Vị Thanh
Vị Thanh là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Địa lýThành phố Vị Thanh nằm ở phía tây nam tỉnh Hậu Giang, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61[6], có vị trí địa lý:
Vị Thanh được mệnh danh là Thành phố Tây sông Hậu, đồng thời là thành phố trẻ bên dòng Xà No và là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang từ năm 2004, khi tỉnh Hậu Giang được tái lập. Thành phố có vai trò là trung tâm tiểu vùng phía Tây sông Hậu, là đầu mối quan trọng trong mối quan hệ liên vùng giữa TP. Cần Thơ – tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Đô thị Vị Thanh là điểm gắn kết trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau qua hệ thống giao thông thủy, bộ mang tính quốc gia như Quốc lộ 61, 61C, giao thông thủy TP. Hồ Chí Minh - Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh - Kiên Giang. Như vậy với vị trí và tiềm năng thế mạnh của mình, tương lai Vị Thanh sẽ trở thành đô thị năng động, phát triển, có tốc độ đô thị hóa cao, là động lực cho tỉnh Hậu Giang phát triển.[6] Địa hình, địa mạoVị Thanh có địa hình tương đối thấp và khá bằng phẳng, cao độ tại khu trung tâm thành phố (khu vực đã xây dựng với mật độ cao) từ 0,7 m tới 1,40 m. Khu vực đất ruộng cao độ tự nhiên từ 0,4 – 1,0 m, có nhiều kênh rạch gây chia cắt địa hình. Bề mặt địa hình có chiều hướng thấp dần về hướng Nam và Tây Nam, mức triều cường thường gây ngập cục bộ tại một số khu vực của thành phố, có thể chia thành 3 tiểu vùng theo địa hình:
Về địa chất công trình: Vị Thanh chưa có tài liệu cụ thể về địa chất công trình, song theo đánh giá sơ bộ đây là khu vực có nền địa chất yếu, cường độ chịu tải của nền tự nhiên chỉ đạt 0,3÷0,5kg/cm².[6] Khí hậu, thời tiếtThành phố Vị Thanh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia thành hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình là 27°C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng 4 nhiệt độ cao nhất là 35°C và tháng 12 thấp nhất là 20,3°C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 90-95% lượng mưa cả năm, lượng mưa thuộc loại trung bình, khoảng 1.800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 là 250,1 mm. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và tháng 4 (77%), giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%. Nhiệt độ: nhiệt độ cao đều quanh năm, trung bình khoảng 27,7°C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 khoảng 28,6°C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 khoảng 26,4°C; chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và mát nhất trong năm khoảng 2,2°C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 8,0 – 12,0°C. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.226,9 mm/năm, tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó chủ yếu mưa nhiều vào các tháng 7, 8, 9), chiếm từ 90 – 95% tổng lượng mưa của cả năm. Cùng với thời gian này, lũ từ sông Hậu tràn về (từ tháng 8 đến tháng 10), cộng với mưa lớn tại chỗ đã gây tình trạng ngập lụt trên hầu hết diện tích canh tác của thành phố với mức ngập trung bình từ 30-100 cm nhưng do Phường IV nằm gần kênh Xà No có khả năng tiêu thoát nước tốt nên trên địa bàn phường chỉ xảy ra ngập cục bộ một số khu vực. Nắng: Số giờ nắng trung bình 2.299 giờ/năm, trung bình cao nhất vào tháng 3 khoảng 263,4 giờ; thấp nhất vào tháng 9 với khoảng 148,4 giờ. Độ ẩm: Phân hoá thành 2 mùa tương đối rõ rệt theo mùa khô và mùa mưa; độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 2 và tháng 4 khoảng 77,0% và lớn nhất là vào tháng 9 khoảng 88,0%; tính bình quân độ ẩm các tháng trong năm khoảng 81,3%; chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11,0%. Gió: Tốc độ gió trung bình trong năm dao động từ 6 - 18 m/s. Vị Thanh chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc khô lạnh thổi chủ yếu vào tháng 11, 12; gió Đông Nam khô nóng thổi từ tháng 2 đến tháng 4 và gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11 thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước.