Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City University of
Technology and Education
Cổng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ
Map
1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức
,
Thành phố Hồ Chí Minh
,
Việt Nam
Thông tin
Tên khácHCMUTE
LoạiĐại học công lập, tự chủ về tài chính
Khẩu hiệuNhân bản - Sáng tạo - Hội nhập
Thành lập1962
Mã trườngSPK
Hiệu trưởngKhông có
Websitehttp://hcmute.edu.vn/

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Technology and Education) là một trường đại học đa ngành tại Việt Nam, với thế mạnh về đào tạo kỹ thuật, được đánh giá là trường hàng đầu về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại miền Nam.[1]

Trường là một trong 6 Đại học Sư phạm Kỹ thuật của cả nước – đào tạo kỹ thuật lấy ứng dụng làm trọng tâm để giảng dạy, có chức năng đào tạo kỹ sư công nghệ và giáo viên kỹ thuật. Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của miền Nam Việt Nam.[2]

Lịch sử

Logo CĐ Sư phạm Kỹ thuật năm 1962
Logo ĐH SPKT thuộc Bộ đại học và THCN

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên cơ sở Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ thành lập ngày 05/10/1962 theo quyết định số 1082/GD của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ngày 21/09/1972, theo công lệnh số 2826/GD/TTH/CL trường được đổi tên thành Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ - Thủ Đức.[3]

Năm 1974, cùng với việc thành lập Viện đại học Bách khoa Thủ Đức, trường được đổi tên thành Đại học Giáo dục Thủ Đức là một trong 7 thành viên của Viện, gồm:

Ngày 8/11/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập Viện đại học Sài Gòn (VĐHSG) gồm 11 trường Đại học trên địa bàn (Khoa học, Văn khoa, Luật khoa, Y khoa, Nha khoa, Dược khoa, Sư phạm, Kiến trúc, Kỹ thuật Phú Thọ, Giáo dục Thủ Đức, Nông nghiệp). Ngày 24/3/1976, Ban Dân chính Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập Đảng bộ Viện Đại học Sài Gòn. Viện Đại học Sài Gòn là sự sáp nhập Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức và Viện Đại học Sài Gòn cũ cho phù hợp với điều kiện mới.

Ngày 27/10/1976, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 426/TTg, tổ chức lại 11 trường đại học trực thuộc VĐHSG còn 8 trường.

Hiệu trưởng – Lãnh đạo trường qua các thời kỳ

Tổ chức

Các khoa

Hiện nay trường có 15 khoa và viện, đào tạo các ngành Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Mỹ thuật công nghiệp, Kinh tế, Giáo dục:[6]

  • Khoa Lý luận Chính trị
  • Khoa Khoa học ứng dụng
  • Khoa Cơ khí Chế tạo máy
  • Khoa Điện - Điện tử
  • Khoa Cơ khí Động Lực
  • Khoa Kinh tế
  • Khoa Công nghệ thông tin
  • Khoa In và Truyền thông
  • Khoa Công nghệ May và Thời Trang
  • Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm
  • Khoa Xây dựng
  • Khoa Ngoại ngữ
  • Khoa Đào tạo Chất lượng cao
  • Viện Sư phạm Kỹ thuật
  • Trường Trung học Kỹ thuật Thực hành

Các phòng ban

Danh sách các phòng ban của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh:

  1. Phòng Đào tạo
  2. Phòng Đào tạo không chính quy
  3. Phòng Tuyển sinh và Công tác Sinh viên
  4. Phòng Truyền thông
  5. Phòng Khoa học Công nghệ - Quan hệ Quốc tế
  6. Phòng Quan hệ Doanh nghiệp
  7. Phòng Thanh tra - Giáo dục
  8. Phòng Đảm bảo Chất lượng
  9. Phòng Tổ chức - Hành chính
  10. Phòng Kế hoạch - Tài chính
  11. Phòng Quản trị Cơ sở Vật chất
  12. Phòng Thiết bị - Vật tư
  13. Ban quản lý KTX
  14. Trạm Y tế
  15. Bộ phận Quản lý Hồ sơ Dự án

Danh sách các trung tâm của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh:

