng Chiêu Thái hậu Thường thị của Văn Thành Đế. Thời Thuận Trị, Hiếu Trang Văn Hoàng hậu từng khuyên bảo không được Thuận Trị Đế trong việc thân chinh đánh Trịnh Thành Công, phải nhờ nhũ mẫu Phác thị khuyên giải[7], sau đó Phác thị dưới thời kỳ Khang Hi được thụ phong "Phụng Thánh phu nhân" (奉聖夫人)[8], sau khi chết còn được Khang Hi Đế ngẫu nhiên ghé qua mộ để tưới rượu, con trai bà được trọng dụng, con gái được miễn Bát Kỳ tuyển tú[4].

Trong lịch sử cũng có không ít nhũ mẫu thụ phong, có chút nhũ mẫu lại cậy vào quyền thế tác loạn, có ảnh hưởng tiêu cực đến chính trị. Như nhũ mẫu Vương Thánh dèm pha Hòa Hi Đặng hoàng hậu với Hán An Đế, từ đó khiến cả nhà họ Đặng thoáng chốc bị trù dập. Nhũ mẫu Lục Lệnh Huyên của Hậu chủ Cao Vĩ, cậy vào thân phận nhũ mẫu có công với nhà vua mà có ảnh hưởng rất tệ với chính quyền Bắc Tề. Nổi tiếng nhất là nhũ mẫu Khách thị của Minh Hi Tông, vì có công lao nuôi Hi Tông mà thụ phong tước hiệu "Phụng Thánh phu nhân", con em thụ phong Cẩm y vệ Thiên hộ, do được ân sủng khác thường mà Khách thị cấu kết hoạn quan Ngụy Trung Hiền, cùng Trung Hiền làm đối thực, nhân đó ảnh hưởng triều chính[9][10][11]. Ngoài ra, có một ít nhũ mẫu nhân việc chăm sóc đứa trẻ mà cùng nam chủ nhà có tư tình, còn sinh cả con riêng, đó là chuyện Triệu Hoằng Ân từng cùng nhũ mẫu Cảnh thị thông dâm, sinh ra Triệu Đình Mỹ. Hoặc lại có người cùng chính đứa trẻ mình chăm sóc có quan hệ, như Trịnh Kinh thông dâm với nhũ mẫu Trần thị (của em trai), sinh ra con cả Trịnh Khắc Tang. Bản thân Khách thị cũng được đồn đoán là cùng Hi Tông quan hệ, bởi vì Khách thị thường được mô tả hết sức xinh đẹp, ngoài ra còn đồn đãi Khách thị vì ghen ghét mà hại hoàng hậu, sát hại phi tần khi họ có thai[10][12].

Các quốc gia đồng văn

Nhật Bản, hoàng tộc và nhà quý tộc, võ gia cũng đều tuyển nhũ mẫu chăm sóc con cái của mình khi còn nhỏ, và các nhũ mẫu cũng có ảnh hưởng và địa vị rất lớn. Như Saitou Fuku là nhũ mẫu của Tokugawa Iemitsu, liền trợ giúp Iemitsu lên ngôi Shogun mà được ân phong hậu hĩnh, nắm giữ quyền lực ở Ōoku, sau được Thiên hoàng Go-Mizunoo ban cho phong hiệu Xuân Nhật cục (春日局), hàm Tòng tam vị. Một số nhũ mẫu cũng lại trở thành phi thiếp của chính đứa trẻ mà mình chăm nom, như Súy cục (帥局), nhũ mẫu của Thiên hoàng Takakura. Nhũ mẫu của Ashikaga YoshimasaLệnh Tham cục (今參局), sau cũng thành trắc thất của ông, bản thân Lệnh Tham cục đối với nội viện của Mạc phủ Ashikaga cũng rất có ảnh hưởng.