[6] Thủy vănThành phố Vị Thanh có mật độ dòng chảy rất dày với tổng chiều dài hệ thống kênh rạch khoảng 244,65 km, mật độ bình quân đạt 2,05 km/km² diện tích tự nhiên. Hệ thống sông rạch phân bố khá đều và chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Trong đó có các tuyến chính như kênh Xáng Xà No, sông Cái Tư, kênh KH9, sông Nước Đục, sông Cái Lớn,... đóng vai trò chi phối chế độ thủy văn trên địa bàn thành phố. Các dòng chảy này nối liền hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố và với các địa phương xung quanh, tạo thành một mạng lưới sông ngòi kênh rạch thông suốt, đảm bảo đa mục tiêu cho cả thủy lợi tạo nguồn và vận tải thủy. Tuy nhiên, cùng với xu hướng đô thị hoá và phát triển các tuyến dân cư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa phương, nhiều tuyến kênh rạch đã bị lấp hoặc thu hẹp bề rộng, mật độ kênh rạch đang có xu hướng giảm suốt đáng kể. Thành phố chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy văn sông Mekong và chế độ thủy triều biển Đông và biển Tây. Đồng thời, do cuối nguồn lũ, so với các tỉnh chịu ảnh hưởng lũ lụt khác ở ĐBSCL thì ngập lũ ở Hậu Giang nói chung và Vị Thanh nói riêng thường đến muộn và rút đi muộn hơn, mức độ ảnh hưởng ít hơn so với các địa phương khác trong vùng.[6] Tình hình ngập lũĐây là một trong những hiện tượng thủy văn đặc trưng, xảy ra thường xuyên và có tính quy luật ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vị Thanh nói riêng. Tình trạng ngập lũ tại khu vực xảy ra tại các khu vực thấp trũng ngoài đồng, trong đó chủ yếu tại các xã Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Tân Tiến với thời gian ngập khoảng 1 đến 2 tháng (tháng 9 đến tháng 11 hàng năm); mức độ sâu ngập dao động từ 0,5 – 1,0 m. Thời gian ngập và mức độ ngập lũ tuy có biến động giữa các năm nhưng không đáng kể.[6] Tài nguyên đấtQua kết quả nghiên cứu về đất trên địa bàn thành phố Vị Thanh cho thấy có 3 nhóm đất chính:
Tài nguyên nướcNguồn nước mặt: Nguồn nước mặt dồi dào, hệ thống sông rạch khá dày với các sông lớn như sông Cái Lớn, Cái Tư và các kênh trục chính như Nàng Mau, KH9, Xà No,... ngoài ra còn có hệ thống kênh rạch cấp II, cấp III phân bố nguồn nước đi khắp địa bàn thành phố (mật độ sông rạch khá dày, trung bình 1,8 – 2 km/km².), tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thủy và cung cấp nước ngọt cho sản xuất. Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu của Liên đoàn 8 Địa chất thủy văn và Xí nghiệp khai thác nước ngầm số 5 cho thấy, trên địa bàn 3 tần chứa nước ngầm chính là Pleistoxen, tầng Plioxen và tầng Mioxen.[6] Tài nguyên rừngTrên địa bàn thành phố không còn rừng tập trung, chủ yếu là các loại cây phân tán dọc các tuyến giao thông, kênh rạch, các công viên, góp phần tạo mỹ quan đô thị và tăng tỷ lệ cây xanh đô thị.[6] Hành chínhThành phố Vị Thanh có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường: I, III, IV, V, VII và 4 xã: Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Tân Tiến, Vị Tân.
