Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Vĩnh Lộc

Vĩnh Lộc
Huyện
Huyện Vĩnh Lộc
Cổng phía nam Thành Nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Huyện lỵThị trấn Vĩnh Lộc
Trụ sở UBNDKhu 3, thị trấn Vĩnh Lộc
Phân chia hành chính1 thị trấn, 12 xã
Thành lập30 tháng 8 năm 1982 (tái lập)[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Quốc Thành
Chủ tịch HĐNDLê Văn Tịnh
Bí thư Huyện ủyTrần Văn Tuấn
Địa lý
Tọa độ: 20°02′29″B 105°39′28″Đ / 20,04139°B 105,65778°Đ / 20.04139; 105.65778
MapBản đồ huyện Vĩnh Lộc
Vĩnh Lộc trên bản đồ Việt Nam
Vĩnh Lộc
Vĩnh Lộc
Vị trí huyện Vĩnh Lộc trên bản đồ Việt Nam
Diện tích157,70 km²[2]
Dân số (2022)
Tổng cộng100.033 người[2]
Thành thị10.235 người (10,23%)
Nông thôn89.798 người (89,77%)
Mật độ634 người/km²
Dân tộcKinh, Mường,...
Khác
Mã hành chính393[3]
Mã bưu chính411xx
Biển số xe36-AZ
Websitevinhloc.thanhhoa.gov.vn

Vĩnh Lộc là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý

Huyện Vĩnh Lộc nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:

Huyện Vĩnh Lộc có diện tích tự nhiên 157,70 km², dân số năm 2022 là 100.033 người, mật độ dân số đạt 634 người/km². Dân số năm 2019 là 86.362 người, mật độ dân số đạt 548 người/km².[4]

Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã, cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía tây bắc theo quốc lộ 45, cách thị xã Bỉm Sơn 40 km về phía tây theo quốc lộ 217.

Lịch sử

Thời Trần - Hồ - Lê sơ, huyện Vĩnh Lộc ngày nay có tên là huyện Vĩnh Ninh.

Thời Lê Trung Hưng, do tránh húy vua Lê Trang Tông nên gọi là huyện Vĩnh Phúc.

Từ thời Tây Sơn, do tránh tên húy của cha vua Quang Trung (là Hồ Phi Phúc) mà gọi là huyện Vĩnh Lộc như hiện nay.

Vĩnh Lộc thời nhà Trần là thái ấp của Lê Tần, một danh tướng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất; quê hương của Trần Khát Chân, danh tướng cuối đời nhà Trần; của các chúa Trịnh, thái tể Hoàng Đình Ái, trạng nguyên Trịnh Tuệ, Trịnh Khả, Trịnh Duy Sản... là những danh tướng thời nhà Hậu Lê và của Tống Duy Tân, danh sĩ chống thực dân Pháp.

Ngày 11 tháng 9 năm 1964, sáp nhập xã Cẩm Minh thuộc huyện Cẩm Thủy vào huyện Vĩnh Lộc và chia thành 2 xã: Vĩnh QuangVĩnh Yên.[5]

Năm 1977, huyện được hợp nhất với huyện Thạch Thành thành huyện Vĩnh Thạch.[6] Nhưng đến năm 1982 lại được tách ra thành 2 huyện như cũ.[1]

Ngày 28 tháng 1 năm 1992, thành lập thị trấn Vĩnh Lộc (thị trấn huyện lỵ huyện Vĩnh Lộc) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Vĩnh Thành, Vĩnh PhúcVĩnh Tiến.[7]

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019).[8] Theo đó:

  • Sáp nhập hai xã Vĩnh Ninh và Vĩnh Khang thành xã Ninh Khang
  • Sáp nhập hai xã Vĩnh Minh và xã Vĩnh Tân thành xã Minh Tân
  • Sáp nhập xã Vĩnh Thành vào thị trấn Vĩnh Lộc.

Huyện Vĩnh Lộc có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.

Hành chính

Huyện Vĩnh Lộc có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Lộc (huyện lỵ) và 12 xã: Minh Tân, Ninh Khang, Vĩnh An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng, Vĩnh Hưng, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tiến, Vĩnh Yên.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Vĩnh Lộc
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Thị trấn (01)
Vĩnh Lộc 5,41 10.235
Xã (12)
Minh Tân 13,56 9.783
Ninh Khang 11,07 10.325
Vĩnh An 9,19 4.178
Vĩnh Hòa 14,99 7.560
Vĩnh Hùng 19,81 8.285
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Vĩnh Hưng 15,73 6.274
Vĩnh Long 14,88 10.160
Vĩnh Phúc 9,74 6.265
Vĩnh Quang 7,16 5.117
Vĩnh Thịnh 22,84 9.575
Vĩnh Tiến 4,96 5.479
Vĩnh Yên 8,36 6.797
Nguồn: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa[2]

Văn hóa – du lịch

Đặc sản

Một số đặc sản ẩm thực tại huyện Vĩnh Lộc là chè lam, kẹo lạc, bánh răng bừa, bánh mật...

Thắng cảnh

Núi đá vôi ở xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc
  • Thành nhà Hồ, di sản văn hóa thế giới
  • Động Vĩnh An
  • Chùa Giáng (Tường Vân Tự) tại thị trấn Vĩnh Lộc
  • Núi Đốn Sơn
  • Chùa Linh Giang tại xã Vĩnh Tiến
  • Động núi Vịnh tại xã Vĩnh Quang
  • Động chùa Thông tại xã Ninh Khang
  • Đền thờ Trần Khát Chân tại núi Đốn và thôn Phố Mới
  • Chùa Bền (Phúc Long Tự) tại xã Minh Tân
  • Chùa Linh Ứng tại xã Vĩnh An
  • Chùa Báo Ân, Phủ Trịnh, Nghè Vẹt tại xã Vĩnh Hùng
  • Mộ bà Nguyễn Ngọc Bảo tại làng Đa Bút, xã Minh Tân.

Giao thông

Có hai tuyến quốc lộ chính là:

Quốc lộ 45, từ cầu Kiểu - Ninh Khang đi qua thị trấn Vĩnh Lộc - Vĩnh Tiến - Vĩnh Long - đi huyện Thạch Thành, dài 12,5 km.

Quốc lộ 217, Từ Quốc lộ 1 qua Hà Trung, qua các xã Vĩnh Thịnh - Minh Tân - Vĩnh Hùng - Vĩnh Hoà - Thị trấn Vĩnh Lộc - Vĩnh Tiến - Vĩnh Long - Vĩnh Quang - qua Eo Lê sang huyện Cẩm Thủy đoạn chạy qua huyện dài 25 km và một số đường tỉnh lộ.

Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua đang được xây dựng.

Chú thích

Tham khảo

  1. ^ a b Hội đồng Bộ trưởng (30 tháng 8 năm 1982). “Quyết định 149-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hoá”. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ a b c Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Tổng cục Thống kê (20 tháng 4 năm 2020). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Nhà xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ Quyết định số 237-NV năm 1964
  6. ^ Quyết định 177-CP ngày 05/07/1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa do Hội đồng Chính phủ ban hành.
  7. ^ Quyết định số 49-TCCP ngày 28/01/1992 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.
  8. ^ “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.

Xem thêm

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya