Danh pháp của loài cá này, acanthurus, trong tiếng Latinh có nghĩa là "đuôi có ngạnh" (acanthus: "gai, ngạnh", oura: "đuôi"), hàm ý đề cập đến ngạnh sắc ở hai bên cuống đuôi của tất cả các thành viên trong chi này.[3]
Tất cả các loài Acanthurus đều có một mảnh xương nhọn chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi tạo thành ngạnh sắc, là đặc điểm của họ Cá đuôi gai. Ngạnh này không có độc, nhưng vẫn có thể gây thương tích nếu sơ ý chạm phải, kể cả cho con người và những loài cá khác.[4]
Cơ thể của các loài Acanthurus có hình bầu dục thuôn dài. Vây đuôi lõm, có hình lưỡi liềm; một số loài có thùy đuôi khá dài. Acanthurus có thể có màu sắc sặc sỡ, hoặc có màu chủ đạo là nâu với các tông màu khác nhau, từ nâu sẫm, nâu xám đến nâu lục.
Nhiều loài Acanthurus có dạ dày với vách dày như mề. Đối với những loài này, chúng thường nuốt cả cát vào bụng để giúp nghiền nát những mảnh tảo trong dạ dày.[4]
Chúng thường bơi thành từng nhóm nhỏ hoặc hợp thành đàn lớn, nhưng cũng có khi sống đơn độc. Cũng như những chi cá đuôi gai khác, Acanthurus nghỉ ngơi vào ban đêm, và chúng ngủ trong các hang hốc, kẽ đá.[4]
Các loài
Tính tới hiện tại, có tất cả 40 loài được công nhận là hợp lệ trong chi này, bao gồm:[10]
^Sepkoski, Jack (2002). “A compendium of fossil marine animal genera”. Bulletins of American Paleontology. 364: 560.
^R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). “Acanthurus”. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2022.
^C. Scharpf; K. J. Lazara (2020). “Order ACANTHURIFORMES (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
^John E. Randall; Helen A. Randall (1960). “Example of mimicry and protective resemblance in tropical marine fishes”. Bulletin of Marine Science of the Gulf and Caribbean. 10 (4): 444–480.