  1. Ngoại ngữ
  2. Tin học
  3. Thư viện
  4. Hợp tác Đào tạo Quốc tế
  5. Việt – Đức
  6. Dịch vụ Sinh viên
  7. Thông tin – Máy tính
  8. Dạy học số
  9. Kỹ thuật Tổng hợp
  10. Chế tạo và Thiết kế Thiết bị Công nghiệp
  11. Đào tạo và hướng nghiệp quốc tế Việt Nhật
  12. Đào tạo ngắn hạn
  13. Giáo dục Thể chất - Quốc phòng
  14. Đào tạo Bồi dưỡng giáo viên phổ thông, giáo dục nghề nghiệp miền Trung - Tây Nguyên
  15. Nghiên cứu và Ứng dụng Kỹ thuật Xây dựng
  16. Bồi dưỡng và Đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia
  17. Phát triển ngôn ngữ
  18. Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ
  19. Công nghệ phần mềm
  20. Hàn ngữ học Dong A
  21. Sáng tạo và Khởi nghiệp
  22. Trung tâm hướng nghiệp và đào tạo Việt Nhật

Các ngành đào tạo trình độ đại học

Đi cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh đã tiếp cận thực tế để mở rộng đào tạo gần 30 ngành đào tạo trình độ đại học:[7]

Đào tạo Kỹ sư (4 năm)

  1. Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử (AUN-QA)
  2. Công nghệ chế tạo máy
  3. Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử (AUN-QA)
  4. Công nghệ Kỹ thuật công trình Xây dựng (AUN-QA)
  5. Công nghệ Kỹ thuật ô tô (AUN-QA)
  6. Công nghệ Kỹ thuật cơ khí (AUN-QA)
  7. Công nghệ Kỹ thuật nhiệt (AUN-QA)
  8. Quản lý công nghiệp (AUN-QA)
  9. Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa (AUN-QA)
  10. Công nghệ May (AUN-QA)
  11. Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
  12. Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông
  13. Công nghệ Kỹ thuật Máy tính
  14. Công nghệ Thông tin
  15. Công nghệ In
  16. Kế toán
  17. Thương mại điện tử
  18. Kỹ thuật Công nghiệp
  19. Kỹ thuật Y sinh (Điện tử Y sinh)
  20. Công nghệ vật liệu
  21. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
  22. Công nghệ Kỹ thuật môi trường
  23. Công nghệ thực phẩm
  24. Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
  25. Kinh tế gia đình
  26. Sư phạm tiếng Anh
  27. Ngôn ngữ Anh
  28. Kinh doanh quốc tế
  29. Quản lý xây dựng
  30. Năng lượng tái tạo
  31. Chế biên lâm sản
  32. Kỹ thuật dữ liệu
  33. Robot và trí tuệ nhân tạo

Đào tạo Cử nhân (4 năm)

  1. Thiết kế thời trang
  2. Thiết kế đồ họa
  3. Quản trị nhà hàng & Dịch vụ ăn uống
  4. Kiến trúc
  5. Kiến trúc Nội thất

Đào tạo trình độ đại học, các ngành sư phạm kỹ thuật (4.5 năm) (Học ngành sư phạm kỹ thuật được miễn học phí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi ra trường được cấp 1 bằng Kỹ sư đúng chuyên ngành và 1 chứng chỉ sư phạm bậc 2)[8]

  1. Sư phạm kỹ thuật Điện tử, truyền thông;
  2. Sư phạm kỹ thuật Điện, điện tử;
  3. Sư phạm kỹ thuật Cơ khí;
  4. Sư phạm kỹ thuật Công nghiệp
  5. Sư phạm kỹ thuật Cơ điện tử;
  6. Sư phạm kỹ thuật Ô tô;
  7. Sư phạm kỹ thuật Nhiệt;
  8. Sư phạm kỹ thuật Công nghệ thông tin;
  9. Sư phạm kỹ thuật Công nghệ may;
  10. Sư phạm kỹ thuật Công nghệ kỹ thuật môi trường;
  11. Sư phạm kỹ thuật Công nghệ thực phẩm;
  12. Sư phạm kỹ thuật xây dựng.[9]

Sinh viên có thể đăng ký chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến cũng như chương trình liên kết Đại học Quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo.

Cơ sở vật chất

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh hiện có diện tích khuôn viên đất cơ sở I (cơ sở chính) là 174.247 m², cơ sở II là 44.408 m².

Tòa nhà trung tâm 12 tầng, có 1 tầng hầm. Trường có 16 phòng học máy tính với tổng diện tích 1.164 m².