Trong lịch sử Việt Nam, tuy không nhiều nhưng vai trò của nhũ mẫu cũng mang nặng tính ân tình đối với hoàng đế. Ví dụ thời Lý Thần Tông, các nhũ mẫu của hoàng đế gọi là "Hoàng bà" (皇婆), và Toàn thư có chép lại hai hoàng bà là Vương Bà Lịch (王婆歷) cùng Lã A Mãi (吕阿買) khi qua đời đều được ghi lại, Ngô Sĩ Liên còn cảm thấy rất kỳ lạ và nhận xét: "Sách chép các đế vương chưa có chỗ nào chép việc Hoàng bà chết, mà trong đời Thần Tông thấy chép hai lần, có lẽ là vua đặt cách gia phong ân tứ trọng hậu cho các bảo mẫu, cho nên sử thần theo đó mà chép chăng?"[13]. Thời chúa Trịnh, có nhũ mẫu Nguyễn Thị Cảo của Trịnh Cương, nổi tiếng qua điển tích "Gênh đẻ Khe nuôi"; trong hậu cung nhà Nguyễn có quy định về nhũ mẫu, gộp cùng bảo mẫu tạo thành danh xưng "Nhũ bảo".

Lịch sử nhà Triều Tiên cũng có các nhũ mẫu, những nhũ mẫu của quốc vương thường nhận tước hiệu Phụng Bảo phu nhân (奉保夫人), đứng vào hàng Tòng nhất phẩm trong hệ thống mệnh phụ, chỉ xếp sau các vương nữ con gái nhà vua cùng vợ của các vương tử.

Phương Tây và các nước khác

Từ thời Ai Cập cổ đại, xã hội thượng lưu Ai Cập đã hình thành nhũ mẫu, như Maia là nhũ mẫu của Pharaoh Tutankhamun[14], hoặc Sitre In là nhũ mẫu của Hatshepsut[15]. Họ tuy không xem là thành viên vương thất chính thức, song cách thức an táng đều rất vinh dự, cho thấy từ tận khi ấy vai trò và ý nghĩa của nhũ mẫu đã rất cao, quan điểm rất tương đồng với Đông Á. Halimah bint Abi Dhuayb, theo truyền thuyết là nhũ mẫu của Nhà tiên tri Muhammad.

Sang thời La Mã cổ đại, xã hội La Mã đã phát triển, những gia đình khá giả gọi là "Domus" cũng có nhu cầu tìm nhũ mẫu, khi ấy theo tiếng Latinh thì được gọi là "Nutrix"[16]. Thân phận của nhũ mẫu thời La Mã rất đa dạng, có khi là nô lệ, có khi lại là những người ở tầng lớp cao. Vai trò của nhũ mẫu đặc biệt quan trọng trong tầng lớp xã hội La Mã, thể hiện qua truyền thuyết về Romulus và Remus.

Từ đó, xã hội phương Tây cũng rất coi trọng nhũ mẫu, thông thường họ đều là từ các tầng lớp xã hội thấp, và có một loại hình phổ biến là đưa đứa trẻ cho nhũ mẫu chăm sóc tại các nông trại, cho đến khi đủ khoảng 3 tuổi thì rước về lại nhà chính, và bắt đầu tiến hành quá trình giáo dục cùng trưởng thành hoàn thiện. Ở nước Anh, từ thế kỉ 17thế kỉ 18, một người vợ làm nhũ mẫu có mức thu nhập hơn cả người chồng làm công nhân[17]. Tại nước Pháp, ghi nhận từ thời Louis XIV thì khoảng 90 % đứa trẻ sơ sinh sinh ra đều được chăm sóc bởi nhũ mẫu, đều dùng hình thức là đưa đứa trẻ cùng nhũ mẫu đến những nơi thôn quê[18]. Vào năm 1780Paris, có 1000 trong tổng 21.000 đứa trẻ ra đời được chăm sóc bởi chính mẹ ruột của mình[19]. Tình trạng này cũng khiến cho các nhũ mẫu trong các hộ quyền quý, phải lựa chọn thuê nhũ mẫu có hoàn cảnh khó khăn hơn cả mình để chăm sóc con của họ, dẫn đến rất phổ biến tình trạng trẻ sơ sinh chết yểu trong thời gian này.

