Motif blues, dùng phổ biến trong nhạc jazz, blues và rock and roll, được đặc trưng bởi các gam tiến, trong đó blues mười hai thanh là phổ biến nhất. Các nốt nhạc blues, với mục đích biểu cảm, được hát hoặc chơi ngang hoặc chuyển dần (từ cung thứ 3 đến cung trưởng thứ 3) trong giọng tương ứng. Đây cũng là một phần đặc trưng quan trọng của loại nhạc này.
Blues là một thể loại nhạc có những đặc điểm khác như lời bài hát, dòng âm bass, và các nhạc cụ riêng. Blues có các loại nhạc blues nhỏ hơn bao gồm blues đồng quê, chẳng hạn như nhạc blues Delta, blues Piedmont và blues Texas, và blues phong cách đô thị như Chicago blues và West Coast blues. Thế chiến II đánh dấu sự chuyển đổi từ blues acoustic sang blues điện và giới thiệu nhạc blues cho một đối tượng công chúng rộng lớn hơn, đặc biệt là những người da trắng. Trong năm 1960 và 1970, một hình thức lai tạo gọi là blues-rock đã phát triển và định hình.
Ngày nay, nhạc Blues được thưởng thức hay trình diễn bởi nhiều sắc dân của các văn hóa khác nhau trên khắp thế giới: từ Nhật sang đến Anh, từ Đông Âu cho đến Nam Mỹ, từ Nga xuống đến Úc.
Từ nguyên học
Từ này có thể xuất phát từ thuật ngữ blue devils - "quỷ xanh", có nghĩa là u sầu và buồn bã. Việc sử dụng đầu tiên của blues theo ý nghĩa này được thực hiện trong một màn hài kịch một hồi Blue Devils của George Colman (1798).[3] Mặc dù trong âm nhạc người Mỹ gốc Phi từ trước đó đã có thể sử dụng từ này, nó đã được chứng thực từ năm 1912, khi "Dallas Blues" Hart Wand đã trở thành tác phẩm nhạc blues có bản quyền đầu tiên.[4][5] Trong lời bài hát blues thường được sử dụng để mô tả một tâm trạng chán nản.[6]
Ghi chú
^Kunzler's dictionary of Jazz provides two separate entries: blues, an originally African-American genre (p.128), and the blues form, a widespread musical form (p.131).
^The "Trésor de la Langue Française informatisé" provides this etymology to the word blues and George Colman's farce as the first appearance of this term in the English language, see “Blues”. Centre Nationale de Ressources Textuelles et Lixicales. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2010. (tiếng Pháp)
^Davis, Francis. The History of the Blues. New York: Hyperion, 1995.
^Eric Partridge, A Dictionary of Slang and Unconventional English, 2002, Routledge (UK), ISBN 978-0-415-29189-7
Welding, Peter, and Toby Brown, jt. eds. (1991). Bluesland: Portraits of Twelve Major American Blues Masters, in series, Dutton Book[s]. New York: Penguin Group. 253, [2] p., ill., chiefly with b&w photos. ISBN 0-525-93375-1