Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Tiếng Khanty

Khanty
ханты ясаӈ hantĭ jasaŋ
Sử dụng tạiNga
Khu vựcKhanty–Mansi
Tổng số người nói9.600 (2010)
Dân tộc30.900 người Khanty (thống kê 2010)
Phân loạiNgữ hệ Ural
  • Uria (phân loại truyền thống)?
    • Khanty
Phương ngữ
Bắc
Nam
Surgut
Viễn Đông
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3kca
Glottologkhan1279[1]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Khanty (hay Hanti), trước gọi là Ostyak là một ngôn ngữ Ural, bản ngữ của người Khanty. Nó hiện diện ở hai khu tự trị Khanty–MansiYamalo-Nenets cũng như ở hai huyện AleksandrovskyKargasoksky của tỉnh Tomsk, Nga. Theo nghiên cứu năm 1994 của Salminen và Janhunen, có 12.000 người nói tiếng Khanty ở Nga.

Tiếng Khanty chia ra làm nhiều phương ngữ. Cụm tây gồm phương ngư Obdoria, Ob, Irtysh. Cụm tây gồm SurgutVakh-Vasyugan, mà lại ra làm các phương ngữ nhỏ hơn. Phương ngữ khác biệt nhau đáng kể về ngữ học, hình thái học, từ vựng đến nỗi mà ba "phương ngữ" chính (bắc, nam, đông) không thông hiểu lẫn nhau.[2] Do đó, các phương ngữ tiếng Khanty có thể được coi là ngôn ngữ gần gũi nhưng riêng biệt.

Phương ngữ

Phương ngữ tiếng Khanty (và Mansi):
  Obdorsk (Salekhard)
  Ob
  Nam (Irtysh)
  Surgut
  Viễn Đông (Vakh-Vasyugan)

Tiếng Khanty tách ra làm ba nhóm phương ngữ chính, hầu như không thông hiểu nhau, do vậy nên xem là ba ngôn ngữ: Bắc, Nam, Đông. Mỗi phương ngữ con được đặt theo tên dòng sông nơi nó được nói. Tiếng Khanty Nam hiện là tử ngữ.[3][4]

  • Khanty Đông[5]
  • transitional: Salym
  • Khanty Tây
    • Khanty Bắc
    • Khanty Nam: Thượng Demjanka, Hạ Demjanka, Konda, Cingali, Krasnojarsk

Phương ngữ Salym có thể coi là chuyển giao giữa Đông và Nam. Phương ngữ Atlym và Nizyam cũng mang đặc điểm miền nam.

Tiếng Khanty Nam và Bắc chia sẻ nhiều biến đổi âm vị, nên có thể gộp thành Khanty Tây: *üü, *öö, *ɔ̈ɔ̈ > *ii, *ee, *ää (nhưng *ɔ̈ɔ̈ > *oo gần *k, *ŋ),[6] sự mất đi hài hoà nguyên âm, xát hoá *k thành /x/ khi ở gần nguyên âm sau,[7] sự mất đi âm vị *ɣ.[8]

Nguồn tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Khantyic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Gulya 1966, tr. 5-6.
  3. ^ Abondolo 1998, tr. 358-359.
  4. ^ Honti 1998, tr. 328-329.
  5. ^ Honti, László (1981), “Ostjakin kielen itämurteiden luokittelu”, Congressus Quintus Internationalis Fenno-Ugristarum, Turku 20.-27. VIII. 1980, Turku: Suomen kielen seura, tr. 95–100
  6. ^ Honti 1998, tr. 336.
  7. ^ Abondolo 1998, tr. 358–359.
  8. ^ Honti 1998, tr. 338.
Kembali kehalaman sebelumnya