Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)
Thành phố trực thuộc trung ương là một loại hình đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Việt Nam. Đây là các thành phố nằm dưới sự quản lý của trung ương. Khác với các thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương chỉ tương đương cấp huyện thì Thành phố trực thuộc trung ương tương đương cấp tỉnh. Thành phố trực thuộc trung ương là các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I, và được xác định là các đô thị trung tâm cấp quốc gia. Đây là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội là động lực phát triển cho cả quốc gia chứ không còn nằm bó hẹp trong một tỉnh, hay một vùng (liên tỉnh) nữa. Các thành phố này có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về giao thông vận tải. Dưới thành phố trực thuộc trung ương có các đơn vị hành chính cấp huyện gồm huyện tại vùng nông thôn và quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tại vùng đô thị. Tiêu chuẩnCấp hành chính
Như vậy, thành phố trực thuộc trung ương nằm ở cấp hành chính thứ nhất trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của nước Việt Nam. Tiêu chuẩn của đơn vị hành chínhTheo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13[4] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 4, Mục 2: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2022, tại Điều 1, Mục 4: Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4 thì một thành phố trực thuộc trung ương cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
Danh sách thành phố trực thuộc trung ươngTừ năm 2025, Việt Nam có 6 thành phố trực thuộc trung ương, gồm 6 thành phố được liệt kê dưới đây.[5]
Tỉnh được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc trung ươngNgày 22 tháng 8 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 891/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, có 7 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương gồm:[6] Tỉnh đã được Bộ Chính trị ban hành nghị quyết.
Danh sách thành phố trực thuộc trung ương không còn tồn tại
Xem thêmChú thích
Tham khảoInformation related to Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam) |