Tháng 1 năm 1975 đến tháng 1 năm 1976, Hạ Bảo Long theo học lớp nâng cao khoa giáo dục chính trị tại Học viện Sư phạm Thiên Tân (nay là Đại học Sư phạm Thiên Tân).
Tháng 9 năm 1994 đến tháng 7 năm 1997, ông theo học nghiên cứu sinh tại chức chuyên ngành triết học Marx-Lenin tại Trường Đảng Thành ủy Thiên Tân.[2]
Tháng 8 năm 1969, Hạ Bảo Long tham gia công tác làm giáo viên trung học phụ thuộc Đại học Hà Bắc. Tháng 1 năm 1970 đến tháng 10 năm 1972, ông là giáo viên, Bí thư Chi bộ Đoàn tiểu học Nam Lộ Giải phóng, khu Hà Tây, Thiên Tân. Tháng 10 năm 1972, ở tuổi 20, Hạ Bảo Long chuyển sang hoạt động trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản, là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Khu ủy khu Hà Tây, Thiên Tân. Tháng 11 năm 1973, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 1 năm 1976, sau khi tốt nghiệp, Hạ Bảo Long được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Khu ủy khu Hà Tây, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Khu ủy khu Hà Tây. Tháng 7 năm 1982, ông được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Khu ủy khu Hà Tây. Tháng 11 năm 1983, ông được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Nhai đạo Khu ủy Hà Tây.
Tháng 12 năm 1985, Hạ Bảo Long được bổ nhiệm làm Phó Khu trưởng Chính phủ nhân dân khu Hà Tây, thành viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ nhân dân khu Hà Tây. Tháng 8 năm 1991, ông được bổ nhiệm giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Hà Tây, Phó Khu trưởng Thường trực Chính phủ nhân dân khu Hà Tây, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ nhân dân khu Hà Tây. Tháng 10 năm 1993, Hạ Bảo Long được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Khu ủy Hà Tây, Khu trưởng Chính phủ nhân dân khu Hà Tây, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ nhân dân khu Hà Tây. Tháng 6 năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Khu ủy khu Hà Tây kiêm Khu trưởng Chính phủ nhân dân khu Hà Tây.
Ngày 26 tháng 4 năm 2017, Hạ Bảo Long được miễn nhiệm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang, kế nhiệm ông là Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang Xa Tuấn.[7] Ngày 27 tháng 4 năm 2017, Hạ Bảo Long được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XII nhiệm kỳ 2013 đến năm 2018.[8]
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.