Năm 1769, ở Paris đã thành lập Cục vú nuôi, nhằm giải quyết tình trạng cần nhũ mẫu và điều chỉnh mức sống, lương bổng có phần gây tranh cãi giữa các nhũ mẫu. Theo đó để trở thành nhũ mẫu, họ phải đạt tiêu chuẩn về sức khỏe, ngoại hình, số con cái mà họ sinh ra, tính cách, dung phạm, thậm chí cả kích cỡ của ngực, hình dáng của đầu núm vú ra sao cũng phải phân loại, bởi vì đây được tin là tiêu chuẩn cần thiết cho nhũ mẫu sản sinh lượng sữa chất lượng nhất có thể[20]. Thế kỉ 20, nhũ mẫu cần được tuyển vào các bệnh viện để chăm sóc các đứa trẻ sơ sinh vừa sinh ra, hoặc các đứa trẻ mồ côi do bệnh viện chăm sóc, dần khiến từ "Nurse" cũng để chỉ nhóm Y tá.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ "Lễ ký・Nội tắc": 大夫之子有食母,士之妻自养其子。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  2. ^ Thẩm Bảng 沈榜. "Uyển thụ tạp ký・Nãi khẩu": 東安門外稍北,有禮儀房,乃選養奶口以候內庭宣召之所。一曰奶子府,隸錦衣衛,有提督司禮監太監,有掌房,有貼房,俱錦衣衛指揮。制:每季精選奶口四十名養之內,曰坐季奶口,別選八十名籍於官,曰點卯奶口,候守季者子母或有他故,即以補之而取盈焉。季終則更之。先期,兩縣及各衙門博求軍民家有夫女口,年十五以上,二十以下,夫男俱全,形容端正,第三胎生男女僅三月者雜選之。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  3. ^ Sử Mộng Lan 史夢蘭. "Toàn sử cung từ", quyển 20: 《酌中志》載,禮儀房掌管,一應選婚、吉禮。每年四仲月選乳媼。生男十口,生女十口,月給食料。在奶子府居住。凡宮中有喜,鋪月子房。生皇子則用生女奶口,皇女則用生男奶口。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  4. ^ a b Quất Huyền Nhã 橘玄雅. "Địa vị đặc thù đích Phụng Thánh phu nhân" (地位特殊的奉圣夫人)”: 最为特殊的是,以女性作为始祖的旗人家谱目前仅此一例,而其作为皇帝乳母后裔的家谱,其谱内的许多特点都十分有趣。首先是"抬旗"殊荣。《萨谱》中记载,萨克达氏"由盛京来时系正黄旗内务府满洲第三佐领下人,修谱时内府佐领系茂林承管。因祖母在朝有功,抬入正黄旗满洲四甲第十六佐领下"。因身为皇帝乳母而使夫家抬旗,这在清帝的乳母之中似乎也是个例。但萨克达氏一族具体是何时 抬旗的,则很难确定。正黄旗满洲第四参领第十六佐领,是康熙四十三年由本旗滋生人丁编成的公中佐领,而从《萨谱》中的记载来看,其家族男性主要充任内务府的差事,家族男女的婚姻也都以内务府旗人作为主要对象,故而其家族抬旗的时间可能很晚,甚至有可能是修谱时的光绪年间才正式抬旗的。其次是免除选秀的优待。《萨谱》誊抄了两条康熙朝的上谕,其内容均是允许此支萨克达氏不须参加选秀女。清代八旗正身与上三旗包衣的女子,除了和皇帝同姓爱新觉罗或者有其他特殊情况(如残疾或父祖官职过低)外,都要经过选秀女的过程。若选中,则成为后宫主位或宫中宫女,若没被选中,才能正式出嫁。当时的社会视乳母如同亲生母亲,乳母的丈夫"奶公"和乳母本人的子女"乳兄弟"、"乳姊妹"也被视为家人亲眷,故而才有让奉圣夫人后裔不用选秀女的规定。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  5. ^ "Toàn Đường văn", quyển 968: 且帝外祖母封「博平君」,非乳母之例。後漢順帝封阿母宋氏為「山陽君」,則致漢陽地震。安帝時封乳母王氏為「野王君」,亦致地震京師。其時中正上言,亦以封爵過當,乃貽厥咎,非葉高祖山河之約。至晉室中興,乳母阿蘇有保元帝之功,賜號「保帝聖君」,既非爵邑,又彰其功。爰擇美名,在理甚當。至高齊陸令萱,以乾阿奶授封郡君,尋亂制度。中宗神龍元年,封乳母於氏為「平恩郡夫人」。景龍四年,封尚食高氏為「蓚國夫人」,封爵之失,始自於此。後睿宗下誥封元宗乳母莫氏為夫人,竊以中宗朝政歸韋氏,睿宗朝駕躡軒轅,當時無復紀綱,曆載浸為訛弊。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  6. ^ Từ Tùng 徐松. "Tống hội yếu tập cảo・Hậu phi tam": 太宗至道三年八月十七日,封乳母齐国夫人刘氏为秦国延寿保圣夫人。先是,帝以汉唐封乳母为夫人、邑君故事付中书省,问宰臣吕端等曰:「斯礼可行否 」端等曰:「前代旧规,斯可行也。或加以大国,或益之美名,事出宸衷,礼无定制。」故有是命。