Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thường được xếp hạng thâm niên theo thời gian phục vụ của họ tại Thượng viện. Thượng nghị sĩ ở mỗi tiểu bang ở Hoa Kỳ có thời gian tại vị lâu hơn được gọi là thượng nghị sĩ cao cấp; người còn lại là thượng nghị sĩ thứ cấp. Khái niệm cao cấp và thứ cấp tuy không chính thức được xác nhận trong các thủ tục Thượng viện, nhưng thâm niên mang lại một số lợi ích, bao gồm sự ưu tiên trong việc lựa chọn ủy ban và văn phòng làm việc. Khi các Thượng nghị sĩ có thời gian phục vụ bằng nhau thì có một vài quy tắc, bao gồm cả các chức vụ đã từng giữ, được sử dụng để xác định thâm niên của họ.
Quyền lợi của thâm niên
Hiến pháp Hoa Kỳ không phân biệt quyền lực của các Thượng nghị sĩ, nhưng các quy tắc của Thượng viện trao nhiều quyền lực hơn cho các thượng nghị sĩ có thâm niên hơn. Nói chung, các thượng nghị sĩ cao cấp sẽ có nhiều quyền lực hơn, đặc biệt là trong các cuộc họp kín của họ. Ngoài ra, theo thông lệ, các thượng nghị sĩ cao cấp từ đảng của tổng thống còn có cả sự bảo trợ liên bang ở các bang nhà của họ.
Các Thượng nghị sĩ có quyền lựa chọn ủy ban dựa trên thâm niên. Thâm niên trong một ủy ban dựa trên thời gian phục vụ trong ủy ban đó, có nghĩa là một Thượng nghị sĩ có thể xếp trên một Thượng nghị sĩ khác về thâm niên trong ủy ban nhưng lại thấp hơn tại Thượng viện. Mặc dù chức vụ chủ tịch ủy ban là một vị trí được bầu chọn, nhưng theo truyền thống, nó được trao cho Thượng nghị sĩ cao cấp nhất của đảng đa số trong ủy ban chứ không phải dựa trên việc từng làm Chủ tịch một ủy ban khác. Thành viên xếp hạng của một ủy ban (được gọi là Phó Chủ tịch trong một số ủy ban được lựa chọn) được bầu theo cách tương tự.
Thâm niên cao hơn cho phép một Thượng nghị sĩ chọn bàn làm việc gần với chủ tọa trong Phòng Thượng viện hơn.
Thượng nghị sĩ có thâm niên cao hơn có thể chọn chuyển đến văn phòng làm việc có vị trí tốt hơn khi các văn phòng đó bị bỏ trống.
Thâm niên quyết định xếp hạng của các Thượng nghị sĩ trong Thứ tự ưu tiên Hoa Kỳ, trừ một số Thượng nghị sĩ từng phục vụ ở các vị trí có thứ tự ưu tiên cao hơn, ví dự như Tổng thống hoặc Đệ nhất Phu nhất, khi đó họ sẽ có thứ tự ưu tiên của chức vị cao hơn.
Xác định thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ
Thời điểm được bổ nhiệm không nhất thiết phải trùng với ngày Thượng viện được triệu tập hoặc khi tân Thượng nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức.[1]
Tổng tuyển cử
Trong trường hợp các Thượng nghị sĩ được bầu lần đầu qua cuộc Tổng tuyển cử cho khóa Quốc hội sắp tới, nhiệm kỳ của họ bắt đầu vào ngày đầu tiên của Quốc hội khóa mới. Kể từ năm 1935, Quốc hội khóa mới khai mạc vào ngày 3 tháng 1 của những năm lẻ.
Bầu cử nước rút và Bầu cử đặc biệt
Trong trường hợp các Thượng nghị sĩ được bầu qua một cuộc bầu cử nước rút diễn ra sau khi Quốc hội khóa mới, hoặc một cuộc bầu cử đặc biệt, thì ngày bắt đầu nhiệm kỳ của họ sẽ là ngày họ tuyên thệ nhậm chức chứ không phải ngày đầu tiên của Quốc hội khóa đó. Một Thượng nghị sĩ có thể được bầu đồng thời để phục vụ một nhiệm kỳ chưa kết thúc qua một cuộc bầu cử đặc biệt và sẽ tái tranh cử cho một nhiệm kỳ đầy đủ khi nhiệm kỳ đó hết hạn. Thâm niên của họ sẽ được chọn vào một ngày trong cuộc bầu cử đặc biệt.