Hệ thống Phòng Thí nghiệm và xưởng Thực hành: 58 phòng thí nghiệm và 98 xưởng thực hành với tổng diện tích là 27.342 m².[10]

Quan hệ đối ngoại

Hiện nay, trường đang có mối quan hệ đối ngoại thân thiết với các trường đại học và các tổ chức quốc tế, như:

  • Đại học Sunderland[11]
  • Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)[12]

Thành tích

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam tặng cho những phần thưởng sau:

  • Đoàn Thanh niên được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2004. Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên là đơn vị xuất sắc trong khối các trường ĐH, CĐ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm liền.[13]
  • Năm 2009, đội SPK - Knight của Trường vô địch giải Robocon Việt Nam[14] và sau đó giành giải III cuộc thi Robocon châu Á - Thái Bình Dương 2009 được tổ chức tại Tokyo.

Bê bối

Liên quan giảng viên

Ngày 17 tháng 9 năm 2021, mạng xã hội tại Việt Nam đã lan truyền một video học trực tuyến được cho là do một giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì.[15][16] Nội dung chính của đoạn video cho thấy sự việc một thầy giáo "đuổi" một sinh viên ra khỏi lớp học trực tuyến ngay sau khi sinh viên đề nghị ông giảng lại nội dung bài học. Lý do của sinh viên đưa ra là "mưa to, chưa nghe rõ". Sau đó, ông còn nói nhiều lời không đúng mực trong tiết học.[17][18] Video nhanh chóng được chia sẻ khắp các trang mạng xã hội và nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Ngày 19 tháng 9 năm 2021, đại diện nhà trường đã lên tiếng cho rằng đoạn video bị "cắt ghép" và "chưa phản ánh đúng toàn bộ bối cảnh sự việc" đồng thời đang trong quá trình xác minh, tìm hiểu vụ việc.[19][20]

Ngày 20 tháng 9 năm 2021, nhà trường tổ chức buổi họp liên quan tới vụ việc và đã lên tiếng xin lỗi cộng đồng. Giảng viên trong đoạn video, ông Lê Minh Thành, đã nhận lỗi vì "nóng tính và thiếu cẩn trọng"; ông xin lỗi sinh viên và những người xem video trên.[21]

Trong quản lý

Theo kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thiếu sót, sai phạm trong việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí cấp bù, miễn giảm học phí sư phạm do Bộ Giáo dục cấp lên đến hàng tỷ đồng. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong sai phạm này.[22][23][24][25][26][27]

Bộ kết luận Trường chưa có văn bản quy định cụ thể trong một số quy trình quản lý. Một số văn bản, biên bản của Trường là không đúng quy định. Bên cạnh đó, còn tổ chức thu nhiều khoản tiền khác không đúng quy định.[28][29] Thanh tra Bộ cũng kết luận Trường có sai sót trong quy trình tuyển dụng viên chức, bổ nhiệm trưởng khoa, trưởng bộ môn. Trường còn có sai phạm trong việc mua sắm trang thiết bị, cho thuê cơ sở vật chất, tiếp nhận tài trợ.[27][30]

Trường còn có liên quan tới sự việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không công nhận Hiệu trưởng do trường đề nghị vì quy trình bầu Hiệu trưởng không đúng quy định[31][32][33][34][35] và yêu cầu rút lại văn bản thu hồi quyền Phó Hiệu trưởng Trương Thị Hiền.[36][37] Vụ việc được cho khiến hơn 4000 sinh viên dù đã ra trường không thể nhận bằng vì không có hiệu trưởng để ký bằng tính đến năm 2022, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu trường phải sắp xếp nhân sự phụ trách trường.[38][39]