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  7. ^ Ngụy Đặc 魏特 (1949). Thang Nhược Vọng truyện (汤若望传). Thương vụ ấn thư quán 商务印书馆. tr. 290. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  8. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh. "Thanh thực lục・Thánh Tổ Nhân Hoàng đế thực lục", quyển 68: 谕礼部、世祖章皇帝乳母朴氏、保育先皇。克昭敬慎。朕躬幼时。殚心调护。夙夜殷勤。抚视周旋、身不离于左右。提携备至、时罔怠于寒暄。襁褓曲体乎性情。勤劬弥切于啼笑。恭谨抒匪懈之忱。淑惠尽慈爱之养。每怀畴昔、时廑于衷。封典宜加、用彰隆眷。今封为奉圣夫人。顶帽服色、照公夫人品级。尔部即遵谕行。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  9. ^ Tưởng Chi Kiều 蔣之翹. "Thiên khải cung từ": 客氏每日清晨入乾清暖閣侍帝,甲夜後回咸安宮。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  10. ^ a b "Giáp Thân triều sự tiểu kỷ・Khách ẩu thủy mạt": 客氏名巴巴,定興縣民侯氏之妻,生子一,曰國興,景歷三十三年入宮,乳皇長孫。天啟初封奉聖夫人,住咸不安宮。每日黎明至御前,夜分始歸。與魏忠賢相表裏。凡危中宮,殺裕妃,絕皇嗣,皆客氏謀。自居皇上八母之一,穢聞艷煽,道路傳謂上甫出幼,客先邀上隆寵矣。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  11. ^ Trương Đình Ngọc. "Minh sử", quyển 305: 長孫乳媼曰客氏,素私侍朝,所謂對食者也。及忠賢入,又通焉。客氏遂薄朝而愛忠賢,兩人深相結。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  12. ^ "Giáp Thân triều sự tiểu kỷ・Khách họa tuyệt tự": 天啟時客氏以乳母擅寵,妒,不容後有子。初立中宮張氏,乃河間生員張國紀女,客氏捏言是重犯孫二女,譖欲斥之,張後有孕,客暗囑宮人於捻背時重捻腰間,孕墮。又裕姬張氏,亦有身,客矯旨斥其答應內使,封閉其宮,絕其水火,無所飲食,數日匍匐於簷溜下,伏(滔口旁)雨水數口而氣絕。又成妃李氏,平日見裕妃活活餓死,慮後來亦招其毒,預將乾食藏於宮簷瓦磚縫之中,後亦果絕其飲食,幸得前食,食之不死。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  13. ^ Ngô Sĩ Liên (1697). "Bản kỷ・Quyển 3", Thần Tông Hoàng đế (chữ Hán): 史臣吳士連曰諸帝之編未有書皇󰜏卒, 而神宗之世两見焉, 盖帝之於保姆特加恩賜之, 厚故史從而書之歟.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  14. ^ N. Reeves: Akhenaten, Egypt's False Prophet, London 2001, ISBN 0-500-05106-2, p. 180
  15. ^ Eric H. Cline, David B. O'Connor, Thutmose III: A New Biography, University of Michigan Press 2006, ISBN 0-472-11467-0 p.98
  16. ^ Keith R. Bradley, "Wet-Nursing at Rome: A Study in Social Relations," in The Family in Ancient Rome (Cornell University Press, 1986), p. 213.
  17. ^ Wolf, Jacqueline H, "Wet Nursing," Encyclopedia of Children and Childhood in History and Society (2004).
  18. ^ O'Reilly, Andrea, "Wet Nursing," Encyclopaedia of Motherhood (2010): 1271.
  19. ^ Romanet, Emmanuelle (ngày 1 tháng 12 năm 2013). “La mise en nourrice, une pratique répandue en France au XIXe siècle”. Transtext(e)s Transcultures 跨文本跨文化. Journal of Global Cultural Studies (8). doi:10.4000/transtexts.497 – qua journals.openedition.org.
  20. ^ Ed. Paula S. Fass, "Wet Nursing," Encyclopedia of Children and Childhood: In History and Society (2004): 884-887.
Kembali kehalaman sebelumnya