Người Kyrgyz (cũng được viết là Kirgiz, Kirghiz) là một dân tộc Turk sinh sống chủ yếu ở phía Bắc của Trung Á. Họ là dân tộc chính của Kyrgyzstan.
Nguồn gốc
Những người Kyrgyz ban đầu, được gọi là người Kyrgyz Yenisei hoặc Hiệt Kiết Tư (黠戛斯 Xiajiasi), lần đầu xuất hiện trong các văn thư của Sử ký Tư Mã Thiên (biên soạn 109 TCN đến 91 TCN), là Cách Côn (鬲昆/隔昆) đọc theo tiếng Hán cổ là Gekun/Jiankun. Mặc dù không thể kết luận trực tiếp để xác định sông Yenisei và dày núi Tiên Sơn Kyrgyzes là nơi sinh sống của tổ tiên người Kyrgyz, song một số dấu vết về nguồn gốc dân tộc đã được thể hiện rõ ràng trong khảo cổ, ngôn ngữ, lịch sử và dân tộc học. Phần lớn các nhà nghiên cứu hiện đại đi đến kết luận rằng tổ tiên của các bộ lạc phía nam Kyrgyzstan có nguồn gốc từ sự kết hợp của các bộ lạc cổ xưa nhất là Saka, Ô Tôn, Đinh Linh và người Hung.[4]
Ngoài ra, theo các ghi chú từ lâu đời nhất về người Kyrgyz rằng đề cập đến tên tự gọi Kyrgyz bắt nguồn từ thế kỷ thứ 6. Có xác suất nhất định rằng có mối quan hệ giữa Kyrgyzstan và người Gegun đã có từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, về sau là giữa người Kyrgyz và người Khakas kể từ thế kỷ thứ 6, nhưng còn thiếu những quan điểm thống nhất. Người Kyrgyz như được đề cập khá rõ ràng trong thời gian cai trị của Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), khi tên của họ được thay thế từ tê Khakas cũ.[5]V.V. Bartold trích dẫn nguồn của người Trung Quốc và Hồi giáo trong thế kỷ thứ 7 và 12 CN mô tả người Kyrgyz là có mái tóc đỏ, mắt màu xanh hoặc màu xanh lá cây.[6][6][7] Những đặc điểm này quá khác biệt với người Kyrgyz hiện đại.
Bằng chứng gen
Nguồn gốc của người Kyrgyz từ người Siberia bản địa đã được xác nhận bởi các nghiên cứu di truyền.[8] Đáng chú ý, 63% nam giới người Kyrgyz ngày nay có cùng nhóm đơn bội R1a1 (Y-DNA) với người Tajik (64%), người Ukraina (54%), người Ba Lan (~ 60%), người Hungary (30%) và thậm chí là người Iceland (25%). Tính kém đa dạng của chỉ số R1a1 của người Kyrgyz chỉ ra một hiệu ứng sáng lập/ hiệu ứng điện cơ giải trong thời kỳ lịch sử.[9] Haplogroup R1a1 (Y-DNA) thường được cho là một dấu hiệu của những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu cổ[10]. Bởi các quá trình di cư, chinh phục, ngoại hôn, và đồng hóa, nhiều người dân Kyrgyz hiện đang sinh sống ở Trung và Tây Nam Á có nguồn gốc hỗn hợp, thường xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, mặc dù họ nói cùng ngôn ngữ. Toàn bộ dân số dân tộc Kyrgyz hiện nay vẫn cho rằng: dân tộc mình mang dòng máu đặc trưng của đại chủng Á.
Tôn giáo
Người Kyrgyz chủ yếu là tín đồ Hồi giáo Sunni.[11] Hồi giáo lần đầu tiên được truyền bá bởi các thương nhân Ả Rập đi dọc theo con đường tơ lụa vào thế kỷ thứ 7 và 8. Trong thế kỷ thứ 8, Hồi giáo chính thống đã vươn đến thung lũng Fergana của người Uzbek. Chủ nghĩa vô thần nói chung đã làm phai nhạt ảnh hưởng của Hồi giáo ở khu vực phía bắc (gần thủ đô hơn) dưới thời Liên Xô. Tính đến ngày nay, một vài nghi thức văn hóa của Shaman giáo vẫn được tiến hành cùng với Hồi giáo đặc biệt là ở khu vực Trung tâm Kyrgyzstan. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 7 năm 2007, Bermet Akayeva, con gái của Askar Akayev, cựu Tổng thống của Kyrgyzstan, nói rằng đạo Hồi ngày càng bén rễ trong dân chúng kể cả ở khu vực phía bắc vốn chịu ảnh hưởng mạnh của chính sách vô thần của cộng sản. Cô nhấn mạnh rằng nhiều nhà thờ Hồi giáo đã được xây dựng và rằng Kyrgyzstan đang ngày càng Hồi giáo hóa.[12]
^ abV.V. Bartold, The Kyrgyz: A Historical Essay, Frunze, 1927. Reprinted in V.V. Bartold, Collected Works, Volume II, Part 1, Izd. Vostochnoi Literatury, Moscow, 1963, p. 480 (tiếng Nga)
Abramzon, S.M. The Kirgiz and their ethnogenetical historical and cultural connections, Moscow, 1971, ISBN 5-655-00518-2. (tiếng Nga)
Kyzlasov, L.R. "Mutual relationship of terms Khakas and Kyrgyz in written sources of 6-12th centuries". Peoples of Asia and Africa, 1968. (tiếng Nga)
Zuev, Yu.A. "Kirgiz - Buruts". Soviet Ethnography, 1970, No 4, Bản mẫu:Icon ru.
Shahrani, M. Nazif. (1979) The Kirghiz and Wakhi of Afghanistan: Adaptation to Closed Frontiers and War. University of Washington Press. 1st paperback edition with new preface and epilogue (2002). ISBN 0-295-98262-4.
Kyrgyz Republic, by Rowan Stewart and Susie Steldon, by Odyssey publications.
1Không được nhầm lẫn Người Turkmen sống ở Turkmenistan, Afghanistan và Iran với các nhóm thiểu số Turkmen / Turkoman ở Levant (tức Iraq và Syria) vì những người thiểu số sau này hầu hết đều tuân theo di sản và bản sắc Ottoman-Turk. 2 Danh sách này chỉ bao gồm các khu vực định cư truyền thống của người Thổ Nhĩ Kỳ (tức là người Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sống trong các lãnh thổ Đế chế Ottoman trước đây).