Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Đồ Sơn

Đồ Sơn
Quận
Quận Đồ Sơn
Khu du lịch Đồ Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHải Phòng
Trụ sở UBNDSố 195 Lý Thánh Tông, phường Ngọc Xuyên
Phân chia hành chính6 phường
Thành lập
  • 14/3/1963: thành lập thị xã Đồ Sơn[1]
  • 6/6/1988: tái lập thị xã Đồ Sơn[2]
  • 12/9/2007: thành lập quận Đồ Sơn[3]
Địa lý
Tọa độ: 20°42′49″B 106°47′22″Đ / 20,71361°B 106,78944°Đ / 20.71361; 106.78944
MapBản đồ quận Đồ Sơn
Đồ Sơn trên bản đồ Việt Nam
Đồ Sơn
Đồ Sơn
Vị trí quận Đồ Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích46,32 km²[4]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng54.175 người[4]
Mật độ1.169 người/km²
Khác
Mã hành chính308[5]
Biển số xe15-M1
Websitedoson.haiphong.gov.vn

Đồ Sơn là một quận nội thành thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

Địa lý

Quận Đồ Sơn nằm ở phía đông nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 22 km về hướng đông nam, có vị trí địa lý:

Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130m. Đồ Sơn có một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp ở miền bắc Việt Nam. Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch TrayVăn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, nên nước biển ở khu vực này đục (nhất là khu II) nhưng vẫn có sức thu hút du khách.

Hành chính

Quận Đồ Sơn có 6 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Bàng La, Hải Sơn, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Xuyên, Vạn Hương.

Lịch sử

Nguồn gốc tên gọi Đồ Sơn

Bãi tắm biển Đồ Sơn

Đồ Sơn (塗山) nghĩa Hán là núi bùn, núi đất. Tên gọi này có từ xa xưa. Vào thời Mạc thì Nguyễn Bỉnh Khiêm có viết: "Ông cùng với các lão tăng đàm luận và thường thả thuyền dạo chơi ở Kim Hải hay Úc Hải để xem đánh cá. Các danh sơn thắng cảnh như An Tử, Ngọa Vân, Kính Chủ, Đồ Sơn, nơi nào ông cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, quên cả sớm chiều".

Tiềm năng du lịch của Đồ Sơn mới bắt đầu được khai thác bởi người Pháp từ những năm đầu thế kỷ XX. Còn trước đó hơn 2 thế kỷ, trong các thế kỷ XVII – XVIII, dù tên gọi Đồ Sơn chưa được nhắc tới nhưng trong thư tịch và bản đồ cổ của những nhà hàng hải, thương nhân châu Âu tới Đàng Ngoài[6] (chủ yếu là người Hà Lan và người Anh) thì tên gọi Batsha hay Batshaw đã xuất hiện phổ biển. Ngày nay người ta đã xác định được vị trí của Batsha (Batshaw) ở các thế kỷ XVII - XVIII là một làng chài (hoặc xóm chài) nằm trên bán đảo Đồ Sơn.

Theo như mô tả của nhà hàng hải người Anh ở thế kỷ XVII William Dampier trong cuốn sách Du hành và Khám phá năm 1688, cư dân sống ở làng chài mang tên Batsha (Đồ Sơn ngày nay) không chỉ làm nghề đánh cá mà còn kiêm luôn vai trò làm hoa tiêu dẫn đường cho những thuyền buôn phương Tây vào vùng cửa sông Thái Bình thuộc khu vực các huyện Tiên LãngVĩnh Bảo (Hải Phòng). Đây là khu vực chủ yếu ở Đàng Ngoài nơi mà các thương thuyền đến từ phương Tây như Hà Lan hay Vương quốc Anh được tự do ra vào, buôn bán trao đổi hàng hoá và lưu trú lâu dài vào thời đó.

Nhưng không phải chỉ những nhà hàng hải hay thương nhân châu Âu mới chú ý đến vai trò của Batsha (Batshaw) trên con đường thương mại của xứ Đàng Ngoài mà đến cả những tên tuổi vĩ đại trong lịch sử khoa học như Isaac NewtonPierre-Simon Laplace cũng nhắc đến địa danh Batsha (Đồ Sơn) trong các tác phẩm của họ bởi hiện tượng thủy triều đặc biệt ở vùng biển Đồ Sơn.

Trong tác phẩm khoa học kinh điển Principia Mathematica của nhà vật lý kiêm toán học vĩ đại người Anh Isaac Newton xuất bản (nguyên bản tiếng Latinh) lần đầu vào năm 1687 có nhắc đến địa danh cảng Batsha nằm trong vĩ độ 20°50' bắc, thuộc vương quốc Tunquini (xứ Đàng Ngoài), nơi mà thủy triều lên xuống chỉ một lần trong ngày.[7] Newton cũng cho biết ông có được thông tin đó từ những nhà hàng hải, những người có thể đã từng du hành tới Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII.

