Quan giaQuan gia (chữ Hán: 官家; bính âm: guān jiā) là một tôn xưng, biệt xưng của các Hoàng đế Trung Hoa và Việt Nam. Tại Trung Quốc, danh xưng "Quan gia" được sử dụng vào đời nhà Tống, còn tại Việt Nam, nó được các Hoàng đế nhà Trần sử dụng, kéo dài sang Hồ và buổi đầu thời Lê Sơ. Danh xưng này dùng để gọi Thiên tử, được cho là khởi nguyên từ Tống Thái Tổ. Nhưng sách thư đều nói có lẽ khái niệm hình thành từ Tam Hoàng Ngũ Đế đã có. Lịch sửDanh xưng "Quan gia" này vốn có từ thời nhà Hán, tuy nhiên chỉ tồn tại ở dạng khái niệm. Sách Xưng vị tạp ký (稱謂雜記) dẫn lại từ Hán thư như sau:
Tục xưng này được Tống Thái Tổ ban hành đầu tiên và trở nên thông dụng để gọi các Hoàng đế nhà Tống, ý nghĩa của nó được rút tỉa từ Tấn thư và Tư trị thông giám:
. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 19 (1250), Trần Thái Tông ban chiếu định dân gian phải gọi Thiên tử là Quốc gia (國家)[1]. Nhưng đến năm Bảo Phù thứ 5 (1277), Trần Thánh Tông hỏi Uy Văn vương Quốc Toại nghĩa chữ "Quan gia", ông này đáp: "Thời Ngũ Đế coi thiên hạ là của chung, thời Tam vương coi thiên hạ là nhà chung, nên gọi là Quan gia".[2] Như vậy, từ đó nhà Trần chiếu cáo lệnh cho toàn cõi thiên hạ Đại Việt phải gọi Hoàng đế nhà Trần là ["Quan gia"]. Tục này đến thời Lê Thánh Tông thì chính thức bãi bỏ. Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoàiInformation related to Quan gia |