Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

 

Thiên hoàng Suzaku

Thiên hoàng Chu Tước
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng thứ 61 của Nhật Bản
Trị vì16 tháng 10 năm 93023 tháng 5 năm 946
(15 năm, 219 ngày)
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn14 tháng 12 năm 930 (ngày lễ đăng quang)
13 tháng 12 năm 932 (ngày lễ tạ ơn)
Quan Nhiếp Chính và Quan BạchFujiwara no Tadahira
Tiền nhiệmThiên hoàng Daigo
Kế nhiệmThiên hoàng Murakami
Thái thượng Thiên hoàng thứ 14 của Nhật Bản
Tại vị23 tháng 5 năm 9466 tháng 9 năm 952
(6 năm, 106 ngày)
Tiền nhiệmThái thượng Thiên hoàng Daigo
Kế nhiệmThái thượng Thiên hoàng Reizei
Thông tin chung
Sinh7 tháng 9 năm 923
Heian Kyō (Kyōto)
Mất6 tháng 9 năm 952 (28 tuổi)
Heian Kyō (Kyōto)
An táng12 tháng 10 năm 952
Daigo no misasagi (Kyōto)
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Daigo
Thân mẫuFujiwara no Onshi

Thiên hoàng Chu Tước (朱雀天皇 (Chu Tước Thiên hoàng)/ すざくてんのう Suzaku-Tennō?, 7 tháng 9 năm 92306 tháng 9 năm 952)Thiên hoàng thứ 61[1] của Nhật Bản theo danh sách kế thừa ngôi vua truyền thống[2].

Triều đại của Chu Tước kéo dài từ năm 930 đến 946[3].

Tường thuật truyền thống

Trước khi lên ngôi, ông có tên cá nhân (imina) là Hiroakira -shinnō[4]. Ông cũng được biết đến như Yutaakira -shinnō[5].

Hiroakira -shinnō là con trai thứ 11 của Thiên hoàng Đề Hồ và Hoàng hậu Onshi, con gái của quan nhiếp chính Fujiwara no Mototsune[6].

Daigo có hai hoàng hậu hay các phu nhân và có một con gái.[7]

Lên ngôi Thiên hoàng

Ngày 16 tháng 10 năm 930, Thiên hoàng Daigo thoái vị và con trai, hoàng tử Hiroakira nhận chiếu kế vị ngôi vua.[8]

Tháng 12 năm 930 (tháng 11 niên hiệu Encho 8), hoàng tử Hiroakira mới 8 tuổi lên ngôi Thiên hoàng. Ông dùng lại niên hiệu cũ của cha mình, niên hiệu Encho[9].

Thời gian này vua Chân Huyên của Hậu Bách Tế cử sứ thần sang Nhật Bản (đời Thiên hoàng Daigo) để giao thương giữa hai nước.

Ngày 16 tháng 5 năm 931 (ngày 26 tháng 5 năm Encho thứ 4), Thiên hoàng đổi niên hiệu thành Jōhei (4/931 - 5/938)[10].

Năm 933, sau khi cựu đại thần là Fujiwara no Sadakata vừa qua đời, Thiên hoàng lập Fujiwara no Nakahira làm Hữu đại thần và Fujiwara Tadahira làm Nhiếp chính

Năm 935, một trung tâm âm nhạc cung đình trên đỉnh Mt. Hiei bị đốt

Tháng 9 năm 936, Thiên hoàng phong cho Tadahira chức daijō daijin (Thủ tướng Chính phủ), đồng thời cử Fujiwara Nakahira làm Tả đại thần và Fujiwara Tsunesuke làm Hữu đại thần[11].

Tháng 5 năm 937, động đất ở kinh đô Heian-kyo[12].

Năm 940, Taira no Masakado (vốn là cháu của Takamochi, cháu đời thứ ba của Thiên hoàng Kanmu) nổi dậy tại khu vực Kanto và tuyên bố mình là Tân hoàng. Triều đình cử Taira Sadamori xuống trấn áp Masakado[7].

Năm 941, Fujiwara Sumitomo tổ chức một cuộc nổi loạn ở phía đông từ năm 939, chuyên đốt phá thuyền bè và cướp bóc tài sản. Triều đình cử Tachibana Tōyasu [7] xuống đánh lại, cuối cùng là dẹp được cuộc nổi loạn này.

Theo Nihon Kiryaku (Biên niên sử Nhật Bản), ngày 19 tháng 2 năm 944, vào khoảng nửa đêm, có tiếng rung chuyển mạnh ở phía đông của Nhật Bản (đời Thiên hoàng Suzaku), có lẽ chính là núi Trường Bạch đang phun trào dữ dội trong lãnh thổ của Định An Quốc (đời vua Liệt Vạn Hoa).[13]

Tháng 5 năm 946, Thiên hoàng Suzaku thoái vị và truyền ngôi cho em trai, tức Thiên hoàng Murakami.

Ngày 6 tháng 9 năm 952 (niên hiệu Tenryaku thứ 6, ngày 15 tháng 8): Suzaku đã qua đời ở tuổi 30[14].

Kugyō

Niên hiệu

  • Encho (923-931)
  • Jōhei (931-938)
  • Tengyō (938-947)

Gia đình

Nữ ngự: (? -950) Công chúa Hiroko / Kishi (熙子女王), con gái của Hoàng tử Yasuakira (con trai của Hoàng đế Daigo)

Nữ ngự: Fujiwara no Yoshiko (藤原慶子), con gái của Fujiwara no Saneyori (藤原実頼) (-951?)

Tham khảo

  1. ^ Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (Kunaichō): 朱雀天皇 (61
  2. ^ Ponsonby-Fane, Richard, pp. 69-70.
  3. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du japon, pp. 134-139; Brown, Delmer. (1879). Gukanshō, pp. 294-295; Varley, H. Paul (1980) Jinno Shōtōki, pp. 181-183.
  4. ^ Titsingh, p. 134; Varley, p. 181.
  5. ^ Brown, p. 294
  6. ^ Varley, p. 181.
  7. ^ a b c d Brown, p. 295
  8. ^ Titsingh, p. 134; Varley, p. 181.
  9. ^ Brown, p. 295, Varley, p. 44;
  10. ^ Brown, p. 295; Varley, p. 181-182.
  11. ^ Titsingh, p. 135.
  12. ^ Titsingh, p. 136.
  13. ^ Hayakawa, Yukio; Koyama, Masato (1998). “日本海をはさんで10世紀に相次いで起こった二つの大噴火の年月日 --十和田湖と白頭山--” [Dates of Two Major Eruptions from Towada and Baitoushan in the 10th Century]. 火山 [Bulletin of the Volcanological Society of Japan]. 43 (5): 403–407. doi:10.18940/kazan.43.5_403. ISSN 2189-7182.
  14. ^ Brown, p. 295; Varley, p. 130.
Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia

Kembali kehalaman sebelumnya