Tham khảo

  1. ^ “HCMC University of Technology and Education”. HEEAP. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2018HCMUTE is currently listed as one of the top 10 universities in Vietnam and also a member in the top group of Southeast Asia universities (basing on standard evaluation index).Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  2. ^ xaydungchinhsach.chinhphu.vn (24 tháng 8 năm 2023). “Điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM năm 2023”. xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ “Quá trình phát triển”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  4. ^ “Đại học BK HCM”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  5. ^ “Ông Nguyễn Trường Thịnh phụ trách Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM từ 1-5-2021”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ “Trang web chính thức của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2021.
  7. ^ “Đại học SPKT Tp. HCM ngành cao nhất 31.5 điểm”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2016.
  8. ^ “ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2016.
  9. ^ “Công khai giáo dục - Biểu mẫu 21”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2016.
  10. ^ “Công khai cơ sở vật chất”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2016.
  11. ^ “475 cử nhân ĐH Sunderland được đào tạo tại HCMUTE”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2016.
  12. ^ “USAID partners with lower Mekong universities and schools”. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2016.
  13. ^ “Thành tích của Nhà trường”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2016.
  14. ^ “ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM vô địch Robocon 2009”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2016.
  15. ^ Nguyễn Dũng (18 tháng 9 năm 2021). “Xôn xao clip giảng viên ở TPHCM "đuổi" sinh viên ra khỏi lớp khi học online”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  16. ^ Hà Ánh (17 tháng 9 năm 2021). “Sinh viên bị đuổi ra khỏi lớp học trực tuyến vì... nhờ thầy giảng lại?”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  17. ^ Mạnh Tùng (17 tháng 9 năm 2021). “Giảng viên đuổi sinh viên khỏi lớp online vì 'không nghe rõ'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  18. ^ Lê Phương (17 tháng 9 năm 2021). “Tranh cãi giảng viên "đuổi" sinh viên khỏi lớp vì "nhờ thầy giảng lại". Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  19. ^ Nguyễn Dũng (19 tháng 9 năm 2021). “Tin mới vụ giảng viên 'đuổi' nam sinh viên ra khỏi lớp học online vì nghe… không rõ”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2021.
  20. ^ Trần Huỳnh (17 tháng 9 năm 2021). “Đang xác minh clip giảng viên đuổi sinh viên khỏi lớp học online vì… nghe không rõ”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  21. ^ Trần Huỳnh (20 tháng 9 năm 2021). “Vụ đuổi sinh viên khỏi lớp học online: Giảng viên nhận lỗi”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2021.
  22. ^ Thanh Tuấn (3 tháng 3 năm 2018). “Cần xử lý sai phạm tại Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  23. ^ Việt Dũng (31 tháng 8 năm 2021). “Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có sai phạm về tài chính - Giáo dục Việt Nam”. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  24. ^ “Bộ GD&ĐT chỉ ra nhiều sai phạm tài chính tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM”. Báo điện tử Tiền Phong. 28 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  25. ^ News, VietNamNet. “Kiến nghị ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nộp lại ngân sách hơn 11 tỷ sai quy định”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  26. ^ Hà Ánh (31 tháng 8 năm 2021). “Thanh tra kết luận và buộc một trường ĐH phải nộp ngân sách hơn 11 tỉ đồng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  27. ^ a b Bảo Hân (26 tháng 2 năm 2018). “Hàng loạt sai phạm tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  28. ^ Nguyễn Dũng (28 tháng 8 năm 2021). “Bộ GD&ĐT chỉ ra nhiều sai phạm tài chính tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  29. ^ Lê Phương (1 tháng 9 năm 2021). “ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM phải nộp lại ngân sách hơn 11 tỷ chi sai quy định”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  30. ^ Lê Phương (20 tháng 8 năm 2021). “Sử dụng hơn 11 tỷ đồng kinh phí được cấp không đúng mục đích”. Báo Thanh tra. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  31. ^ Yến Anh; Huy Lân (9 tháng 7 năm 2021). “Không công nhận Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM”. Người Lao Động. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  32. ^ “Bầu Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, vì sao tranh cãi?”. Báo Thanh Niên. 23 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  33. ^ “Bộ GD&ĐT không công nhận hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM”. PLO. 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  34. ^ danviet.vn. “Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Bộ GD-ĐT yêu cầu xem xét trách nhiệm Hội đồng trường”. danviet.vn. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  35. ^ “Hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM không được công nhận”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  36. ^ News, VietNamNet. “Bộ Giáo dục chỉ đạo việc phục chức phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM”. VietNamNet News. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.
  37. ^ News, VietNamNet. “Vì đâu 1 năm dùng dằng chức hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM?”. VietNamNet News. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.
  38. ^ News, VietNamNet. “Gần 4.000 sinh viên chưa được cấp bằng vì đại học khuyết hiệu trưởng”. VietNamNet News. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.
  39. ^ “4.000 sinh viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM bị 'treo bằng'. ZingNews.vn. 10 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.

Liên kết ngoài

Đầu tiên Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ
(Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật)

1962 - 1974
Kế nhiệm
Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức
(Trường Đại học Giáo dục)
Tiền nhiệm
Học viện Quốc gia Nông nghiệp
Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức
(Trường Đại học Giáo dục)

1974 - 1976
Kế nhiệm
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức
Tiền nhiệm
Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức
(Trường Đại học Giáo dục)
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức
1976 - 1984
Kế nhiệm
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệm
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
1984 - 1996
Kế nhiệm
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật)
Tiền nhiệm
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật)

1996 - 2000
Kế nhiệm
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệm
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật)
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
2000 - nay
Kembali kehalaman sebelumnya