Hơn một thế kỷ sau đó, một nhà nhà vật lý kiêm toán học vĩ đại khác là Pierre-Simon Laplace (người được giới khoa học mệnh danh là Newton của nước Pháp) đã nhắc lại hiện tượng thủy triều ở Batsha trong tác phẩm nổi tiếng của ông xuất bản năm 1796 có tựa đề Exposition du système du monde.[8]

Nguồn gốc của Kinh tộc Tam Đảo

Vào năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) đời vua Lê Tương Dực, một nhóm ngư dân khoảng trên dưới 100 người từ bán đảo Đồ Sơn (khi đó thuộc huyện Nghi Dương, trấn Hải Dương, vốn là đất phát tích của Nhà Mạc) đã di cư theo đường biển đến lập nghiệp và bảo vệ chủ quyền biển đảo trên ba hòn đảo nhỏ (được gọi chung là Tam Đảo) thuộc châu Vĩnh An, trấn An Bang. Đến Hiệp định Pháp Thanh năm 1885 thì bị cắt về Trung Quốc. Sau này trở thành các thôn Vạn Vĩ (Wanwei), Vu Đầu (Wutou) và Sơn Tâm (Shanxin), ngày nay thuộc thành phố cấp huyện Đông Hưng, Phòng Thành Cảng, nằm trong địa phận quản lý của địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới Trung-Việt, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 25 km theo đường bộ. Trải qua hơn 500 năm hòa nhập vào nền văn hóa địa phương, họ vẫn sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu và vẫn còn lưu giữ được nhiều truyền thống của người Việt từ xa xưa. Do chưa bị Hán hóa nên họ được gọi chung là Kinh tộc Tam Đảo.

Biệt thự Bảo Đại tại Đồ Sơn

Đồ Sơn là bãi biển nổi tiếng từ thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc. Cũng được nhắc đến trong truyện Trống mái (1936) của nhà văn Khái Hưng.

Ngày 14 tháng 3 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 27-CP[1] về việc:

  • Thành lập thị xã Đồ Sơn trên cơ sở tách khu vực Đồ Sơn và 2 xã: Vạn Sơn, Ngọc Hải thuộc huyện Kiến Thụy.
  • Thành lập 4 tiểu khu: Vạn Hương, Vạn Sơn, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên.

Ngày 7 tháng 4 năm 1966, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 67-CP[9] về việc chuyển xã Bàng La thuộc huyện Kiến Thụy vào thị xã Đồ Sơn.

Ngày 26 tháng 12 năm 1970, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ban hành Quyết định số 83-BT[10] về việc giải thể xã Bàng La và chuyển các thôn của xã Bàng La thành các tiểu khu trực thuộc thị xã Đồ Sơn.

Ngày 5 tháng 3 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 72-CP[11] về việc:

  • Thành lập huyện Đồ Sơn trên cơ sở thị xã Đồ Sơn và 21 xã: Tú Sơn, Đại Hợp, Đoàn Xá, Hợp Đức, Hòa Nghĩa, Anh Dũng, Minh Tân, Tân Phong, Đông Phương, Đại Đồng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Ngũ Đoan, Đại Hà, Tân Trào, Thụy Hương, Kiến Quốc, Ngũ Phúc, Thanh Sơn, Hữu Bằng, Thuận Thiên của huyện An Thụy.
  • Thành lập thị trấn Đồ Sơn trên cơ sở khu vực nội thị của thị xã Đồ Sơn (trừ xã Bàng La).
  • Đổi tên tiểu khu Bàng La thành xã Bàng La.

Từ đó, huyện Đồ Sơn bao gồm thị trấn Đồ Sơn và 24 xã: Bàng La, Anh Dũng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Hải Thành, Tân Thành, Hòa Nghĩa, Hợp Đức, Đông Phương, Đại Đồng, Hữu Bằng, Thuận Thiên, Ngũ Phúc, Kiến Quốc, Thụy Hương, Thanh Sơn, Đại Hà, Ngũ Đoan, Tân Trào, Đoàn Xá, Đại Hợp, Tú Sơn, Tân Phong, Minh Tân. Tuy nhiên, thị trấn Đồ Sơn không phải là huyện lỵ của huyện Đồ Sơn và huyện lỵ của huyện đặt tại xã Thanh Sơn.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33C-HĐBT[12] về việc thành lập thị trấn Núi Đối – thị trấn huyện lỵ huyện Đồ Sơn trên cơ sở 41,5 ha đất của xã Minh Tân và 117,9 ha đất với 1.131 nhân khẩu của xã Thanh Sơn cùng 4.351 nhân khẩu là cán bộ, công nhân viên Nhà nước của các cơ quan đóng trên địa bàn này.