Lịch sửVùng Vị Thanh xưa được xem là thuộc Chân Lạp, nhưng trên thực tế là vùng tự trị và không thuộc quyền cai quản của chính quyền. Cha con Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ đã quy tụ cư dân góp công sức phát triển miền đất mới hình thành trấn Hà Tiên. Vùng Vị Thanh bấy giờ thuộc huyện Kiên Giang, trấn Hà Tiên (về sau đổi thành tỉnh Hà Tiên). Thời Pháp thuộcSau khi người Pháp chiếm được Lục tỉnh, họ tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính. Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif). Tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành 2 hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá. Bấy giờ, làng Vị Thanh thuộc tổng Long Mỹ, hạt Tham biện Rạch Giá. Ngày 24 tháng 5 năm 1894, thành lập làng Vị Thanh thuộc tổng Giang Ninh, tỉnh Rạch Giá.[9] Sau khi hạt Rạch Giá đổi thành tỉnh Rạch Giá vào năm 1900, tổng Long Mỹ cũng được nâng thành quận Long Mỹ vào năm 1908. Làng Vị Thanh bấy giờ thuộc tổng An Ninh, quận Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Sau năm 1945, chính quyền Việt Minh hình thành khu Vị Thanh (gồm các làng Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Hòa của quận Giồng Riềng và làng Vị Thanh của quận Long Mỹ) thuộc tỉnh Rạch Giá. Năm 1946, khu Vị Thanh đổi thành huyện Vị Thanh, đến cuối năm 1947, hai huyện Giồng Riềng và Vị Thanh nhập lại thành huyện Giồng Riềng. Vị Thanh chỉ còn là đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá. Năm 1951, chính quyền Việt Minh giải thể tỉnh Rạch Giá, sáp nhập địa bàn vào các tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng, đến năm 1954 lại tái lập. Khi đó, huyện Long Mỹ và huyện Giồng Riềng được giao cho tỉnh Cần Thơ, đến năm 1954 được trả về cho tỉnh Rạch Giá như cũ. Ngày 01 tháng 10 năm 1954, chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại giao quận Long Mỹ về cho tỉnh Sóc Trăng. Ngày 31 tháng 3 năm 1955, quận Long Mỹ nhận thêm làng Vị Thanh từ quận Giồng Riềng. Giai đoạn 1956-1976Việt Nam Cộng hòaSau năm 1956, các làng gọi là xã. Ngày 23 tháng 2 năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt quận Long Mỹ thuộc tỉnh Phong Dinh, tức tỉnh Cần Thơ trước đó. Lúc này, Vị Thanh là xã thuộc tổng An Ninh, quận Long Mỹ, tỉnh Phong Dinh. Ngày 12 tháng 3 năm 1960, chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức khánh thành Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu. Ngày 18 tháng 3 năm 1960, tách tổng An Ninh ra khỏi quận Long Mỹ để lập thêm quận Đức Long cùng thuộc tỉnh Phong Dinh. Lúc này, xã Vị Thanh thuộc quận Đức Long, đồng thời là nơi đặt quận lỵ quận Đức Long mới được thành lập. Quận Đức Long khi đó gồm 1 tổng là An Ninh với 7 xã trực thuộc: Vị Thanh, Vị Thủy, Hỏa Lựu, Vĩnh Tường, Hòa An, An Lợi, Vĩnh Thuận Đông. Không lâu sau, vào ngày 24 tháng 12 năm 1961, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh 244-NV cho thành lập tỉnh Chương Thiện từ những quận tách ra từ ba tỉnh Ba Xuyên, Kiên Giang và Phong Dinh. Khi đó Vị Thanh được chọn làm tên tỉnh lỵ của tỉnh Chương Thiện, về mặt hành chánh thì vẫn là xã Vị Thanh thuộc quận Đức Long. Ngoài ra, quận lỵ quận Đức Long cũng được dời về xã Vị Thủy, dưới chân cầu Nàng Mau. Quận Đức Long khi đó còn nhận thêm 3 xã là Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Hòa tách từ quận Kiên Hưng, tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, giải thể và sáp nhập xã An Lợi vào xã Hòa An, thành lập mới xã Vị Đức thuộc quận Đức Long. Năm 1962, quận Đức Long gồm 1 tổng là An Ninh với 10 xã: Hòa An, Hòa Hưng, Hòa Thuận, Hỏa Lựu, Ngọc Hòa, Vị Đức, Vị Thanh, Vị Thủy, Vĩnh Tường, Vĩnh Thuận Đông. Sau năm 1965, giải thể cấp tổng, các xã trực thuộc quận. Cho đến năm 1975, quận Đức Long vẫn gồm 10 xã trực thuộc như cũ. Năm 1968, địa bàn xã Vị Thanh gồm 9 ấp trực thuộc: Vị Thiện, Vị Thành, Vị Long, Vị Đức, Vị Hưng, Vị An, Vị Nghĩa, Vị Tín, Vị Hòa. Đô thị tỉnh lỵ Vị Thanh phát triển nhanh chóng. Năm 1971, dân số của Vị Thanh là 24.477 người1. Chính quyền Cách mạngCòn về phía chính quyền Cách mạng, cho đến năm 1966, khu vực quận Long