Bổ nhiệm
Ngày bắt đầu nhiệm kỳ của một Thượng nghị sĩ được bổ nhiệm thường là ngày được bổ nhiệm,[cần dẫn nguồn] mặc dù nhiệm kỳ thực tế không bắt đầu cho đến khi họ tuyên thệ nhậm chức. Một Thượng nghị sĩ tân cử đang nắm giữ một chức vụ khác, bao gồm cả Hạ nghị sĩ, phải từ chức khỏi chức vụ đó trước khi trở thành Thượng nghị sĩ.
Xác định độ dài của nhiệm kỳ
Thâm niên của một Thượng nghị sĩ chủ yếu được xác định bởi thời gian phục vụ liên tục; ví dụ, một Thượng nghị sĩ đã phục vụ 12 năm thì cao cấp hơn một Thượng nghị sĩ đã phục vụ 10 năm. Thường sẽ có nhiều tân Thượng nghị sĩ nhậm chức khi bắt đầu Quốc hội khóa bắt đầu mới, khi này, thâm niên được xác định bởi chức vụ trong chính quyền liên bang hoặc tiểu bang mà họ từng giữ trước đó và nếu cần thì phải xác định thêm thời gian mà họ giữ chức vụ đó. Những quy tắc phá vỡ cân bằng theo thứ tự ưu tiên là:[2]
Dân số của Tiểu bang nhà dựa trên lần Thống kê Dân số gần nhất vào thời điểm Thượng nghị sĩ nhậm chức
Khi nhiều hơn một Thượng nghị sĩ giữ các chức vụ như vậy, thời gian họ giữ chức vụ đó sẽ được sử dụng để phá vỡ cân bằng. Ví dụ, Jerry Moran, John Boozman, John Hoeven, Marco Rubio, Ron Johnson, Rand Paul, Richard Blumenthal và Mike Lee nhậm chức vào ngày 3 tháng 1 năm 2011. Hai thượng nghị sĩ đầu tiên được đề cập trên đã từng phục vụ tại Hạ viện: Moran phục vụ trong 14 năm và Boozman trong 9 năm. Với tư cách là cựu thống đốc, Hoeven được xếp ngay sau các cựu thành viên Hạ viện. Nhóm còn lại được xếp thâm niên theo dân số bang mình trong cuộc điều tra dân số năm 2000. Những người này được xếp hạng từ 36 đến 43 theo thâm niên khi Quốc hội Hoa Kỳ khóa 118 khai mạc.
Các Thượng nghị sĩ Jon Ossoff và Raphael Warnock, cả hai đều đến từ Georgia, tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2021. Bởi vì cả hai đều là Thượng nghị sĩ mà chưa từng phục vụ các chức vụ chính phủ nào trước đó, họ không thể được xếp hạng thâm niên theo các quy tắc trên. Hồ sơ Thượng viện liệt kê Ossoff là Thượng nghị sĩ cao cấp.[3] Cuộc họp kín của Đảng Dân chủ coi Ossoff (người trẻ hơn Warnock 17 tuổi) là Thượng nghị sĩ cao cấp vì tên của ông (Ossoff) xếp trên tên của Warnock theo bảng chữ cái.[4][5]
Danh sách Thượng nghị sĩ theo thâm niên hiện tại
Chỉ các yếu tố có liên quan được liệt kê dưới đây. Đối với các Thượng nghị sĩ có thâm niên dựa trên dân số tương ứng của Tiểu bang của họ, xếp hạng dân số của Tiểu bang được xác định bởi lần Điều tra Dân số Hoa Kỳ gần thời điểm họ tuyên thệ nhất.[6][7][8]
^ ab"Xếp hạng lịch sử" đề cập đến thâm niên của Thượng nghị sĩ trong toàn bộ lịch sử của Thượng viện kể từ năm 1789, tức là vị trí thâm niên của họ theo thứ tự thời gian của tất cả các Thượng nghị sĩ. Đây là con số không thay đổi từ Quốc hội này sang Quốc hội khác.
^American FactFinder, United States Census Bureau. “2000 Census State Population Rankings”. Factfinder.census.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2010.