Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây (tiếng Trung: 江西省人民政府省长, bính âm: Jiāng Xī shěng rénmín zhèngfǔ shěng zhǎng, Giang Tây tỉnh Nhân dân Chính phủ Tỉnh trưởng) được bầu cử bởi Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Giang Tây, lãnh đạo bởi thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cán bộ, công chức lãnh đạo, là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây có cấp bậc Bộ trưởng, thường là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân là lãnh đạo thứ hai của tỉnh, đứng sau Bí thư Tỉnh ủy. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây đồng thời là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Giang Tây.
Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây có các tên gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây (1949 - 1955), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Giang Tây (1955 - 1967), Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Giang Tây (1967 - 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Giang Tây (1968 - 1979), và Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây (1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính tỉnh Giang Tây, tức nghĩa Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây hiện nay.
Vào ngày 16 tháng 6 năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây được thành lập và được tổ chức lại thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Giang Tây vào tháng 2 năm 1955. Trong những ngày đầu, từ tháng 2 cho đến tháng 6 năm 1949, Trần Chính Nhân (陳正人. 1907 – 1972)[2] tạm giữ vị trí Tỉnh trưởng Giang Tây, kiêm nhiệm khi chức vụ chính thức của ông là Bí thư Giang Tây. Thời gian đó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Giang Tây, Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Giang Tây là Thiệu Thức Bình (邵式平. 1900 – 1965)[3] giai đoạn (1900 – 1975), làm Thủ trưởng hành chính tỉnh Giang Tây trong 16 năm, từ năm bắt đầu cho đến năm 1965, khi ông mất. Trong những năm ông công tác, dân số của tỉnh Giang Tây gia tăng nhanh chóng. Ông đã huy động 50.000 cán bộ trên toàn tỉnh về nông thôn, kêu gọi nhân dân đi đến những khu cằn cỗi nằm mở ra sản xuất nông nghiệp và thành lập nhiều trang trại khai hoang. Sau đó, ông thành lập Đại học Lao động Cộng sản Chủ nghĩa Giang Tây (nay đổi tên thành Đại học Nông nghiệp Giang Tây), với các cơ sở trên toàn tỉnh nhằm tổ chức đào tạo. Sáng kiến tiên phong này của ông lan rộng ra cả nước.[4] Những biện pháp này đảm bảo nguồn cung lương thực của Giang Tây vào thời điểm đó, không chỉ không có nạn đói mà còn là một tỉnh xuất khẩu lương thực lớn. Vào thời điểm đó, một số lượng lớn người từ các tỉnh xung quanh đã đổ vào Giang Tây, hầu hết được tái định cư và sinh sống tại các trang trạikhai hoang. Đầu thế kỷ XXI, Giang Tây không đạt được tốt độ phát triển kinh tế tốt, là tỉnh nghèo trong những tỉnh cạnh như Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông.
Thủ trưởng trước tiếp theo là Phương Chí Thuần (方志純. 1905 – 1993)[5] giai đoạn (1905 – 1993), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc kiểm soát tỉnh. Tháng 1 năm 1968, cơ quan hành chính được tổ chức lại thành Ủy ban Cách mạng tỉnh Giang Tây, thời kỳ 1968 – 1979, với các Chủ nhiệm Trình Thế Thanh (程世清. 1918 – 2008)[6] giai đoạn (1968 – 1972), Thiếu tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc và Giang Vị Thanh (江渭清. 1910 – 2000)[7] giai đoạn (1972 – 1979). Có thể thấy, trong ba mươi năm đầu từ 1949 đến 1979, Giang Tây chỉ có bốn Thủ trưởng cơ quan hành chính tỉnh.
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.