Ngày 6 tháng 6 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 100-HĐBT[2] về việc:

  • Tái lập thị xã Đồ Sơn trên cơ sở thị trấn Đồ Sơn và xã Bằng La.
  • Đổi tên huyện Đồ Sơn thành huyện Kiến Thuỵ.

Thị xã Đồ Sơn có 4 phường: Ngọc Hải, Vạn Sơn, Vạn Hương, Ngọc Xuyên và xã Bàng La với 3.094 ha diện tích tự nhiên và 30.865 nhân khẩu.

Ngày 12 tháng 9 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2007/NĐ-CP[3] về việc:

  • Thành lập quận Đồ Sơn trên cơ sở toàn bộ 3.141,89 ha diện tích tự nhiên và 35.561 nhân khẩu của thị xã Đồ Sơn (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường: Ngọc Hải, Vạn Sơn, Vạn Hương, Ngọc Xuyên và xã Bàng La) và 1.095,40 ha diện tích tự nhiên và 15.856 nhân khẩu của xã Hợp Đức, huyện Kiến Thụy.
  • Thành lập phường Bàng La trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Bàng La.
  • Thành lập phường Minh Đức và phường Hợp Đức trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hợp Đức.

Quận Đồ Sơn có 4.237,29 ha diện tích tự nhiên và 51.417 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 phường: Ngọc Hải, Vạn Sơn, Vạn Hương, Ngọc Xuyên, Bàng La, Minh Đức, Hợp Đức.

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 872/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020)[13] về việc thành lập phường Hải Sơn trên cơ sở toàn bộ phường Ngọc Hải và phường Vạn Sơn.

Từ đó, quận Đồ Sơn có 6 phường như hiện nay.

Kinh tế - xã hội

Cơ cấu kinh tế của toàn quận trong đó ngành Du lịchdịch vụ chiếm khoảng 70%, đánh bắt thủy sảnnông nghiệp: chiếm 23% và Công nghiệp và xây dựng: 7%. Ước lượng đến năm 2005 GDP trên đầu người đạt khoảng 1.100 USD.

Dân số

Quận Đồ Sơn có diện tích tự nhiên là 42,37 km², dân số là 102.234 người, mật độ dân số đạt 2.412 người/km².

Quận Đồ Sơn có diện tích 42,37 km², dân số ngày 1/4/2019 là 49.029 người, mật độ dân số đạt 1.157 người/km².

Quận Đồ Sơn có diện tích 46,32 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2022 là 54.175 người,[4] mật độ dân số đạt 1.169 người/km².

Văn hóa

Trong dịp Tết, người dân khắp nơi đổ về Đồ Sơn viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hoà. Ngoài ra hàng năm ở Đồ Sơn còn lễ hội đảo Dấu. Vào ngày này, người dân Đồ Sơn nói riêng và người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an.

Một trong các hoạt động văn hóa nổi bật là Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Lễ hội được tổ chức 2 vòng: Vòng sơ loại vào ngày 8 tháng 6 âm lịch và vòng chung kết vào ngày 9 tháng 8 âm lịch, thu hút rất đông du khách cả ở trong và ngoài nước. Các trận đấu vòng chung kết được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình Hải Phòng.

Du lịch

Một sòng bạc tại Đồ Sơn

Đồ Sơn là khu nghỉ mát lớn nhất miền Bắc. Đồ Sơn rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, cắm trại, ngắm nhìn phong cảnh biển đẹp buổi chiều tà:

  • Đồ Sơn là khu nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa một bên là cát trắng mịn màng, biển cả mênh mông đậm màu phù sa và một bên là những ngọn núi đồi thông, phi lao... Trong thời kỳ phong kiến, Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ. Đồ Sơn có ba bãi tắm chính: khu Một, khu Hai và khu Ba.[14]
  • Khu du lịch đảo Dáu với bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á, có vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao, đặc biệt không thể thiếu ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi. Kể từ khi được tu sửa khang trang, nơi đây còn có thêm khu "Đà Lạt thu nhỏ", hằng năm được rất đông du khách đến vui chơi giải trí vào những ngày hè.

