Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Kali thiocyanat

Kali thiocyanat
Cấu trúc của kali thiocyanat
Cấu trúc 3D của kali thiocyanat
Danh pháp IUPACKali thioxyanat
Tên khácKali sunfocyanat
Kali isothiocyanat
Nhận dạng
Số CAS333-20-0
PubChem516872
ChEBI30951
Số RTECSXL1925000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • C(#N)[S-].[K+]

InChI
đầy đủ
  • 1/CHNS.K/c2-1-3;/h3H;/q;+1/p-1
UNIITM7213864A
Thuộc tính
Công thức phân tửKSCN
Khối lượng mol97,1813 g/mol
Bề ngoàiTinh thể không màu chảy rữa
MùiKhông mùi
Khối lượng riêng1,886 g/cm³
Điểm nóng chảy 173,2 °C (446,3 K; 343,8 °F)
Điểm sôi 500 °C (773 K; 932 °F) (phân hủy)
Độ hòa tan trong nước177 g/100 mL (0 ℃)
217 g/100 mL (20 ℃), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tan trong aceton21 g/100 mL
MagSus-48,0·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Phân loại của EUChất độc (ToxicT)
NFPA 704

0
2
0
 
Chỉ dẫn RR20/21/22 R32 R52/53
Chỉ dẫn SS2 S13 S61
LD50854 mg/kg (đường miệng, chuột)[1]
Các hợp chất liên quan
Anion khácKali cyanat
Kali cyanide
Cation khácNatri thiocyanat
Amoni thiocyanat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Kali thiocyanat là hợp chất vô cơ với công thức hóa học KSCN. Nó là một muối quan trọng của ion thiocyanat, một trong những halogen giả. Hợp chất này có điểm nóng chảy tương đối thấp so với hầu hết các muối vô cơ.

Ứng dụng trong hóa tổng hợp

Dung dịch KSCN phản ứng gần như định lượng với Pb(NO3)2 để tạo ra Pb(SCN)2, được sử dụng để chuyển đổi acyl chloride thành isothiocyanat.[2]

KSCN cũng chuyển đổi etylen cacbonat thành etilen sulfide.[3] Trước khi diễn ra phản ứng này, đầu tiên KSCN được đun nóng trong chân không để loại bỏ nước. Trong một phản ứng liên quan, KSCN chuyển đổi cyclohexen oxit thành episulfide tương ứng.[4]

C6H10O + KSCN → C6H10S + KOCN

KSCN cũng là chất khởi đầu cho tổng hợp cacbonyl sulfide.

Ứng dụng khác

Dung dịch KSCN loãng đôi khi được sử dụng cho các hiệu ứng chảy máu trong phim ảnh và kịch diễn. Chất không màu này được phết lên bề mặt cần tạo hiệu ứng. Khi tiếp xúc với dung dịch sắt(III) chloride (hoặc dung dịch khác có Fe3+), sản phẩm tạo thành sau phản ứng là một dung dịch màu máu đỏ rất thật do sự hình thành của ion phức thiocyanatoiron:

[Fe(H2O)6]3+ + SCN ⇌ [Fe(SCN)(H2O)5]2+ + H2O

Do tính chất này nên kali thiocyanat thường được dùng để tạo ra những hiệu ứng của ''dấu thánh'' bởi vì cả hai chất tham gia đều không màu, chúng được đặt riêng trên mỗi bàn tay. Khi hai bàn tay tiếp xúc nhau, các chất lỏng phản ứng và hiệu quả trông khá giống như dấu thánh.[cần dẫn nguồn]

Tương tự, phản ứng này được dùng như là một thuốc thử của Fe3+ trong phòng thí nghiệm.

Tham khảo

  1. ^ Chambers, Michael. “ChemIDplus - 333-20-0 - ZNNZYHKDIALBAK-UHFFFAOYSA-M - Potassium thiocyanate [NF] - Similar structures search, synonyms, formulas, resource links, and other chemical information”. chem.sis.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ Smith, P. A. S.; Kan, R. O. (1973). “2a-Thiohomophthalimide”. Organic Syntheses.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết); Collective Volume, 5, tr. 1051
  3. ^ Searles, S.; Lutz, E. F.; Hays, H. R.; Mortensen, H. E. (1973). “Ethylenesulfide”. Organic Syntheses.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết); Collective Volume, 5, tr. 562
  4. ^ van Tamelen, E. E. (1963). “Cyclohexenesulfide”. Organic Syntheses.; Collective Volume, 4, tr. 232
Kembali kehalaman sebelumnya