Mỹ và quận Đức Long của Việt Nam Cộng hòa vẫn cùng thuộc địa phận huyện Long Mỹ. Từ năm 1957 huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Cần Thơ nhưng giữ lại xã Vị Thanh và nhập vào huyện Giồng Riềng của tỉnh Rạch Giá. Tháng 7 năm 1960, huyện Giồng Riềng giao xã Vị Thanh về cho huyện Long Mỹ của tỉnh Cần Thơ quản lý. Ngày 9 tháng 3 năm 1961, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Vị Thanh bao gồm khu vực chợ Cái Nhum và các ấp xung quanh, bên cạnh xã Vị Thanh. Tháng 6 năm 1966, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tách thị trấn Vị Thanh và một số ấp của xã Vị Thanh ra khỏi huyện Long Mỹ để thành lập thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Thị xã Vị Thanh có 11 ấp, gồm 8 ấp vùng ven và 3 ấp nội ô. Chính quyền Cách mạng chia địa bàn thị xã ra làm 4 khu vực (gồm 3 khu vực ven và 1 khu vực nội ô) gồm:
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Cần Thơ lúc bấy giờ vẫn đặt thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ như trước. Lúc bấy giờ, do tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ là hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau và cùng thuộc khu 9, cho nên các cơ quan, lực lượng cách mạng, Ủy ban quân quản tỉnh Cần Thơ đều đặt tại thị xã Vị Thanh. Từ năm 1976 đến nayTheo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập tỉnh mới: Hậu Giang. Tỉnh lỵ khi đó lại đặt tại thành phố Cần Thơ, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Ban đầu, thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 15 tháng 12 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 330-CP[10] về việc sáp nhập thị xã Vị Thanh vào huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh chuyển xuống thành thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ. Ngày 23 tháng 10 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 273-CP[11] về việc thành lập xã Vị Tân trên cơ sở tách đất từ thị trấn Vị Thanh. Ngày 21 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 174-CP[12] về việc:
Ngày 15 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 70-HĐBT[13] về việc:
Ngày 26 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 119-HĐBT[14] về việc thành lập huyện Mỹ Thanh trên cơ sở 35.283,43 ha diện tích tự nhiên (trong đó: diện tích canh tác 23.128,69 ha) và dân số 104.675 người; bao gồm thị trấn Vị Thanh (trụ sở huyện) và 14 xã: Hỏa Tuyến, Vĩnh Lập, Hỏa Lựu, Vị Tân, Vĩnh Thuận Tây, Vị Đông, Vị Xuân, Vị Bình, Vị Thanh, Vị Lợi, Vĩnh Trung, Vĩnh Tường, Vĩnh Hiếu, Vị Thủy của huyện Long Mỹ. Ngày 6 tháng 4 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 64-HĐBT[15] về việc đổi tên huyện Mỹ Thanh thành huyện Vị Thanh[16] thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 16 tháng 9 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 128-HĐBT[17] về việc giải thể xã Vị Lợi để sáp nhập vào 3 xã: Vị Thủy, Vị Xuân và Vĩnh Hiếu. Ngày 28 tháng 1 năm 1991, Ban Tổ Chức Chính phủ ban hành Quyết định số 36/QĐ-TCCP[18] về việc:
Ngày 2 tháng 8 năm 1991, Ban Tổ Chức Chính phủ ban hành Quyết định số 364/QĐ-TCCP[19] về việc giải thể xã Vĩnh Hiếu để sáp nhập vào xã Vĩnh Tường và xã Vĩnh Trung. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[20] về việc chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Vị Thanh thuộc tỉnh Cần Thơ, gồm thị trấn Vị Thanh và 9 xã: Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Vị Đông, Vị Tân, Vị Thanh, Vị Thủy, Vĩnh Thuận Tây, Vĩnh Trung, Vĩnh Tường. Ngày 25 tháng 1 năm 1994, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 03/QĐ-TCCP[21] về việc sáp nhập xã Vĩnh Lập thuộc huyện Vị Thanh vào xã Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ. Ngày 1 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/1999/NĐ-CP[1] về việc:
Thị xã Vị Thanh có 11.582,15 ha diện tích tự nhiên và 70.456 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 phường: I, III, IV, V và 3 xã: Vị Tân, Hoả Lựu, Hỏa Tiến. Ngày 12 tháng 5 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2003/NĐ-CP[22] về việc thành lập Phường VII trên cơ sở 616 ha diện tích tự nhiên và 6.625 nhân khẩu của xã Hỏa Lựu. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11[23] về việc chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Khi đó, thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang và được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang. Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 124/2006/NĐ-CP[24] về việc thành lập xã Tân Tiến trên cơ sở điều chỉnh 2.202,12 ha diện tích tự nhiên và 7.089 nhân khẩu của xã Hỏa Tiến. Thị xã Vị Thanh có 11.879,99 ha diện tích tự nhiên và 69.785 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: I, III, IV, V, VII và 4 xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến, Hỏa Tiến. Ngày 15 tháng 12 năm 2009, Bộ Xây dựng Quyết định số 1156/QĐ-BXD[25] về việc công nhận thị xã Vị Thanh là đô thị loại III.[26] Ngày 23 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP[2] về việc thành lập thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang trên cơ sở toàn bộ diện và dân số của thị xã Vị Thanh. Thành phố Vị Thanh có diện tích tự nhiên 11.867,74 ha và 97.222 nhân khẩu, 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường: I, III, IV, V, VII và 4 xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến, Hỏa Tiến. Ngày 19 tháng 12 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1845/QĐ-TTg[3] về việc công nhận thành phố Vị Thanh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Kinh tế - xã hộiGiai đoạn 2016 – 2020, kinh tế của thành phố chuyển dịch đúng hướng, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 3,24%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng xác định tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, cụ thể: Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 0,38%/năm; thương mại – dịch vụ tăng bình quân 6,24%/năm; khu vực nông nghiệp tăng bình quân 0,11%/năm. Đến năm 2020, cơ cấu giá trị sản xuất của Thành phố là: thương mại – dịch vụ chiếm 59,62% (tăng bình quân 6,24%/năm giai đoạn 2016 - 2020), công nghiệp – xây dựng chiếm 32,22% (tăng bình quân 0,38%/năm), nông nghiệp chiếm 8,16%.[6] Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệpGiá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: năm 2020 ước đạt 1.649 tỷ đồng (giá hiện hành). Toàn thành phố hiện có 586 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tăng 126 cơ sở so với năm 2015; trong đó có 2 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước, 06 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, 24 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế hỗn hợp, 2 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và 552 cơ sở thuộc khu vực kinh tế cá thể. Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trung bình từ 5 - 10 lao động/cơ sở, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 9.850 lao động tại địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, thành phố có 2 cụm công nghiệp, gồm:
Hoạt động Khuyến công: Thực hiện chính sách Khuyến công trong giai đoạn 2016 - 2020, đã hỗ trợ vốn cho 4 cơ sở và 6 doanh nghiệp đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, với tổng số tiền hỗ trợ là 1.620 triệu đồng, ngoài ra, có 4 doanh nghiệp đang triển khai viết đề án xin hỗ trợ vốn khuyến công quốc gia và địa phương. Thành phố hiện có 6 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh của 02 doanh nghiệp và 3 cơ sở (gồm các sản phẩm: Cọc ống bê tông ly tâm dự ứng lực, gạch không nung, máy xới cải tiến, kẹo đậu phộng, cá thát lát rút xương tẩm gia vị, chả cá thát lát tẩm gia vị). Tình hình phát triển lưới điện: Trong thời gian qua (từ năm 2016 đến 2020), thành phố Vị Thanh được ngành điện đầu tư mới và nâng cấp các tuyến điện trung và hạ thế trên địa bàn thành phố với tổng chiều dài 15,674 km, với tổng vốn đầu tư 4.097 triệu đồng, lắp điện kế mới cho 591 hộ dân; nâng tổng số hộ sử dụng điện trên địa bàn thành phố là 20.200/20.117 hộ, đạt 99,59% (trong đó, tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn đạt 98,76%). Đến nay, Điện lưới Quốc gia đã phủ đến toàn bộ trung tâm, khu dân cư, khu sản xuất tập trung các phường, xã và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện. Thành phố có tổng chiều dài đường dây trung hạ thế là 472.000 km (trong đó: đường dây trung thế là 138.000 km và 334.000 km đường dây hạ thế) và 434 trạm biến áp, với dung lượng là 66.107 kVA; được phân bố đều đến các ấp, khu vực đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân và hoạt động sản xuất.