The opening act of Romeo and Juliet. See also: Acts II, III, IV, V
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.
Romeo và Juliet là một vở bi kịch của nhà văn Anh William Shakespeare. Trong những vở kịch của Shakespeare thì vở này cùng Hamlet là 2 vở nổi tiếng nhất và thường xuyên được hậu thế diễn lại. Ngày nay, cái tên Romeo và Juliet thường dùng để chỉ những cặp tình nhân trẻ đang trong giai đoạn chớm nở và mãnh liệt.
Friar John, người đưa thư từ giữa Friar Laurence và Romeo.
Thầy thuốc, người bán thuốc cho Romeo.
Cốt truyện
Romeo và Juliet được viết vào khoảng 1594 - 1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ.
Câu chuyện bắt đầu tại thành Verona, hai dòng họ nhà Montague và nhà Capulet có mối hận thù lâu đời. Romeo, con trai họ Montague và Juliet, con gái họ Capulet đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet, do là dạ tiệc hoá trang nên Romeo mới có thể trà trộn vào trong đó. Đôi trai gái này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Friar Laurence bí mật làm lễ cưới.
Đột nhiên xảy ra một sự việc: do xung khắc, anh họ của Juliet là Tybalt đã giết chết người bạn rất thân của Romeo là Mercutio. Để trả thù cho bạn, Romeo đã đâm chết Tybalt. Mối thù giữa hai dòng họ càng trở nên sâu nặng. Vì tội giết người nên Romeo bị trục xuất khỏi Verona và bị đi đày biệt xứ. Tưởng như mối tình của Romeo và Juliet bị tan vỡ khi Romeo đi rồi, Juliet bị cha mẹ ép gả cho Bá tước Paris. Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 42 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Verona.
Đám cưới giữa Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Romeo thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Paris đến viếng Juliet, Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh đã chết, Juliet rút dao tự vẫn.
Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ.
Bauch, Marc A. (2007). Friar Lawrence's Plan in William Shakespeare's Romeo and Juliet And His Function as A Counsellor. Munich: Grin. ISBN978-3-638-77449-9.
Bly, Mary (2001). “The Legacy of Juliet's Desire in Comedies of the Early 1600s”. Trong Alexander, Margaret M. S; Wells, Stanley (biên tập). Shakespeare and Sexuality. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 52–71. ISBN0-521-80475-2.
Bonnard, Georges A. (1951). “Romeo and Juliet: A Possible Significance?”. Review of English Studies. II (5): 319–27. doi:10.1093/res/II.5.319. ISSN0034-6551.
Holland, Peter (2001). “Shakespeare in the Twentieth-Century Theatre”. Trong Wells, Stanley; deGrazia Margreta (biên tập). The Cambridge Companion to Shakespeare. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 199–215. ISBN0-521-65881-0.
Honegger, Thomas (2006). “'Wouldst thou withdraw love's faithful vow?': The negotiation of love in the orchard scene (Romeo and Juliet Act II)”. Journal of Historical Pragmatics. 7 (1): 73–88. doi:10.1075/jhp.7.1.04hon.
Kahn, Coppélia (1977). “Coming of Age in Verona”. Modern Language Studies. The Northeast Modern Language Association. 8 (1): 5–22. doi:10.2307/3194631. ISSN0047-7729. JSTOR3194631.
Lucking, David (2001). “Uncomfortable Time In Romeo And Juliet”. English Studies. 82 (2): 115–126. doi:10.1076/enst.82.2.115.9595.
Lujan, James (2005). “A Museum of the Indian, Not for the Indian”. The American Indian Quarterly. 29 (3–4): 510–516. doi:10.1353/aiq.2005.0098. ISSN0095-182X.
MacKenzie, Clayton G. (2007). “Love, sex and death in Romeo and Juliet”. English Studies. 88 (1): 22–42. doi:10.1080/00138380601042675.
McKernan, Luke; Terris, Olwen (1994). Walking Shadows: Shakespeare in the National Film and Television Archive. London: British Film Institute. ISBN0-85170-486-7.
Meyer, Eve R. (1968). “Measure for Measure: Shakespeare and Music”. Music Educators Journal. The National Association for Music Education. 54 (7): 36–38, 139–143. doi:10.2307/3391243. ISSN0027-4321. JSTOR3391243.
“Shakespeare on the Drive”. The New York Times. ngày 19 tháng 8 năm 1977.
Orgel, Stephen (2007). “Shakespeare Illustrated”. Trong Shaughnessy, Robert (biên tập). The Cambridge Companion to Shakespeare and Popular Culture. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN978-0-521-60580-9.
Parker, D.H. (1968). “Light and Dark Imagery in Romeo and Juliet”. Queen's Quarterly. 75 (4).
Potter, Lois (2001). “Shakespeare in the Theatre, 1660–1900”. Trong Wells, Stanley; deGrazia Margreta (biên tập). The Cambridge Companion to Shakespeare. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 183–198. ISBN0-521-65881-0.
Roberts, Arthur J. (1902). “The Sources of Romeo and Juliet”. Modern Language Notes. Johns Hopkins University Press. 17 (2): 41–44. doi:10.2307/2917639. ISSN0149-6611. JSTOR2917639.