Ngoài ra, khu du lịch Đồ Sơn còn vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Namđảo Hoa Phượng, toạ lạc tại trung tâm khu du lịch, được trang bị đầy đủ các tiện nghi hiện đại cực kỳ sang trọng như trung tâm thương mại cao cấp ở giữa đảo, bể bơi nhân tạo, phố ăn uống, khách sạn đẳng cấp 5 sao, khu biệt thự, bến du thuyền,... là nơi lý tưởng để khách du lịch đến dừng chân và nghỉ dưỡng:

  • Đến với Đồ Sơn, du khách có thể đến thăm di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong,tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ.
  • Tại đây hiện nay có sòng bạc Do Son Casino, là nơi rất nhiều du khách quốc tế đến chơi, đặc biệt là người Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho phép người dân nội địa vào giải trí.
  • Từ Đồ Sơn bằng tàu cao tốc du khách có thể đi ra đảo Cát Bà, Tuần Châu (TP. Hạ Long) hoặc Vịnh Hạ Long, để thăm thú hết những tinh hoa của Hải Phòng nói riêng, Việt Nam nói chung.

Giao thông

Đường phố

  • Ấp Bắc
  • Bà Đế
  • Bàng Đông
  • Bàng La
  • Biên Hòa
  • Bình Minh
  • Đại Bàng
  • Đại Phong
  • Đại Thắng
  • Đình Đoài
  • Độc Lập
  • Đức Hậu
  • Đức Thắng
  • Hiếu Tử
  • Hoàng Kim Giao
  • Hoàng Thị Nghị
  • Long Khánh
  • Lý Thái Tổ
  • Lý Thánh Tông
  • Minh Tiến
  • Nghĩa Phương
  • Nguyễn Hữu Cầu
  • Nguyễn Quang Khuê
  • Nguyễn Văn Thức
  • Phạm Ngọc
  • Phạm Văn Đồng
  • Quý Kim
  • Sơn Hải
  • Suối Chẽ
  • Suối Rồng
  • Tân Hòa Hợp
  • Thanh Niên
  • Thung Lũng Xanh
  • Thượng Đức
  • Trung Hòa
  • Trung Nghĩa
  • Vạn Hoa
  • Vạn Hương
  • Vạn Lê
  • Vạn Sơn
  • Vinh Quang
  • Vũ Đình Can
  • Xóm Chẽ

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b “Quyết định số 27-CP năm 1963 về việc thành lập thị xã Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng”. Thư viện Pháp luật. 14 tháng 3 năm 1963.
  2. ^ a b “Quyết định số 100-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch địa giới hành chính các huyện Đồ sơn và Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng”. Thư viện Pháp luật. 14 tháng 6 năm 1988.
  3. ^ a b “Nghị định số 145/2007/NĐ-CP năm 2007 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiến Thụy để thành lập quận Dương Kinh; thành lập quận Đồ Sơn; thành lập phường thuộc các quận Dương Kinh, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng”. Thư viện Pháp luật. 12 tháng 9 năm 2007.
  4. ^ a b c UBND TP. Hải Phòng (5 tháng 2 năm 2024). “Phương án số 01/PA-UBND về việc tổng thể sáp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2025 của thành phố Hải Phòng” (PDF). Thành phố Hải Phòng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ Xứ Đàng Ngoài được người châu Âu gọi là Tunquini, Tunquin, Tunking hay Tonkin sau này.
  7. ^ Quorum omnium exemplum, in portu regni Tunquini ad Batsham, sub latitudine Boreali 20 gr. 50 min. (Philosophiae Naturalis Principia Mathematica, Liber Tertius. De Mundi Systemate, Propositio XXIV. Theorema XIX, 1687).
  8. ^ Ce singulier phénomène a été observé à Batsha, port du royaume de Tunquin, et dans quelques autres lieux. Il est vraisemblable que des observations faites dans les divers ports de la terre, offriroient toutes les variétés intermédiaires entre les marées de Batsha et celles de nos ports. (Exposition du système du monde, Livre quatrième, Chapitre X. Du flux et du reflux de la mer, 1796).
  9. ^ Quyết định số 67-CP năm 1966 về việc chia huyện Hà Quảng thuộc tỉnh Cao Bằng thành hai huyện; hợp nhất hai huyện An Dương và Hải An thuộc thành phố Hải Phòng; đặt xã Bằng La trực thuộc thị xã Đồ Sơn
  10. ^ Quyết định số 83-BT năm 1970 về việc giải thể xã Bằng La thuộc thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng
  11. ^ “Quyết định số 72-CP năm 1980 về việc điều chỉnh địa giới Huyện An Thụy, thành lập huyện Đồ Sơn và huyện Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng”. Hệ thống pháp luật. 5 tháng 3 năm 1980. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ “Quyết định số 33C-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện An Hải, Đồ Sơn và Tiên Lãng thuộc thành phố Hải Phòng”. Hệ thống pháp luật. 14 tháng 2 năm 1987. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ “Nghị quyết số 872/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hải Phòng”. Thư viện Pháp luật. 10 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2021.
  14. ^ Đồng bằng sông Hồng – Vùng đất con người. Quân đội Nhân dân. 2010. tr. 51.

Tham khảo

Kembali kehalaman sebelumnya