[6] Dịch vụTrên địa bàn thành phố hiện có 5.936 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Trong đó: có 257 doanh nghiệp và 5.679 hộ kinh doanh, chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực, ngành nghề như: Mua bán - gia công vàng bạc, tài chính - ngân hàng, kinh doanh xăng dầu, mua bán hàng điện tử, vật liệu xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống,... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ. Trong đó, có 1 trung tâm mua sắm đạt tiêu chuẩn hạng III (Trung tâm mua sắm - giải trí Vincomplaza), 5 siêu thị đạt tiêu chuẩn hạng II (Co.op Mart Vị Thanh, Vinmart Chi nhánh Hậu Giang, Điện máy xanh, Điện máy Nội thất - Chợ lớn và Bách hóa xanh) và 8 chợ (1 chợ loại I: chợ Vị Thanh, 1 chợ loại II: chợ Phường VII, 5 chợ loại III và 1 chợ đêm), tăng 1 trung tâm mua sắm, 4 siêu thị và 2 chợ so cùng kỳ.[6] Nông nghiệpNông nghiệp của thành phố được quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, giảm chi phí trong sản xuất, từng bước tạo thành chuỗi giá trị nông sản để đủ sức cạnh tranh với thị trường. Trong đó, tập trung các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của thành phố như: cây lúa, khóm, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, cụ thể:
Lao độngTổng lao động trong độ tuổi của khu vực thành phố Vị Thanh là 132.292 người (chiếm 64,69% dân số toàn khu vực). Tổng lao động có việc làm: 114.115 người (chiếm 55,8 % dân số toàn đô thị; chiếm 86,26% số lao động trong độ tuổi). Số lao động trong độ tuổi 61.859 người (chiếm 64,7 % tổng số dân). Số lao động có việc làm: 60.251 người (chiếm 97,4 % số lao động trong độ tuổi). Trong đó:
Giáo dục• Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Hậu Giang • Trường Cao Đẳng Luật Miền Nam • Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Công Nghệ Hậu Giang. Y tếMột số bệnh viện đóng trên địa bàn thành phố như: • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang • Bệnh viện Sản nhi tỉnh Hậu Giang • Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hậu Giang • Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần và Da liễu tỉnh Hậu Giang. Hạ tầngHiện nay trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như: Khu đô thị Cát Tường Western Pearl, khu đô thị mới Vị Thanh,... Dân sốThành phố Vị Thanh có diện tích 118,67 km², dân số ngày 1/4/2019 là 73.322 người, trong đó: dân số thành thị là 44.164 người (60%), dân số nông thôn là 29.158 người (40%), mật độ dân số đạt 618 người/km².[27][28] Tính đến năm 2020, thành phố Vị Thanh có tổng diện tích 11.886,40 ha với dân số 73.322 người bao gồm 3 dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh (66.487 người), dân tộc Khmer (4.494 người), dân tộc Hoa (3.982 người) và các dân tộc khác 54 người, sinh sống tại 5 phường, 4 xã với mật độ dân số là 642 người/km².[7] Thành phố Vị Thanh gồm 9 đơn vị hành chính với 5 phường, 4 xã, tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố 118,86 km² (11.886,42 ha), dân số năm 2020 là 72.686 người, mật độ dân số bình quân 612 người/km². Khu vực nội thành, gồm 5 phường: I, III, IV, V, VII (có 25 khu vực) với diện tích tự nhiên 36,38 km², dân số 43.867 người, chiếm 30,61% diện tích và chiếm 60,35% dân số, mật độ dân cư nội thành khoảng 1.206 người/km². Khu vực ngoại thành, gồm 4 xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Hỏa Tiến và Tân Tiến (26 ấp) với diện tích tự nhiên 82,48 km², dân số 28.819 người, mật độ dân số đạt 349 người/km².[6] Thành phố Vị Thanh có diện tích 118,86 km², dân số năm 2022 là 72.908 người, mật độ dân số đạt 613 người/km².[4] Văn hóa - du lịchTrên địa bàn thành phố có nhiều di tích lịch sử cũng như: khu di tích chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch, di tích chiến thắng Cái Sình (2 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia), di tích lịch sử địa điểm Mỹ Diệm tàn sát đồng bào khi lập Khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu, căn cứ Tỉnh uỷ Cần Thơ – Hoả Tiến. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có nhiều địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn như: công viên văn hoá Xà No, tháp Đồng hồ, khu du lịch Hồ Sen, công viên Hoà Bình, công viên 1/5, hồ Tam Giác, hồ Đại Hàn,...[6] Giao thôngGiao thông đường bộĐến nay, tổng chiều dài mạng lưới đường bộ trên địa bàn thành phố khoảng 399,18 km, mật độ đạt 3,35 km/km²; trong đó có 229,92 km đường nhựa và bê tông nhựa, chiếm 57,60% tổng chiều dài mạng lưới đường bộ; 150,46 km đường bê tông xi măng, chiếm 37,69%; đường đất và đá bụi cấp phối 18,80 km, chiếm 4,71%. Quốc lộ
Hệ thống đường tỉnh:
Đường huyện: Hệ thống đường huyện với tổng chiều dài 34,88 km, trong đó có 31,80km đường nhựa và 3,08km đường bê tông xi măng:
Đường đô thị: Toàn thành phố hiện có 128 tuyến đường đô thị với tổng chiều dài 66,70 km. Các tuyến đường đô thị có chiều rộng từ 2,5 – 18 m, nền đường từ 2,5 – 20m. Hiện, 100% các tuyến đường có kết cấu nhựa và bê tông nhựa. Phần lớn các tuyến đường đô thị đã được xây dựng đồng bộ với hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, dải cây xanh, vỉa hè,... theo quy định. Hiện các tuyến đường chính đã được nâng cấp như các đường Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huệ, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, đường 3/2, đại lộ Võ Nguyên Giáp, đường Võ Văn Kiệt,... còn lại có chiều rộng mặt đường từ 7m - 15m, vỉa hè mỗi bên rộng từ 3m - 6m. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có một số trục đường thuộc khu hành chính Tỉnh ủy và khu hành chính Ủy ban Nhân dân tỉnh như: đường Điện Biên Phủ, đường Hòa Bình, đường Ngô Quyền, đường Thống Nhất,... với chiều rộng mặt đường từ 12m – 20m. Đường giao thông nông thôn: Bao gồm 127 tuyến với tổng chiều dài 270,35 km. Trong đó, có 104,17 km đường nhựa, chiếm 38,53% tổng chiều dài đường giao thông nông thôn; 147,38 km đường bê tông xi măng, chiếm 54,51%; 18,80 km đường đất, chiếm 6,95%. Các tuyến đường hầu hết có bề rộng từ 2,0 – 3,5m. Tại những tuyến đường đất nhìn chung có tính bền vững không cao, vào mùa mưa lũ thường lầy lội gây trở ngại cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.[6] Đường phố
Bến xe: diện tích khoảng 0,2 ha, đặt tại đường Trần Hưng Đạo. Hiện nay, với 76 đầu phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa thì bến xe Vị Thanh có thể vận chuyển khoảng 1.500 khách và 20 - 30 tấn hàng hóa mỗi ngày. Các tuyến hoạt động phục vụ cũng được mở rộng thêm nhiều như: Hà Tiên, Bình Dương, Biên Hòa, Tây Ninh, Châu Đốc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hưng Yên, Long Hải, Cống Tráng, Bến Cát, Tân Phú... mỗi ngày, có khoảng 40 lượt phương tiện vận tải xuất bến. Đồng thời, hiện nay bến xe phía Đông của thành phố có quy mô 5,0 ha đang được xây dựng tại ấp 7, xã Vị Trung của huyện Vị Thủy. Khi đưa vào thực hiện, đây sẽ là điểm trung chuyển người và hàng hóa lớn của tỉnh Hậu Giang. Bến tàu: Hiện nay tại Vị Thanh có các bến tàu khách kết hợp vận chuyển hàng hóa đặt tại bờ Nam kênh xáng Xà No, tại vị trí gần Bệnh viện đa khoa Hậu Giang, gần nhà khách Bông Sen, cầu Cái Nhúc... các bến có khả năng vận chuyển khoảng 400 hành khách/ngày đêm và 125.000 tấn hàng hóa/năm. Giao thông đường thủy và kênh mương thủy lợiVận tải đường thủy là ngành dịch vụ quan trọng của do có hệ thống kênh rạch dày đặc. Đặc biệt, thành phố nằm trên tuyến vận tải thủy nội địa quốc gia quan trọng là tuyến Sài Gòn - Cà Mau - thị trấn Năm Căn qua kênh Xà No.
Ngoài ra, trên địa bàn còn có hệ thống kênh ngang khá dày, phân bố rộng khắp trên địa bàn, kết nối với hệ thống đường thủy cấp III, IV, V và với các địa phương lân cận, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy.[6] Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo |